Hơn 10 năm qua, cái xóm nhỏ gần cầu Rạch Ông lần lượt đón nhiều nghệ sĩ đến đây trú ngụ.
Có nghệ sĩ đă giải nghệ, có người cũng đang lúc đương thời, có người là nghệ sĩ cải lương, cũng có người là nghệ sĩ tấu hài… người này giới thiệu người kia riết rồi cái xóm nghệ sĩ nhỏ ấy ra đời.
Từ xóm nghệ sĩ…
Người đầu tiên chúng tôi gặp tại xóm nghệ sĩ không phải người sống đời nghệ thuật mà chính là bà chủ trọ của các nghệ sĩ. Chị Tư Mịn, tên bà chủ trọ, khi nghe chúng tôi hỏi thăm về anh em nghệ sĩ th́ như "bắt đúng tần số", kể liền một hơi. Th́ ra, vợ chồng chị Tư Mịn vốn là "thổ địa" xứ này, đất đai do ông bà để lại nên rộng lắm.
Vào những năm 1990, xóm này c̣n vắng vẻ, hoang vu lắm. Đất của vợ chồng chị cỏ lau mọc đầy, căn nhà để ở chỉ là căn nhà lá. Có mấy người xa xứ đến hỏi vợ chồng chị thuê ít đất để cất nhà ở trọ, vậy là những căn pḥng trọ tường tranh vách lá cũng ra đời từ đó.
"Lúc đó chúng tôi tính 200.000 đ/pḥng trọ. Năm 1998, có một người đến trọ nhà tôi khá đặc biệt, anh này là nghệ sĩ chơi cổ nhạc cho các đoàn cải lương (cố nghệ sĩ Hoàng Mai-PV). Thấy chỗ tôi ở rẻ, lại ở chỉ có một ḿnh nên ảnh buồn bèn rủ anh em cùng nghề về ở cùng. Vậy là vài tháng lại có thêm người mới, cũng là những nghệ sĩ cả. Thấy anh em nghệ sĩ ăn ở đàng hoàng lại thêm phần vui vẻ mà vợ chồng tui cũng đặc biệt mến mộ nên chúng tôi ưu tiên cho nghệ sĩ thuê trọ", chị Tư Mịn nhớ lại.
Vậy là chẳng mấy chốc, cái xóm nhỏ đ́u hiu, vắng vẻ xa trung tâm thành phố đầy ắp nghệ sĩ. Từ những nghệ sĩ lăo làng như Minh Trí, Vương Tuấn, Điền Thanh, Vũ Quang, Thanh Hồng, soạn giả Hải Bằng... đến những nghệ sĩ trẻ như Chung Tử Long, bé Nguyễn Huy, bé Bảo Na... đều tề tựu về xóm nhỏ này. Cách đây 5 tháng, nghệ sĩ Tài Bửu Bửu cũng vừa mua nhà dọn đến đây ở.
Lúc chúng tôi và chị Tư đương ngồi tṛ chuyện th́ nghệ sĩ Vương Tuấn về tới. Chị Tư Mịn nhanh miệng giới thiệu liền. Chúng tôi và nghệ sĩ Vương Tuấn nhanh chóng đi đến chỗ tâm t́nh bởi anh em có chỗ đồng hương, lại cùng là chỗ thân quen với nghệ sĩ Vũ Minh Vương (Vương Tuấn là bậc đàn anh, từng có thời hướng dẫn Vũ Minh Vương). Nghệ sĩ Vương Tuấn là người thứ ba về xóm này, sau cố nghệ sĩ Hoàng Mai và nghệ sĩ Minh Trí.
Rít một hơi thuốc dài, nghệ sĩ Vương Tuấn tâm t́nh: "Sau khi rời đoàn cải lương Tiền Giang 1, tôi tham gia nhiều đoàn cải lương tư nhân và lưu diễn tận miền Trung, cưới vợ miền Trung luôn. Gần 10 năm lưu diễn tứ xứ qua nhiều đoàn, nhiều tỉnh, tôi quay về Sài G̣n, giải nghệ chuyển sang buôn bán nhưng chẳng ăn thua ǵ. Thấy tôi lận đận, Minh Trí rủ tôi về đây sống để làm nghệ thuật lại. Anh Trí nói anh em nghệ sĩ ḿnh khó sống bằng nghề khác lắm, thôi về đây anh em đùm bọc mà sống. Vậy là năm 1999 tôi về đây, thuê nhà chị Tư Mịn ở đến nay luôn".
Khoảng thời gian Vương Tuấn lận đận mưu sinh cũng là thời điểm rất nhiều đoàn cải lương tư nhân tan ră. Anh em nghệ sĩ cứ lần lượt tụ về đây. Bởi nói như nghệ sĩ Vương Tuấn, ở đây vợ chồng chị Tư Mịn mến mộ anh em nghệ sĩ, thêm nữa mảnh đất này cũng lành, ai về đây sống cũng khấm khá hơn. Từ buôn bán vặt, Vương Tuấn chuyển sang cho thuê dàn nhạc, tích tụ vốn dần dần. Nay tuy anh vẫn c̣n ở trọ tại xóm nhỏ này, chưa mua được nhà riêng như Minh Trí hay gia đ́nh bé Nguyễn Huy, nhưng cuộc sống gia đ́nh anhkhông c̣n bấp bênh, cơ cực như trước.
