Bắc Kinh tính kế ‘Trung Quốc hóa’ thế giới? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-22-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,855
Thanks: 11
Thanked 13,486 Times in 10,774 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Bắc Kinh tính kế ‘Trung Quốc hóa’ thế giới?

Tầm ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc trên thế giới thôi thúc ngày càng nhiều người học tiếng Trung.

Kế hoạch chắp cánh cho tiếng Trung


Để đẩy mạnh sức mạnh mềm trên thế giới, Trung Quốc đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ sự phát triển sâu rộng của tiếng Trung, qua đó, quốc tế hóa ngôn ngữ này.

Với mục tiêu tăng số lượng người nước ngoài học tiếng Trung lên 100 triệu người, hàng năm Trung Quốc bỏ ra khoản ngân sách lên tới 200 triệu USD và cử tới 5.000 giáo viên ra nước ngoài để thúc đẩy phong trào học tiếng Trung trên toàn thế giới.


Trung Quốc muốn quốc tế hóa ngôn ngữ của ḿnh.

Theo đó, nhiều Học viện Khổng tử - "trung tâm" truyền bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc giống như “Hội đồng Anh” và “Trung tâm văn hóa Pháp” được lập ra. Tính đến tháng 7/2010, có tất cả 316 học viện được xây dựng trên 94 quốc gia khác nhau. Theo kế hoạch, tính đến cuối thập kỷ này, Trung Quốc sẽ có 1.000 Học viện Khổng tử trên thế giới.

Xu hướng thời đại?

Kế hoạch nhân rộng học viện này cùng với sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc khiến việc học tiếng Trung đang trở thành trào lưu trên thế giới.

Quốc gia mới nhất gia nhập trào lưu này là Pakistan. Giới chức giáo dục tại tỉnh Sindh, Pakistan cho hay, họ có kế hoạch đưa tiếng Trung trở thành môn học bắt buộc cho các học sinh từ lớp 6 trở lên.

“Trong bối cảnh Pakistan và Trung Quốc ngày càng gắn bó chặt chẽ trong thương mại và ngoại giao, thế hệ trẻ của Pakistan không c̣n cách nào khác là phải thông thạo ngôn ngữ của họ”, Pir Mazhar-ul-Haq, quan chức giáo dục tỉnh Sindh nhấn mạnh.

Theo ông, nếu sử dụng tốt tiếng Trung, thế hệ trẻ Pakistan có thể sẽ dễ dàng nhận học bổng sang Trung Quốc du học và quan trọng hơn kiếm được việc làm tốt tại các công ty Trung Quốc đầu tư tại Pakistan.

Tương tự, giới chức Thụy Điển mới đây cũng thông báo tất cả các trường tiểu học ở quốc gia này phải đưa môn tiếng Trung vào giảng dạy. Trước đó, ĐH Seoul danh tiếng của Hàn Quốc cũng thông báo lấy tiếng Trung Quốc thay cho tiếng Anh làm ngoại ngữ chính trong các chương tŕnh đào tạo của ḿnh.


Nhiều nước đưa tiếng Trung trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường.

Trào lưu này cũng hấp dẫn cả Tổng thống Nga Medvedev. Ông từng bông đùa rằng “2010 là năm người người nhà nhà đổ đi học tiếng Trung” và có lẽ ông cũng phải trang bị cho ḿnh thứ ngôn ngữ này.

Theo ông Li Quan, giáo sư tại ĐH Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, sở dĩ “người người nhà nhà” đến với tiếng Trung là bởi vị thế của Bắc Kinh ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế.

“Chúng ta giờ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là động lực phát triển của kinh tế toàn cầu. Phương Tây bắt đầu nhận ra rằng, nếu họ muốn lĩnh hội được bài học của giới chức Trung Quốc th́ điều trước tiên họ phải làm là học tiếng Trung. Do đó, thông thạo tiếng Trung là xu thế tất yếu của thời đại”, ông Li nhấn mạnh.

Rào cản lớn

Tuy nhiên, ông Li thừa nhận, cái gọi là “xu thế tất yếu của thời đại” này chưa đủ để giúp giới chức Bắc Kinh hiện thực hóa giấc mơ đưa tiếng Trung trở thành thứ ngôn ngữ quốc tế, thay thế vị trí của tiếng Anh.

“Tiếng Trung rất khó có thể trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Thực tế cho thấy các nước chỉ bắt buộc học tiếng Trung ở mức tiểu học và trung học. Ở tŕnh độ này, người học khó có thể sử dụng thông thạo tiếng Trung”, ông Li cho hay.

Ông Li cũng dẫn số liệu thống kê của Cục Thống kê giáo dục ĐH Trung Quốc cho thấy, trong năm ngoái, chỉ khoảng 1.500 sinh viên nước ngoài có tŕnh độ tiếng Trung ở mức ĐH.

Theo giáo sư này, một trong những lư do khiến người học tiếng Trung không muốn học nâng cao thứ ngôn ngữ này là bởi họ cảm thấy việc phát âm đúng ngữ điệu, học từ vựng cũng như ngữ pháp của tiếng Trung quá khó. “Đến những sinh viên chăm chỉ và đam mê nhất cũng phải rất chật vật mới có thể học thuộc ḷng được vài ngh́n từ vựng. Con số đó chưa thấm tháp vào đâu cả”, ông Li nhấn mạnh.

Do đó, ông khẳng định, mức độ phổ biến của tiếng Trung giờ chưa thể sánh với tiếng Anh. “Người học tiếng Anh có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu và học thứ ngôn ngữ này. Ngoài ra, họ cũng có nhiều cơ hội phát triển với tiếng Anh. Hầu hết các kỳ thi quốc tế đều bằng tiếng Anh. Các công ty nước ngoài cũng ưu tiên cho những người thông thạo tiếng Anh hơn”, ông Li cho biết.


Người nước ngoài cảm thấy rất chật vật trong việc nhận mặt chữ Trung Quốc.

Chia sẻ quan điểm này, ông Zheng Wei, một học giả tại nhà xuất bản của ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh cho rằng, các số liệu chính thức cho thấy, hiện có khoảng 50 triệu người nước ngoài học tiếng Trung. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không quá lạc quan lắm với con số này. Đó chỉ là số người có hứng thú với tiếng Trung c̣n những người có thể sử dụng thông thạo ngôn ngữ này th́ ít hơn rất nhiều.

Theo ông, nếu chỉ học ở mức tiểu học và trung học và không thực hành liên tục cũng như không sống trong môi trường bản ngữ th́ người học có thể dễ dàng quên đi những ǵ được học.

“Đó là một thách thức không nhỏ. Nếu có đông đảo số người học nhưng rồi lại không sử dụng nó th́ tiếng Trung măi măi cũng chỉ là thứ ngôn ngữ của riêng người Trung Quốc”, ông Zheng Wei khẳng định.

Trà My (theo Telegraph)
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tg_21.9_Trung2in.jpg
Views:	13
Size:	29.9 KB
ID:	318841
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:16.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07487 seconds with 12 queries