Tranh chấp Trung Quốc và Việt Nam về Trường Sa: bài học cho Ấn Độ
Báo mạng Eurasia Review đăng bài China-Vietnam Row On Spratlys In South China Sea: Lession For India của tác giả D. S. Rajan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chennai (Ấn Độ) về Trung Quốc, phân tích về các hành động của Trung Quốc ở Trường Sa, từ đó rút ra các bài học cho Ấn Độ trong đối phó với Trung Quốc.
Tranh chấp chủ quyền về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam đang leo thang từng ngày. Bắc Kinh tuyên bố toàn bộ vùng biển rộng lớn trải dài từ đảo Hải Nam theo quan điểm lịch sử là của Trung Quốc, trong khi Hà Nội cho rằng hai quần đảo đó thuộc về Việt Nam từ thế kỉ thứ 17. Trung Quốc đang chiếm giữ 9 đảo ở Trường Sa, Việt Nam có 29. Các nước khác trong khu vực cũng tham gia tranh chấp - Philippines nói 2 quần đảo đó là lănh thổ dựa trên cơ sở địa lư, Malaysia và Bruney cho rằng đó là đặc khu kinh tế của họ theo Công ước của LHQ về luật biển.
Với các bên liên quan, tầm quan trọng chiến lược trong khu vực Biển Đông gia tăng khi người ta ước tính ở đây có một trữ lượng lớn dầu thô và khí đốt. Vùng biển này c̣n là tuyến giao thông hàng hải quan trọng.
Các nhà phân tích Trung Quốc cũng hiểu rằng, để bảo vệ lợi ích chiến lược tại Biển Đông, Trung Quốc phải giải quyết 2 nhân tố “bất lợi”. Thứ nhất, Trung Quốc chỉ kiểm soát được số ít đảo và thiếu đường ra biển và hai là, nước này không có lực lượng hải quân hiện đại để bảo vệ lợi ích biển của ḿnh. Theo họ, Trung Quốc đang ở trong giai đoạn chuyển ḿnh “từ cường quốc lục địa sang cường quốc biển” và để thực hiện được điều đó th́ phải có thời gian. Trong lúc này, Biển Đông có thể tiếp tục được xem là điểm sáng khu vực.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại xung đột với Việt Nam tại thời điểm này? Đơn giản là, Bắc Kinh tận dụng xung đột để lên tiếng đ̣i chủ quyền Trường Sa. Hiểu rộng hơn th́ việc Trung Quốc tái khẳng định trong bối cảnh hiện nay có liên quan chặt chẽ đến khái niệm “lợi ích cốt lơi” của Trung Quốc, thứ mà không thể thỏa hiệp và họ c̣n cho phép sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề chủ quyền, kể cả ở biển Đông. Trên thực tế, khái niệm này đă bỏ qua mọi nguyên tắc ngoại giao của Trung Quốc vốn chi phối các vấn đề lănh thổ.
Vậy bài học nào được rút ra cho Ấn Độ từ cuộc xung đột mới nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam?
Thứ nhất, Ấn Độ nên sớm nhận ra rằng khái niệm “lợi ích cốt lơi” mà Trung Quốc dùng đối với Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng đến đối sách của Bắc Kinh trong vấn đề biên giới Trung - Ấn (dù hiện tại chưa nằm trong danh mục “lợi ích cốt lơi” của Trung Quốc).
Thứ hai, Ấn Độ nên chú ư tới mâu thuẫn giữa tuyên bố “không sử dụng vũ lực” trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và những hành động trên thực tế của Trung Quốc đối với tàu bè Việt Nam cùng cuộc tập trận hải quân của họ nhằm cảnh báo Việt Nam. Liệu Trung Quốc với thuyết đối thoại ḥa b́nh trong giải quyết vấn đề biên giới Trung - Ấn, thực tế có tự cho ḿnh sử dụng các hành động tấn công hạn chế chống lại Ấn Độ tại bất cứ thời điểm nào từ nay trở đi không? New Delhi nên cân nhắc kĩ, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc “thâm nhập của Trung Quốc” qua biên giới Ấn Độ diễn ra một cách thường xuyên.
Thứ ba, Trung Quốc từng áp dụng công thức “ngoại giao” “gác lại xung đột và cùng khai thác” trong lập luận của họ về vấn đề lănh thổ với Việt Nam. Lập trường này có thể trở nên cứng rắn một khi Trung Quốc trở thành cường quốc biển và sẽ không c̣n chỗ cho “gác lại”. Với Ấn Độ cũng vậy, Trung Quốc đang muốn “gác lại” vấn đề biên giới “nan giải” để cải thiện quan hệ trên các lĩnh vực khác. Liệu Trung Quốc có trở nên quyết đoán trong vấn đề lănh thổ với Ấn Độ một khi chương tŕnh hiện hóa quốc pḥng của họ kết thúc, theo kế hoạch vào khoảng giữa thế kỷ này? Ấn Độ cũng nên cân nhắc kĩ vấn đề này.
Điểm tiếp theo, nhân tố Mỹ xuất hiện đă làm Trung Quốc khó chịu trong việc xử lư vấn đề biển đảo với Việt Nam. Có sự song hành tương tự trong trường hợp của Ấn Độ cùng mối nghi ngờ của Trung Quốc về sự cấu kết giữa Washington - New Delhi trong chiến lược “bao vây” chống Trung Quốc. New Delhi nên v́ thế xử lư khôn ngoan mối quan hệ tay ba Mỹ - Trung - Ấn.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, New Delhi nên quan tâm tới mục đích của Trung Quốc muốn trở thành “cường quốc biển” trong bối cảnh hiện nay ở Ấn Độ Dương, khu vực có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với Ấn Độ.
Tiến Minh (gt) (Theo Eurasia Review ngày 24/6)
nghiencuubiendong.vn
|