"Hồi trước, anh em nghệ sĩ phải có người rủ th́ mới biết mà tới đây. Ví như Hoàng Mai rủ Minh Trí, Minh Trí rủ tôi, tôi lại rủ Nhân nhạc công, cứ người này rủ chuyền người kia mà đông dần. Bây giờ 20 pḥng trọ của chị Tư Mịn th́ hết 18 pḥng là nghệ sĩ thuê. Bà chủ trọ Tư Mịn lại ưu ái dành nguyên khoảng sân rộng để anh em nghệ sĩ tổ chức giỗ tổ ŕnh rang hàng năm. Từ khi danh xưng "xóm nghệ sĩ" do bà con đặt lan truyền khắp TPHCM th́ anh em nghệ sĩ tứ xứ lại t́m đến đây sinh hoạt, tṛ chuyện nghề, gặp nhau cà phê cà pháo. Ai thấy hợp th́ thuê nhà ở luôn. Bởi vậy xóm nghệ sĩ càng ngày càng đông anh em", nghệ sĩ Vương Tuấn giải thích thêm.
Từ trái qua: Nghệ sĩ Minh Trí, Vương Tuấn, Tài Bửu Bửu, Điền Thanh và soạn giả Hải bằng. Ảnh: Đ.B

Dăy pḥng trọ và khoảng sân rộng vợ chồng Tư Mịn ưu ái dành cho nghệ sĩ.
Đến "hẻm Minh Phụng", cà phê... nghệ sĩ...
Ngoài những lư do nghệ sĩ Vương Tuấn kể về sự đông vui náo nhiệt của xóm nghệ sĩ c̣n có một lư do khác phụ họa thêm vào, đó là cố nghệ sĩ Minh Phụng. Căn nhà của danh ca cải lương nổi tiếng này ở hẻm 791 Trần Xuân Soạn, cách xóm nghệ sĩ không xa. Cư dân quận 7 vốn yêu mến nghệ thuật cải lương, bởi vậy sự hiện diện của vợ chồng danh ca Minh Phụng - Kiều Tiên và cô con gái Y Phụng cùng nghệ sĩ Tài Bửu Bửu (em Kiều Tiên) là điều khá đặc biệt. V́ thế, con hẻm dù có tên số đàng hoàng cũng bị biến thành "hẻm Minh Phụng".
Đến thời điểm này, dù nghệ sĩ Minh Phụng đă về với cát bụi, gia đ́nh nghệ sĩ Kiều Tiên cũng dọn về quận 1 nhưng "hẻm Minh Phụng" vẫn c̣n đó. Có thể nói, di sản mà cố nghệ sĩ Minh Phụng để lại trong ḷng người hâm mộ nghệ thuật cải lương, ngoài những vở tuồng ông tham gia, ngoài giọng hát bất hủ được ghi nhận chính thức, th́ "hẻm Minh Phụng" là sự ghi nhận phi chính thức nhưng đậm nét yêu thương của người mến mộ.
"Đến xóm nghệ sĩ mà không la cà với anh em nghệ sĩ ở quán cà phê... nghệ sĩ là chưa đủ đâu", nghệ sĩ Vương Tuấn nói. Vậy là sáng hôm sau, chúng tôi lọ mọ thật sớm từ quận 9 đến "cà phê nghệ sĩ". Thật ra, đây là quán cà phê rất b́nh thường có tên là cà phê Tâm Phúc, đặt theo tên gọi ông bà chủ quán. Nhưng từ khi mở cửa đến nay, anh em nghệ sĩ dù sống ở đây hay sống ở nơi khác cũng chọn quán này làm "tổng hành dinh" buôn chuyện nên cái tên "cà phê nghệ sĩ" thường được gọi hơn là cà phê Tâm Phúc. Đến quán, chúng tôi đă thấy nghệ sĩ hài Phi Bảo chiếm một bàn. Bàn bên cạnh là các "lăo tướng" Điền Thanh, Tài Bửu Bửu, Minh Trí, soạn giả Hải Bằng. Tôi và Vương Tuấn cùng nối bàn ngồi cùng các "lăo tướng", chưa kịp ngồi th́ thấy nghệ sĩ hài Tam Thanh sà vào cặp kè cùng Phi Bảo. Nhóm hài này từng chọc thiên hạ cười vỡ bụng với vở tuồng hài "Tam sao thất bổn".
