HÀ NỘI 17-9 (TH) - Nhiều thương hiệu có giá trị đặc biệt của Việt Nam bị công ty ngoại quốc lấy làm thương hiệu cho sản phẩm của họ, khiến một số công ty ở Việt Nam bối rối.
Một số chai nước mắm bán trên thị trường có hàng chữ quảng cáo là nước mắm Phú Quốc. (H́nh: SGGP)
Mới đây, báo chí ở Việt Nam báo động thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị một công ty Hong Kong đăng kư bảo vệ thương hiệu ở Trung Quốc.
“Ngày 16 tháng 9, công ty Bross & Partners (một công ty luật của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội) đă có công văn gửi Hội Nước Mắm Phú Quốc (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) thông báo thương hiệu nước mắm đă bị xâm phạm tại Hồng Kông (Trung Quốc).”
Bản tin ngày Thứ Bảy của báo SGGP thuật theo Luật Sư Lê Quang Vinh, giám đốc Bộ phận sở hữu trí tuệ công ty Bross & Partners, cho biết “ngày 11 tháng 5, chỉ dẫn địa lư nước mắm ‘Phú Quốc’ được đăng kư nhăn hiệu hàng hóa tại Trung Quốc theo số 9448516 cho sản phẩm thuộc nhóm 30 (nhóm có chứa sản phẩm nước mắm) dưới tên của một công ty Hồng Kông: Viet Huong Trading Company Limited.”
Theo ông Vinh, công ty Viet Huong nêu trên “đăng kư độc quyền thương hiệu “Phú Quốc” dưới tên của ḿnh sẽ gây ra nhầm lẫn nghiêm trọng cho công chúng về nguồn gốc địa lư Phú Quốc đang được bảo hộ tại Việt Nam”.
Ông cảnh báo là: “Nhăn hiệu này mới được doanh nghiệp Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ độc quyền trên lănh thổ Trung Quốc, hiện cơ quan có thẩm quyền vẫn đang xem xét chứ chưa cấp bảo hộ. Nhưng sau một thời gian nhất định công bố thông tin này mà phía Việt Nam không có phản đối, nhăn hiệu này sẽ được cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc theo pháp luật của họ”.
Mới đây, báo chí Việt Nam kêu la một công ty khác ở Quảng Châu đăng kư bảo vệ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của họ ở Trung Quốc dù công ty này chẳng có dính dáng ǵ tới Buôn Ma Thuột hay cà phê Buôn Ma Thuột vốn nổi tiếng trên thế giới.
Thật ra, tin tức về thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị thương nhân Trung Quốc chiếm đoạt không ngoài mục đích lợi dụng sự nổi tiếng của cà phê Buôn Ma Thuột để kinh doanh bất chính, cũng xuất phát từ sự báo động của công ty luật Bross & Partners.
Trước đây, một bản tin VNExpress nói “hai nhăn hiệu ‘Buon Ma Thuot & chữ Tàu’ và “Buon Ma Thuot Coffee 1896 & logo’ gắn liền với nhiều sản phẩm trong đó có cà phê, đă được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền cho công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd. Hai nhăn hiệu này được đăng kư lần lượt vào ngày 14 tháng 11, 2010 và 14 tháng 6 năm nay, tại tỉnh Quảng Đông”.
Nói với báo điện tử VNExpress.net, giảng viên Kinh tế Luật - Đại Học Quốc Gia TP Sài G̣n, Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng “ảnh hưởng của việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp Trung Quốc đăng kư độc quyền sẽ rất khó lường. Vấp phải sự cố này, việc xuất khẩu cà phê chắc chắn sẽ gặp khó v́ người tiêu dùng thế giới nhầm lẫn thương hiệu và vấp quy định sở hữu độc quyền. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của doanh nghiệp, kéo theo sản lượng xuất khẩu chắc chắn sụt giảm.”
Theo ông Sơn “Việc này có thể tác động tiêu cực khác là ngăn chặn và hạn chế sự xuất hiện của sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk chính hiệu trên thị trường quốc tế”.
Tương tự như vậy, cũng có thể ảnh hưởng đến nước mắm nổi tiếng sản xuất từ Phú Quốc hoặc các loại sản phẩm nổi tiếng và đặc biệt của Việt Nam, khi thương hiệu không được bảo vệ ở nước ngoài.
Một số thương hiệu ở Việt Nam từng bị các công ty ở Trung Quốc hoặc nước khác đăng kư giành mất bản quyền từng đă xảy ra như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, bia Sabeco, v.v. nhưng các công ty ở Việt Nam ngại tốn kém và ít hiểu biết về luật lệ kinh doanh quốc tế nên không có hành động ǵ để bảo vệ cho tới khi chuyện đă xảy ra rồi.
Theo báo Người Lao Động, trong tuần này, công ty TNHH Thuận Phong ở tỉnh Tiền Giang sang Mỹ “giải quyết vụ kiện đ̣i lại thương hiệu ‘Mỹ Tho’ bị một công ty ở Mỹ đăng kư nhanh hơn chiếm mất.
“Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều thương hiệu của nước ta bị đăng kư bảo hộ ở nước ngoài là do nhận thức của các doanh nghiệp trong nước về quyền sở hữu trí tuệ c̣n kém”, báo Người Lao Động hôm Thứ Bảy nói như vậy.
Chỉ một số ít công ty ở Việt Nam đăng kư bản quyền thương hiệu ở trong nước mà không hề đăng kư ra phạm vi toàn cầu theo hệ thống đăng kư quốc tế nhăn hiệu.
Nhưng để sự việc đă xảy ra, đi kiện đ̣i lại thương hiệu chưa chắc đă được hoặc rất tốn kém gấp nhiều lần tiền bỏ ra để đăng kư thương hiệu.
Báo Người Lao Động thuật lời một viên chức Đắc Lắc nói hai năm trước, một thương nhân Trung Quốc đă tới tỉnh này với danh thiếp đề “Buon Ma Thuot Coffee” bằng hai thứ tiếng Anh văn và Trung văn, mà sau đó “tỉnh Đắc Lắc không có một hành động pháp lư nào”.
Từ năm 2005 đến nay, theo báo Người Lao Động, tỉnh Đắc Lắc “đă tổ chức 3 kỳ Festival cà phê Buôn Ma Thuột với hơn 50 tỷ đồng ngân sách và tiền tài trợ của doanh nghiệp. Nếu chỉ bỏ ra khoảng 1/10 số tiền nói trên, Đắc Lắc đă đăng kư thành công nhăn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột ra nước ngoài và tránh được nguy cơ xâm hại thương hiệu như hiện nay.”
Các công ty ở Việt Nam sợ các công ty khác ở trong nước làm giả hàng của ḿnh nhiều hơn. Theo một bản tin trên tờ SGGP ngày 10 tháng 7 năm 2007, chỉ có 10% các loại nước mắm Phú Quốc bán trên thị trường là chính hiệu nước mắm sản xuất ở Phú Quốc. Sự mạo nhận rất phổ biến.
NV