Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates hôm 4/6 đă cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á.

Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates Ảnh: Reuters
Gần đây, cả Việt Nam và Philippines đă cáo buộc Trung Quốc hành xử gây hấn ở Biển Đông, làm căng thẳng thêm leo thang ở vùng biển vốn luôn có tranh chấp này.
“Tôi e rằng nếu không có quy tắc của đường đi và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này th́ c̣n sẽ có đụng độ”, ông Gates nói tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh cấp cao châu Á.
Khi được hỏi liệu hành động của Trung Quốc có làm xói ṃn “câu thần chú” của Bắc Kinh rằng, Trung Quốc đang theo đuổi “sự gia tăng ḥa b́nh”, ông Gates nói: “Tôi không nghĩ rằng tới mức độ ấy”.
Chỉ một tuần trước đây, Việt Nam đă phản đối Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” luật pháp quốc tế sau khi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp dầu khí một tàu thăm ḍ của Việt Nam lúc tàu này tiến hành khảo sát trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lư của Việt Nam.
Sau đó, Manila đă phản đối Trung Quốc về việc một tàu nước này đă tháo dỡ vật liệu xây dựng ở băi đá ngầm tại Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Philippines cho rằng, thực sự quan ngại khi Bắc Kinh có thể từ bỏ thỏa thuận từ chín năm trước rằng không bắt đầu xây dựng công tŕnh mới ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông.
Trong khi ông Gates bày tỏ quan ngại về các vụ việc liên tục xảy ra gần đây, th́ b́nh luận của ông dường như đă “dịu” hơn so với cách tiếp cận đầy cứng rắn trong năm ngoái của chính phủ Mỹ. Tại hội nghị tương tự vào năm 2010, ông Gates đă kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă khiến Bắc Kinh nổi giận khi trong một chuyến thăm Việt Nam đă tuyên bố, Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông.
Tuyên bố cứng rắn của Mỹ năm ngoái là một phần phản ứng lời kêu gọi của các quốc gia Đông Nam Á về vai tṛ mạnh mẽ hơn của Mỹ trong khu vực để cân bằng với Trung Quốc. Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington sau đó lại làm dấy lên lo lắng rằng, một cường quốc hải quân hiện thời và một Trung Quốc đang trỗi dậy có thể đi vào một cuộc xung đột ở nước láng giềng của họ.
Hôm thứ Sáu, ông Najib Razak, Thủ tướng Malaysia, cũng nhấn mạnh sự quan ngại về t́nh h́nh căng thẳng ở Biển Đông khi kêu gọi một trật tự an ninh mà không ép buộc các nước trong khu vực phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục cam kết theo đuổi con đường “gia tăng ḥa b́nh”. Học thuyết này bao gồm việc đảm bảo rằng sự gia tăng kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa nào với các nước khác, và rằng Bắc Kinh sẽ không t́m kiếm vai tṛ bá quyền.
Ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc và là đại biểu cấp cao nhất mà Bắc Kinh cử tới Đối thoại Shangri-La sẽ nhắc lại thông điệp trên khi ông phát biểu ở diễn đàn vào hôm nay (5/6).
Thái độ “dịu hơn” của Washington với Trung Quốc xuất hiện khi hai nước t́m kiếm các cuộc đối thoại quân sự sâu sắc hơn. Hôm thứ Sáu, các đại biểu Mỹ và Trung Quốc đă tiến hành hội đàm song phương mà hai bên mô tả là “khá thân mật”. Tháng trước, ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đă có chuyến công du kéo dài một tuần lễ tới Mỹ.
Ông Gates, người đang thực hiện chuyến thăm châu Á cuối cùng trước khi rời nhiệm sở vào cuối tháng này, nói tại diễn đàn an ninh cấp cao rằng, Mỹ sẽ vẫn duy tŕ “cam kết quân sự mạnh mẽ” và tăng cường các cuộc thăm cảng, các thỏa thuận hải quân trong khu vực. Ông cũng bác bỏ những quan ngại về áp lực ngân sách với Lầu Năm Góc khi Mỹ đối mặt với t́nh trạng thâm hụt tài chính trong khi ngân sách quân sự Trung Quốc lại tăng không ngừng nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực sẽ giảm sút.
Ông khẳng định: “Tôi đặt cược 100 USD rằng, năm năm kể từ bây giờ ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này là mạnh nếu không phải là mạnh hơn như ngày nay”.
Thái An (Theo FT)