Trung Quốc, Việt Nam trong một cuộc chiến bằng mồm - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-14-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Trung Quốc, Việt Nam trong một cuộc chiến bằng mồm

Điều đáng phàn nàn trong bài báo sau đây, là kư giả M Goonan (một tên giả) đă thiếu chính xác một cách tế nhị, như có ư bóp méo thông tin (disinformation) khi viết rằng “Biển Đông là tên gọi chính thức mà Việt Nam dùng để chỉ Biển Nam Trung Hoa, nơi mà tàu Trung Quốc và Việt Nam đă có những vụ đụng độ trong vùng biển tranh chấp [BVN in đậm]. Thật ra, hai vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Việt Nam nằm hẳn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của Việt Nam.

Để minh họa cuộc chiến bằng mồm (the war of words), M Goonan chỉ đưa VietnamNet ra làm trường hợp điển h́nh mà không nêu ra những trường hợp báo đài Trung Quốc từng đưa ra những lời đe dọa dùng vũ lực với Việt Nam. (Mời đọc thêm trên Bauxite Việt Nam: “Tin về Việt Nam trên đài truyền h́nh Trung Quốc: Việt Nam khiêu khích Trung Quốc?” Kư giả M Goonan hiện đang ở Hà Nội, chúng tôi hi vọng ông hay bà sẽ điều chỉnh cách đưa tin của ḿnh.

Bauxite Việt Nam

HÀ NỘI - Cuộc tranh căi chủ quyền trên Biển Đông đă giành tít lớn trên báo chí toàn cầu trong những tháng qua. Tại Việt Nam (VN), các bài viết về cuộc xung đột này trên báo chí do nhà nước quản lư đă nói theo lập trường dân tộc chủ nghĩa của đảng cộng sản đang cầm quyền, nhưng vẫn không theo một chiều hướng rơ ràng như đă diễn ra với các vấn đề tranh chấp trước đây liên quan tới Trung Quốc (TQ).

VietnamNet, một cơ quan đưa tin trực tuyến tại Việt Nam, cho đăng một bài báo vào tuần trước với cái tít khá vụng về: “Mạng xă hội Việt Nam ‘rực đỏ’ v́ Biển Đông’”. Biển Đông là tên gọi chính thức mà Việt Nam dùng để chỉ Biển Nam Trung Hoa, nơi mà tàu TQ và VN đă có những vụ đụng độ trong vùng biển tranh chấp.

Mạng xă hội mà tờ báo mạng nhà nước [VietnamNet] nói đến là Facebook, một website mà chính phủ VN muốn chặn đứng nhưng giả vờ như không. Bài báo ghi nhận hằng trăm ngàn người Việt Nam đă gia nhập các nhóm yêu nước trên mạng để chống lại hành vi quyết đoán của TQ trên Biển Đông.

“Ngoài những chủ đề liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa, các chủ đề về tinh thần yêu nước, bài học chiến đấu của cha ông cũng được đưa ra bàn luận sôi nổi”, bài báo viết. “Vấn đề căng thẳng ở Biển Đông đă trở thành mối quan tâm chung của cả dân tộc. Cư dân mạng xưa nay ‘có tiếng’ là chỉ quan tâm đến các vấn đề vui chơi giải trí, nay lại thực sự nghiêm túc với các vấn đề chính trị [trích nguyên văn]”.

Giữa khi nói về các h́nh đại diện (avatars) biểu lộ ḷng yêu nước và các kiến nghị trên mạng, bài báo trong một cách nào đó đă quên ghi nhận sự kiện Facebook là một trong những khí cụ chính để kêu gọi xuống đường biểu t́nh chống TQ trong năm buổi sáng Chủ nhật vừa qua. Bài báo cũng quên nhắc đến những lệnh của chính phủ cấm bàn chuyện chính trị trên Internet.

