Nhân tuần lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam, 2-9, trí thức trong nước chia sẻ với BBC về di sản của cố chủ tịch Hồ Chí Minh, cả ở khía cạnh được cho là có ư nghĩa nhất tới khía cạnh gây tranh căi và b́nh luận về sửa đổi Hiến pháp, pháp luật ở Việt Nam.
Một nhà sử học kiêm đại biểu Quốc hội, cho rằng di sản lớn nhất mà Hồ Chí Minh để lại là tinh thần "không có ǵ quư hơn độc lập tự do" và đặc biệt hơn là "lấy sức ta giải phóng cho ta" chứ "đừng ỷ vào, dựa vào đâu cả."
Trao đổi với BBC, nhân quốc khánh lần thứ 66 của Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư kư Hội Khoa học Lịch sử cho rằng nguyên lư "không có ǵ quư hơn độc lập tự do" không chỉ có giá trị với người Việt Nam mà c̣n có ư nghĩa với nhiều quốc gia khác trên Thế giới.
Ông Quốc nói:"Vấn đề là giữa ư tưởng mong muốn của Cụ Hồ và hiện thực có đạt được hay không, th́ nó c̣n phụ thuộc vào chính những con người kế thừa nó, hoặc phủ nhận nó. Đó là một vấn đề phức tap."
Nhà sử học lưu ư thêm: "Chúng ta cũng phải thấy rằng không có cái ǵ là duy nhất và vĩnh cửu cả. Điều quan trọng là chúng ta cố gắng trân trọng những ǵ những người khác đă để lại và tiếp tục phát triển nó cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của xă hội, cũng như của đất nước."
B́nh luận về di sản có ư nghĩa của ông Hồ Chí Minh, một nhà xă hội học cho rằng di sản lớn nhất mà ông để lại là "giành được độc lập, thống nhất cho đất nước".
"Cái di sản lớn nhất mà Cụ Hồ để lại cho người dân là quyết tâm làm sao tiếp tục xây dựng nền dân chủ và đời sống hạnh phúc, ấm no. Đấy là công việc mà Cụ Hồ không thể làm xong xuôi được và bây giờ cả nước phải cố gắng thực hiện."
GS. Tô Duy Hợp
"Nước Việt Nam là một và đó là nguyện vọng lớn nhất của toàn dân Việt Nam đă đạt được, và có lẽ đó là cái di sản lớn nhất, giành được độc lập đất nước cho nhân dân Việt Nam," Giáo sư Tô Duy Hợp thuộc Viện Khoa học Xă hội Việt Nam nhận xét.
Tuy nhiên Giáo sư Hợp, người từng có nhiều công tŕnh nghiên cứu về mô h́nh phát triển của Việt Nam tại Viện Xă hội học và Viện Triết học, cho rằng cũng có những điểm cần bàn về di sản và thực hiện di sản của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh:
"Tuy nhiên nhân vô thập toàn," Giáo sư Hợp nhận xét ngắn gọn khi được hỏi về liệu vị cố lănh đạo có để lại di sản ǵ đáng tranh căi hay không.
"Mục tiêu lớn nhất cụ Hồ Chí Minh đặt ra cho Việt Nam, là ngay cái tên của nước Việt Nam rất rơ là 'Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc,' từ năm 1945 đến nay th́ Việt Nam đă thể hiện được cái độc lập đất nước, trải qua mấy cuộc kháng chiến, Việt Nam đă thể hiện được sức mạnh đoàn kết... Dân tộc độc lập về cơ bản đă đạt được," ông Hợp đánh giá.
"Nhưng dân chủ hiện nay cũng đạt được một phần, c̣n phải tiếp tục. C̣n hạnh phúc đúng là khó khăn."
Nhà xă hội học nêu ư kiến của một lănh đạo Hiệp hội Quốc tế về Điều tra Giá trị vốn phản biện một đánh giá quốc tế trước đó được Việt Nam trích dẫn nhiều nói 'tỷ lệ hạnh phúc của người dân của Việt Nam là cao'. Vị lănh đạo này, theo Giáo sư Hợp, tỏ ra đáng chú ư khi cho rằng:
"Việt Nam quá là khổ, chiến tranh quá là nhiều. Bây giờ được một tí ḥa b́nh, th́ cho là hạnh phúc. Chứ thực ra cái thỏa măn này rất là chủ quan."
Một nhà phê b́nh văn học cho rằng di sản lớn nhất mà vị cố lănh tụ cộng sản để lại là sự "quyết tâm để trở thành một nước Việt Nam độc lập."
Nhưng nhà phê b́nh này lưu ư 'khái niệm độc lập' theo cách hiểu trước đây và qua thời gian tới nay có sự khác biệt. Từ Hà Nội, nhà phê b́nh Vương Trí Nhàn nhận xét:
"Theo tôi hiểu, những khái niệm về độc lập lúc bấy giờ nó không giống như bây giờ. Trong quá tŕnh ấy, tôi thấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những biến chuyển. Theo tôi là có những Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh năm 1945-46 không giống với Hồ Chí Minh năm 1969 khi Người qua đời."
