- Nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hiện nay, sở hữu tàu sân bay là điều có thể, theo nguồn tin từ báo Nga.
Tàu sân bay "thời buổi khó"
Theo báo Nga, gần đây một số nước đã thay đổi lập trường về tàu sân bay, các cường quốc tàu sân bay truyền thống đã lần lượt tuyên bố kế hoạch cắt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, Mỹ thừa hạm đội tàu sân bay. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cũng nói sẽ cắt giảm số lượng tàu sân bay.
Do áp lực tài chính, Anh sẽ chỉ chế tạo 1 tàu sân bay lớp Nữ hoàng Elizabeth thay cho 2 chiếc theo kế hoạch ban đầu. Xu thế này ở các nước Âu-Mỹ hiện vẫn có khả năng tiếp tục tăng lên.
Tàu sân bay hạng nhẹ HTMS Chakri Naruebet của hải quân Hoàng gia Thái Lan mua từ Tây Ban Nha.
Nhưng các nước phát triển công nghiệp khác như Nhật Bản có thể quyết định chế tạo hoặc mua tàu sân bay trước năm 2020, hoặc tàu chiến cỡ lớn có thể mang theo máy bay tiêm kích. Một trong những nhân tố chính quyết định tới chính sách tàu sân bay của Nhật Bản là do Trung Quốc phát triển tàu sân bay.
Mặt khác, với đà phát triển kinh tế nhanh, các nước châu Á và Mỹ Latinh đang có khát vọng xây dựng hạm đội tàu sân bay.
Trước năm 2020, Ấn Độ sẽ có ít nhất 2 tàu sân bay mới, gồm tàu Vikramaditya và tàu sân bay nội địa, thậm chí là 2 tàu sân bay nội địa. Như vậy, Ấn Độ sẽ có 3 tàu sân bay. Vì vậy, có thể dự đoán, bên cạnh 45 chiếc MiG-29K đã mua bổ sung, họ có thể sẽ tiếp tục mua ít nhất 20-25 máy bay loại này.
Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ. Nếu Việt Nam duy trì đà phát triển kinh tế hiện nay, sở hữu tàu sân bay là điều có thể.
Việt Nam có thể sở hữu tàu sân bay
Tạp chí Nga cho biết, kinh tế, công nghiệp và công nghệ quân sự của Trung Quốc tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ là một trong những nhân tố chính quyết định việc xây dựng quân sự của đa số các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chẳng hạn, Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng. Trước đây trình độ vũ khí trang bị của Việt Nam thuộc cấp tàu tên lửa, song hiện nay Việt Nam đã bắt đầu mua tàu chiến tương đối lớn cấp độ tàu khu trục, hơn nữa còn mua 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là Việt Nam chuẩn bị xây dựng lực lượng mới cho hải quân, cho dù kế hoạch đầy tham vọng này rất khó hoàn thành thuận lợi, hơn nữa phải trả giá đắt.
Đầu thế kỷ 21, Việt Nam chỉ mua của Nga vũ khí trang bị trị giá hơn 100 triệu USD/năm, đến năm 2005 đã tăng lên 300 triệu USD, năm 2010 lên tới 1 tỷ USD.
Trong 10 năm gần đây, Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường khả năng công nghệ quân sự và khoa học kỹ thuật. Đầu thế kỷ 21, Việt Nam chỉ mua của Nga vũ khí trang bị trị giá hơn 100 triệu USD/năm, đến năm 2005 đã tăng lên 300 triệu USD, năm 2010 lên tới 1 tỷ USD.
Hiện nay, phương hướng trọng điểm của quân đội Việt Nam là tiến hành hiện đại hóa hải quân, mua 2 tàu khu trục Cheetah 3.9, 12 tàu tên lửa lớp Lightning (Tia chớp) 12418, nhiều hệ thống chống tên lửa ven biển Fortress (Pháo đài) và 6 tàu ngầm lớp Kilo.
Hơn nữa, cuối năm 2010, Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã bắt đầu tích cực nghiên cứu vấn đề xây dựng hạm đội tàu sân bay. Thái Lan đã sớm sở hữu một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ từ năm 1996.
Nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hiện nay, sở hữu tàu sân bay là điều có thể. Malaysia cũng có thể mua tàu sân bay cỡ vừa và nhỏ của Italia hoặc Tây Ban Nha, lượng choán nước từ 20.000-25.000 tấn, mang theo 10 máy bay tiêm kích.
Trong tình hình đó, khi lựa chọn mua máy bay cho tàu sân bay, rất có khả năng các nước này sẽ lựa chọn MiG-29K. Bởi vì, về giá cả hay tính năng kỹ thuật, MiG-29K đều phù hợp với các nước Đông Nam Á.
Hơn nữa, Công ty MiG bảo đảm sẽ không ngừng nâng cấp hiện đại hóa những máy bay này, đây cũng là một nhân tố quan trọng cho sự lựa chọn của khách hàng, chương trình nâng cấp chủ yếu bao gồm lắp ráp radar mảng chủ động, tăng cường tính năng động cơ, tiếp tục giảm đặc trưng bức xạ hồng ngoại và radar, nâng cao tính năng tàng hình.
Đức Trọng (Theo Mil)