Vào cuối năm 2008, một lệnh chính thức được phê chuẩn nhằm giới hạn việc chuyện tṛ trên nhật kư mạng vào các vấn đề cá nhân nhưng hoàn toàn cấm bàn chuyện chính trị. Cho đến nay, các cuộc biểu t́nh tại thủ đô Hà Nội vẫn không được nhắc đến trên báo chí trong nước.

“Theo tôi nghĩ, chính phủ Việt Nam trên đại thể không có một chiến lược vững chắc để chỉ đạo báo chí đăng tin về vấn đề này, bằng chứng là các bài báo đă thiếu tính nhất quán”, đó là phát biểu của Geoffrey Cain, một học giả Fulbright hiện làm việc tại TP Hồ Chí Minh, đang nghiên cứu về ngành truyền thông VN.

Tính thiếu nhất quán này bao gồm cuộc tấn công khá lạ lùng vào các phương tiện truyền thông TQ và các tuyên bố chủ quyền trước sau như một của VN trên các vùng biển tranh chấp. Tuy vậy, giọng điệu hằn học nhắm vào các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông mà người ta thường thấy trên báo chí TQ, bằng cả tiếng Hoa lẫn tiếng Anh, cho đến nay vẫn rơ ràng thiếu vắng trên báo chí VN.

Carl Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam tại Học viện Quốc pḥng Úc, nói: “Biểu hiện một chút ḷng yêu nước và một chút tinh thần dân tộc th́ được chính phủ cho phép, nhưng những tuyên bố tiêu cực nhắm thẳng vào TQ th́ không”.

Trong những năm qua, nhà cầm quyền đă bắt giữ và tuyên án tù một số blogger trong nước dám đăng những tài liệu bị cho là chỉ trích TQ. Một blogger, ông Nguyễn Văn Hải, lănh án hai năm rưỡi tù giam sau khi kêu gọi biểu t́nh trên blog Điếu Cày của ông chống lại cuộc rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh khi cuộc rước này được lên kế hoạch đi qua thành phố Hồ Chí Minh.

Bản chất của những cuộc chống đối và lời b́nh luận ấy khác với bây giờ v́ chúng đả kích chính phủ VN khi cho rằng chính phủ này đă khấu đầu trước TQ trên các vấn đề tranh chấp lănh thổ. Thật ra, các nhà hoạt động dân chủ đôi khi cũng sử dụng những lời kêu gọi tinh thần dân tộc, bao gồm cả lập trường bị cho là thiếu quyết đoán của chính phủ trong các tuyên bố chủ quyền khi đối diện với TQ, để thúc đẩy nghị tŕnh dân chủ của họ.

Sự kiện này vẫn chưa thấy xuất hiện trong các cuộc biểu t́nh chống TQ hiện nay, mặc dù hẳn nhiên là chính phủ đang mở to mắt cảnh giác để đảm bảo rằng các cuộc biểu t́nh không quay qua phản đối cách điều hành đất nước. Tất nhiên, việc này chắc chắn không diễn ra trên báo chí được nhà nước kiểm soát chặt chẽ nhưng có thể diễn ra trên các blogs hoặc Facebook.

Tuy nhiên, đường lối của chính phủ liên quan việc cho phép biểu lộ những t́nh cảm chống TQ đă rơ ràng được nới lỏng v́ những căng thẳng ngày càng gia tăng với TQ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă xuất hiện với lời công bố về cuộc thao diễn bắn đạn thật trong một khu vực biển Đông nằm trong khu đặc quyền kinh tế Việt Nam và một luật mới về động viên sẽ bắt đầu hiệu lực vào tháng Tám.

Ông Thayer cho rằng nói chung “các diễn biến t́nh h́nh nghiêm trọng liên quan đến TQ và Biển Nam Trung Hoa không được tường thuật” trên các báo chí trong nước, nhưng ông vạch ra nhiều tờ báo Việt Nam cho đăng các bài viết về t́nh cảnh khốn khổ của ngư dân Việt bị tàu TQ sách nhiễu hoặc giam giữ. Một số bài viết khác được cho phép xuất bản là những bài “chứng minh các liên hệ lịch sử của Việt Nam đối với các đảo và mỏm đá trong Biển Nam Trung Hoa”, ông Thayer nói.

