Tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài tới 6 ngày trong bối cảnh không phải nhạy cảm, nhưng khá phức tạp.
Việc Mỹ vừa phải nâng mức nợ trần, trong khi lần đầu tiên trong lịch sử bị hạ mức tín nhiệm, khiến Trung Quốc không khỏi bất an về sự an toàn của trái phiếu Chính phủ Mỹ. Chuyến thăm này được xem là để “vỗ về” Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất của Mỹ và t́m kiếm sự ủng hộ hơn nữa từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, ẩn đằng sau nó là kế hoạch trị giá 4,5 tỷ USD bán vũ khí cho Đài Loan.
Không phải ngẫu nhiên khi chuyến thăm bắt đầu từ ngày 17/8 v́ đây chính là kỷ niệm 19 năm ngày Trung Quốc và Mỹ đưa ra Thông cáo 17/8 liên quan đến vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Tuy nhiên, hai nhiệm vụ lớn lần này của ông Biden được dư luận quan tâm dường như khó đạt được kết quả thực chất.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Biden (trái) khó có thể đạt kết quả như mong đợi. Ảnh minh họa.
Để có được sự ủng hộ rộng răi của Trung Quốc, Mỹ sẽ phải thoả măn nhiều điều kiện Bắc Kinh đặt ra. Trước hết là, đề xuất vấn đề thời gian biểu cho việc giảm hoặc chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan, thực hiện tinh thần Thông cáo 17/8 Trung - Mỹ.
Về phía ḿnh, thông qua ông Biden, Mỹ sẽ gửi thông điệp nói rơ với Trung Quốc về kế hoạch nâng cấp máy bay chiến đấu F-16A/B của Đài Loan. Đồng thời, bảo đảm với Trung Quốc rằng trong thời gian ngắn sẽ không xem xét tới việc bán máy bay chiến đấu F-16C/D mà Đài Loan yêu cầu.
Tuy nhiên, Mỹ khó có thể chấp nhận từ bỏ hoàn toàn việc bán vũ khí cho Đài Loan. Hôm 8/8, người đứng đầu ngoại giao Đài Loan Dương Tiến Thiêm cho biết, Mỹ có “6 cam kết” đối với Đài Loan, trong đó bao gồm không đặt ra thời gian chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan. Cho đến nay, Mỹ đều làm như vậy. Lần này Mỹ cũng cam kết, chuyến thăm Trung Quốc của ông Biden lần này sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan.
Một vấn đề cũng được dư luận quan tâm trong chuyến đi lần này của ông Biden sẽ là biển Đông. Tuy không phải là vấn đề chính, nhưng Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục cảnh cáo Mỹ không can thiệp vào tranh chấp hiện nay, điều này Mỹ sẽ khó chấp nhận khi biển Đông nói riêng, khu vực châu Á - Thái B́nh Dương đang là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Hoàng Hà/DV