Ông Nhàn cho rằng di sản của vị cố Chủ tịch đă được tiếp thu với những "quan niệm khác nhau" và Việt Nam hiện nay vẫn phải tiếp tục "t́m hiểu di sản đó chứ không phải là chúng ta đă xác định được một cách chính xác."
Mô h́nh áp đặt?
Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa quy định chế độ chính trị đa đảng, đa nguyên, không giống với Hiến pháp quy định chế độ cai trị độc đảng như hiện nay.
Trước câu hỏi liệu mô h́nh và chủ thuyết cộng sản chủ nghĩa mà ông Hồ Chí Minh lựa chọn cho Việt Nam trước đây có thể đă phát huy trong một giai đoạn trong lịch sử nhất định, nhưng hiện có thể là một trở ngại cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là cho thể chế dân chủ tiến bộ thực sự, nhà sử học Dương Trung Quốc nói:
"Nếu cứ lên án nó như một di sản của quá khứ, đó là một cách nh́n hơi siêu h́nh. Hăy làm sao làm cho mọi thứ tốt hơn. Bởi v́ chúng ta, dân tộc chúng ta đă bao giờ trải qua nền dân chủ thực sự đâu."
"Hăy chỉ cho tôi một giai đoạn lịch sử nào chúng ta thực sự có dân chủ. Thời kỳ Pháp thuộc ư, thời kỳ thuộc chế độ Việt Nam cộng ḥa ư? C̣n bây giờ chúng ta hăy cố gắng làm cho nó tốt hơn, ngày càng tốt hơn."
"C̣n các mô h́nh lựa chọn, tôi nghĩ mỗi dân tộc sẽ có một mô h́nh thích hợp cho ḿnh. Nhưng nó phải dựa trên sự nỗ lực, kể cả sự đấu tranh của chính dân tộc ấy, chứ không phải chúng ta lấy một mô h́nh của ai đó để mà áp đặt chúng ta được."
Riêng về một khía cạnh liên quan tới sự thay đổi từ đường lối đa đảng, đa thành phần đầu tiên khi lập quốc của Đảng Cộng sản, do ông Hồ lănh đạo, tới nay đă trở thành độc đảng, một vấn đề có thể gây tranh căi, ông Quốc nói:
"Năm 1945-46, Chính phủ không chỉ gồm những thành phần xă hội khác nhau mà kể cả những người hay hôm qua c̣n ở phía bên kia của Cách mạng. Nhiều Bộ trưởng Việt Minh từ chức để nhường chỗ cho những người không phải Việt Minh. Và điều đó cũng tác động để tạo ra một điều mà chúng ta có thể coi là một điểm sáng trong lịch sử."
"Tương lai của đất nước thế nào c̣n phụ thuộc vào người dân Việt Nam chúng ta và tôi nghĩ không có cái ǵ bất biến cả"
Nhà sử học Dương Trung Quốc
"Nhưng c̣n những ǵ diễn ra sau này, tôi nghĩ đơn giản thôi là nói đến chế độ chính trị không thể siêu h́nh để nói tới lợi ích được. Có thể lợi ích của nhà cầm quyền, bao giờ người ta cũng muốn tạo cho họ cái lợi thế nhất."
"Điều đó nói ra th́ có thể đặt vấn đề đặt lợi ích dân tộc đến đâu, nhưng đó là một cách nói thôi, c̣n tất cả tôi nghĩ phải phụ thuộc vào sự phấn đấu của tất cả người dân Việt Nam. Tương lai của đất nước thế nào c̣n phụ thuộc vào người dân Việt Nam chúng ta và tôi nghĩ không có cái ǵ bất biến cả."
Ôn cố, tri tân, đề cập tới công việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp mà Quốc hội khóa 13 đang có kế hoạch tiến hành, ông Quốc nói:
"Tôi nghĩ đó đều là những vấn đề mà xă hội đặt ra, và Quốc hội sẽ nêu lên trong thời điểm sắp tới. Thế nhưng cuối cùng nó được chấp nhận như thế nào, ít nhất về mặt nguyên tắc mà nói, th́ nó là ư chí của 500 đại biểu và có thể hiện được không ư chí của tất cả cử tri. Điều đó phải hạ hồi phân giải."
Trong khi đó, nhà phê b́nh Vương Trí Nhàn cho rằng có thể Việt Nam chưa sẵn sàng và chưa nên sửa đổi Hiến pháp vào thời gian tới đây.
"Tôi nghĩ là toàn dân cũng rất bức xúc rồi, nhưng có lẽ chúng ta chưa chuẩn bị kỹ... Dư luận xă hội phải thường xuyên thảo luận, phải có những đợt trao đổi giảng giải và dịch các bộ luật của nước ngoài ra."
Đánh giá lại câu chuyện di sản và Việt Nam thực hiện di sản của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 66 năm độc lập, về phần ḿnh, Giáo sư Tô Duy Hợp đưa ra một tổng kết và cho rằng:
"Cái di sản lớn nhất mà Cụ Hồ để lại cho người dân là quyết tâm làm sao tiếp tục xây dựng nền dân chủ và đời sống hạnh phúc, ấm no. Đấy là công việc mà Cụ Hồ không thể làm xong xuôi được và bây giờ cả nước phải cố gắng thực hiện."
blogviet