Học giả Cain cho rằng nhiều bộ ngành khác nhau trong chính phủ có thể có những chương tŕnh nghị sự cạnh tranh nhau, liên quan đến các bài đăng trên báo. “Trong cuộc tranh chấp Biển Đông chẳng hạn, nhiều kư giả cho tôi biết rằng các lực lượng hải quân Việt Nam ủng hộ việc xuất bản một số bài viết nhất định với lợi ích làm cho họ trở thành những anh hùng dũng cảm chống TQ, trong khi Bộ Công an [mật vụ] không muốn thấy có những bài báo như thế v́ chúng kích động bất ổn xă hội và các cuộc biểu t́nh”.

Sự thiếu thông tin đă làm cho những tin đồn thổi lan ra quá mức. Một giả thuyết phổ biến là những cuộc biểu t́nh chống TQ là thực sự do chính phủ tổ chức, chứ không phải chỉ được chấp nhận. Những tin đồn này đă được loan truyền bất chấp sự kiện công an rơ ràng đă cố gắng giải tán cuộc biểu t́nh chống TQ gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội, nhà cầm quyền thường lệ đặt rào cản không cho người biểu t́nh xâm nhập vào con đường trước Sứ quán Trung Quốc, mặc dù họ cho phép người biểu t́nh tuần hành trong thành phố gây cản trở lưu thông trong vài tiếng đồng vào năm buổi sáng Chủ nhật liên tiếp. Biểu t́nh phản đối nơi công cộng là chuyện hiếm thấy tại Việt Nam dưới chế độ độc tài, nhất là những cuộc biểu t́nh chính trị công khai không liên quan đến đời sống hằng ngày hay an sinh của dân chúng. Lần trước, vào năm 2007, tiếp theo những cuộc biểu t́nh chống TQ là những cuộc bắt bớ.

Một số người tin rằng t́nh h́nh có thể lắng dịu trước khi bùng lên lại. Nhận thấy rằng những căng thẳng tiếp diễn hiện nay là không hoàn toàn có lợi, Hà Nội và Bắc Kinh vừa mới soạn một thông cáo báo chí chung trong đó có phần nhấn mạnh “nhu cầu hướng dẫn dư luận dân chúng theo đường lối đúng đắn, tránh những lời nói và việc làm có phương hại đến t́nh hữu nghị và sự tin tưởng lẫn nhau của nhân dân hai nước”.

Bản tuyên bố chung cũng ghi nhận t́nh hữu nghị giữa hai nước và nhu cầu ḥa b́nh, ổn định và phát triển trong khu vực. Ông Thayer cho rằng thậm chí với bản tuyên bố chung, t́nh h́nh vẫn c̣n “rất tế nhị” và rằng tôn trọng những ư định của nó sẽ không dễ dàng. “Bất cứ một sự vi phạm nào rất có thể sẽ được phóng lớn”, ông nói.

Như vậy, những cuộc chiến tranh bằng mồm giữa hai nền báo chí do nhà nước kiểm soát có thể c̣n sách động những cuộc tấn công mới. Có những tin tức liên quan đến các cuộc tấn công mạng khi căng thẳng lần đầu tiên bắt đầu sôi sục, bao gồm một cuộc tấn công do tin tặc nhắm vào VietnamNet diễn ra vào năm ngoái. Mặc dù một số nhà quan sát tự hỏi phải chăng trang mạng này chỉ là một mục tiêu đánh phá của những người có chủ trương cứng rắn trong chế độ, nhưng nguồn tin thân cận của tờ báo cho rằng những cuộc tấn công này có thể đă đến từ “bên ngoài Việt Nam” – nghĩa là, từ Trung Quốc.

M Goonan, một tên giả, là một kư giả đưa tin tự do hiện ở tại Việt Nam.

Trần Ngọc Cư dịch

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	193
Size:	10.1 KB
ID:	300920
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05910 seconds with 12 queries