Chúng tôi cùng hàn huyên đủ thứ chuyện, từ cuộc sống cho đến công ăn việc làm. Soạn giả Hải Bằng đă mua nhà mở công ty giải trí, chuyên nhận sô của các đài truyền h́nh tỉnh rồi giới thiệu anh em nghệ sĩ trẻ tham gia. Nghệ sĩ Tài Bửu Bửu th́ làm bầu sô các chương tŕnh giải trí... Mỗi người một việc điều liên quan đến nghệ thuật cả. Các nghệ sĩ bàn tán công việc khiến quán sôi động lên hẳn. Nghệ sĩ Minh Trí bảo tôi: "Nếu có thời gian rỗi anh ngồi đây cả ngày sẽ thấy, cứ hết lượt này đến lượt khác khách đến đây toàn nghệ sĩ cả. Công việc của nghệ sĩ th́ đặc thù rất rảnh rỗi vào ban ngày anh em thích tụ tập tại đây. Không chỉ anh em ở xóm nghệ sĩ mà ở khắp thành phố đều đến đây gặp gỡ, bàn chuyện".
Đến xóm nghệ sĩ phải đi ṿng vo qua rất nhiều cầu.
Tôi hỏi nghệ sĩ Minh Trí chuyện an cư-lạc nghiệp của anh chị em trong xóm nghệ sĩ. Anh cho biết, cả xóm có khoảng 50 hộ gia đ́nh nghệ sĩ đang trú ngụ nhưng chỉ có chừng 5-6 hộ là mua được nhà, c̣n lại là thuê cả. "Hồi xưa tôi cũng nhờ tiền bán đất ở dưới quê được hơn 35 triệu đồng mới mua được miếng đất nhỏ nhỏ rồi cất nhà, chứ anh em chỉ làm đủ sống sao mua nổi", Minh Trí giải thích. Miếng đất nhỏ của nghệ sĩ Minh Trí, tính luôn nhà nay đă ngoài 1 tỷ đồng. Ngôi nhà nghệ sĩ Tài Bửu Bửu vừa tậu được vài tháng cũng hơn 800 triệu đồng. "Khát khao có được căn nhà của riêng ḿnh là khát khao lớn nhất của tôi đó. Nhưng cuộc sống hiện nay, thật khó mà vươn tới được", nghệ sĩ Vương Tuấn chia sẻ.
Nghệ sĩ Vương Tuấn bên những bức h́nh thời lưu diễn.

Nghệ sĩ hài Tam Thanh và Phi Bảo tại quán cà phê nghệ sĩ.

Ngôi nhà cũ của cố nghệ sĩ Minh Phụng.
Xóm nghệ sĩ với những cư dân đặc biệt mà đa phần vẫn đang thuê trọ, bươn chải lao động theo cách riêng ngày qua ngày vẫn âm thầm một sức sống nghệ thuật mănh liệt. Con trai, con gái Vương Tuấn cũng nối nghiệp cha với nghề đàn hát, con gái Minh Trí cũng tham gia các sô diễn... Dường như khó khăn trong cuộc sống không dập tắt được ḍng máu nghệ thuật đang chảy tràn trong từng gia đ́nh nghệ sĩ, trong cả xóm nghệ sĩ. Chúng tôi chia tay anh chị em nghệ sĩ ra về, mang theo lời mời chân t́nh, tha thiết: "Nhớ đến sân nhà Tư Mịn dự buổi giỗ tổ vào tháng 8 âm lịch, sắp tới rồi nghen, nhớ đó, nhớ đó...".
Để đến được cái xóm nhỏ đặc biệt này, từ quận 1 chúng tôi vượt cầu Ông Lănh đâm thẳng qua quận 4, theo đường Khánh Hội vượt thêm cầu Ông Đội để băng qua quận 7. Con đường Trần Xuân Soạn nằm men theo kênh Tẻ, dưới chân cầu Ông Đội nên chúng tôi phải t́m hẻm nhỏ để đến được đường này. Quận 7 c̣n đang trong quá tŕnh xây dựng nên đường xá cũng lung tung lắm, nh́n từ xa thấy toàn nhà cao tầng nhưng đến gần th́ xóm nhỏ với những ngôi nhà bé xíu cũng chằng chịt bao quanh các ṭa nhà chọc trời. Ṿng vèo hơn 15 phút, chúng tôi cũng đến được đường Trần Xuân Soạn, hỏi thăm một anh xe ôm th́ anh chỉ nghe gọn lắm: "Theo đường Trần Xuân Soạn cặp bờ kênh đến cầu Rạch Ông rồi hỏi tiếp". Hóa ra cái xóm nhỏ có khoảng 50 nóc nhà nghệ sĩ phải ṿng vèo thêm 15 phút nữa kể từ khi đến cầu Rạch Ông. Có điều khi nghe chúng tôi hỏi thăm t́m xóm nghệ sĩ, người dân địa phương ai nấy cũng biết và vui vẻ chỉ dẫn. Dường như cái cảm t́nh người dân sống ở đây dành cho nghệ sĩ cũng lẫn cả vào cái cách họ chỉ đường...
Đỗ Bá/Giadinh