Trung Quốc phải phản ứng lại trước sự khiêu khích của Việt Nam
Những tranh chấp đang xảy ra ở biển Nam Hải hầu hết là do từ phía Việt Nam gây nên. Sự thách đố lớn lao nhất đối với sự khẳng định của Trung Quốc -- nhằm cho một giải pháp ôn hoà -- cũng có thể đặt ngay trước ngưỡng cửa của Việt Nam.
Tùy thuộc vào t́nh huống sẽ xảy ra như thế nào, nhưng Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai kế hoạch: thương thảo với Việt Nam cho một giải pháp hoà b́nh, hay đáp ứng lại sự khiêu khích của Việt Nam trên hai mặt trận kinh tế, chính trị và ngay cả phản công bằng quân sự. Chúng ta phải nói rơ ràng về cái khả năng của giải pháp thứ nh́, để Việt Nam biết và tiếp tục hành xử đúng mức về vấn đề tranh chấp ở biển Nam Hải.
Việt Nam đă và đang có những hành động nguy hiểm ở vùng biển Nam Hải trong thời gian trước đây. Việt Nam đă chiếm 29 quần đảo của Trung Quốc. Việt Nam đă thu được nhiều lợi ích nhất qua việc khai thác dầu và khí thiên nhiên trong ḷng biển. Việt Nam cũng là nước hung hăng nhất khi cư xử với Trung Quốc.
Việt Nam là nước có chủ trương chính trong việc gọi mời Hoa Kỳ vào biển Nam Hải như là một “sự cân bằng.” Nhà nước Việt Nam cũng đang tán thành cho cảm tính quốc gia đang trỗi lên giữa người dân họ. Hà Nội đang tự làm một tấm gương xấu ở vùng Đông Nam Á châu.
Việt Nam bị rơi vào cái bẫy của một niềm tin không thật là miễn Hoa Kỳ làm cân bằng vấn đề biển Nam Hải, th́ Việt Nam có thể thách đố công khai tính chủ quyền của Trung Quốc, và rồi bỏ đi với những phần lời lớn lao.
Trong những lần xung đột quân sự trước đây giữa hai nước, Trung Quốc đă rất cố gắng để bày tỏ sự tự chế. Nhưng điều đó tuồng như chỉ làm cho Việt Nam phiêu lưu, mạo hiểm hơn. Sự diễn dịch của Việt Nam đối với chính sách hoà b́nh của Trung Quốc tuồng như là bất luận Việt Nam làm ǵ đi nữa, th́ Trung Quốc sẽ tự chế không dùng vũ lực.
Quan hệ bốn tốt? Nguồn h́nh: Onthenet
Kể từ lúc có cuộc xung đột quân sự giới hạn với Trung Quốc về biển Nam Hải năm 1988, Việt Nam ngày cành hung hăng cướp đoạt những quần đảo trong vùng biển này như của ḿnh, họ không cần biết đến chính sách truyền thống “gạt những xung đột qua một bên và cùng hợp tác phát triển” của Trung Quốc là ǵ. Việt Nam đang đẩy phẩm giá và quyền lợi quốc gia của Trung Quốc đến chỗ tận cùng.
Trung Quốc đă phải gởi một thông điệp rơ ràng là Trung Quốc sẽ có bất cứ thái độ nào thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của ḿnh ở biển Nam Hải. Nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích Trung Quốc trong vùng này, th́ Trung Quốc trước hết sẽ giải quyết vấn đề với lực lượng cảnh sát biển, và nếu thấy cần thiết, sẽ phản công lại với lực lượng hải quân.
Trung Quốc nên tuyên bố rơ ràng là nếu Trung Quốc một khi quyết định đánh trả lại Việt Nam, Trung Quốc cũng sẽ lấy lại những quần đảo đă bị Việt Nam chiếm đóng trước đây. Nếu Việt Nam muốn bắt đầu một cuộc chiến, Trung Quốc có thừa tự tin sẽ tàn phá chiến hạm xâm lăng của Việt Nam, bất chấp những sự phản đối có thể có của cộng đồng quốc tế.
Hoa Kỳ có thể đưa vào vùng biển Nam Hải này một điều ǵ đó mơ hồ, không chắc chắn nào đó. Trung Quốc sẽ giải quyết chuyện này một cách cẩn thận, và có lẽ là sẽ không có sự đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ.
Sự trổi dậy của Trung Quốc đến với cái giá phải trả là những nguy hiểm mang tính chiến lược ngày càng gia tăng từ phía nam. Trung Quốc sẽ tiếp tục sự cam kết của ḿnh đối với hoà b́nh và phát triển, nhưng Trung Quốc phải sẵn sàng để đối diện với sự chạm trán và sự thử thách cuối cùng. Sự khiêu khích từ Việt Nam có thể trở thành một cuộc đá thử vàng.
© DCVOnline
Toàn cầu Thời báo Trung Quốc – DCVOnline lược dịch