Tại một thời điểm nhiều chuyển biến, khu vực châu Á-Thái B́nh Dương nên gắn bó với các đảm bảo an ninh đă từng mang lại ḥa b́nh và thịnh vượng tương đối. C̣n quá sớm để loại Hoa Kỳ ra khỏi các tính toán.
Hoa Kỳ là một yếu tố làm ổn định hay mất ổn định trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương? Khi nghe câu hỏi này, hầu hết người Mỹ, tất nhiên sẽ cho Hoa Kỳ là một yếu tố tạo nên ổn định. Nhưng tôi ngờ rằng hầu hết người Trung Quốc (và một số người khác) sẽ không đồng ư như thế.
Hành vi của Mỹ gần đây ở trong nước và ở nước ngoài có xu hướng củng cố câu hỏi liệu Hoa Kỳ có thực sự là một yếu tố cho ổn định hay không. Một ví dụ gần đây: chính quyền của Tổng thống Obama, sau khi tuyên bố rằng Mỹ đă đặt những nỗ lực chống khủng bố trong một cuộc chiến sai lầm (ở Iraq) thay v́ đúng chỗ (ở Afghanistan), công bố "tăng thêm quân tại Afghanistan, chỉ để đồng thời thông báo ư định rút quân của ḿnh. Các nước láng giềng của Afghanistan đă chỉ nghe về sau và bỏ qua về đầu của lời tuyên bố. Sự lệ thuộc của Hoa Kỳ vào Pakistan tăng lên, nhưng mối quan hệ với Islamabad lại nhanh chóng xấu đi.
Chính quyền Obama đă tuyên bố Hoa Kỳ quay trở lại với châu Á và nhiều bạn bè cũ trong khu vực hoan nghênh mối quan tâm trở lại từ Washington. Tuy nhiên, nhiều người Trung Quốc nghi ngờ rằng việc Hoa Kỳ trở lại thực sự chỉ có nghĩa là để tham gia vào một h́nh thức ngăn chặn Trung Quốc. Thậm chí một số khác c̣n nói rằng kể từ khi eo biển Đài Loan trở nên b́nh lặng hơn với việc tổng thống Mă Anh Cửu lên nắm quyền, Hoa Kỳ đang biến vùng biển Nam Trung Hoa thành một áp lực mới để kiểm soát Trung Quốc.
Ở quốc nội, tiến tŕnh lập pháp của Mỹ có vẻ không xuông sẻ. Các cuộc tranh căi mới nhất về nợ trần của Mỹ dường như không đạt kết quả, trong khi lại c̣n chuyển hướng chú ư của các nhà lập pháp ra khỏi việc thực hiện những điều quan trọng cần phải làm. Điều này đă góp phần vào các tính toán thời Hậu- Đại suy thoái cho rằng Hoa Kỳ đang xuống dốc trong khi Trung Quốc đang đi lên. Quan trọng hơn tất cả những sự việc ấy là Hoa Kỳ hiện đang bước vào một mùa bầu cử mới, có nghĩa là cho đến nay những ǵ có vẻ hỗn loạn sẽ sớm trở nên trật tự hơn so với những ǵ sắp xảy ra.
Đóng góp to lớn của Hoa Kỳ vào thời Hậu- Đệ nhị thế chiến bị nhiều người tin rằng đang dần chấm dứt, khi Washington ngày càng thấy ḿnh không thể tài trợ cho bất cứ điều ǵ ngoài việc phải chăm sóc người già và trả lăi các khoản thanh toán cho các chủ nợ của chúng ta.
Nhưng tôi nghĩ rằng trí khôn ngoan truyền thống có thể được mở ra trong đầu óc người Mỹ - đàng sau đó có thể là các thành tựu lớn nhất của Hoa Kỳ, nhưng có vẫn c̣n rất nhiều điều khác nữa sẽ đến.
Hoa Kỳ, như chiếc hàng không mẫu hạm mới của Trung Quốc, đến một cách chậm răi và không phải là nhỏ để có thể th́nh ĺnh sửa chữa quá tŕnh. Thiếu một hệ thống nghị viện, từ lựa chọn của ông cha của chúng ta, chúng ta sẽ không có được những thay đổi sâu rộng mang lại từ một cuộc bầu cử riêng lẻ. Thay đổi sẽ đến từng bước theo mỗi chu kỳ bầu cử hai năm.
Vào năm 2008, công chúng đă chối bỏ đảng phái của vị tổng thống đương nhiệm và bầu chọn cho sự "Đổi thay mà chúng ta có thể tin tưởng". Sau đó, công chúng nhận thấy sự thay đổi từng hứa hẹn đă không xảy ra và b́nh chọn một số lượng đại biểu đối lập lớn hơn bao giờ hết của Quốc hội vào năm 2010. Và hiện nay, chúng ta đang sẵn sàng cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012.
Các phán quyết về tương lai của Hoa Kỳ ngày hôm nay sẽ có ít giá trị nếu chúng không cố gắng để tính đến các kết quả trong hai cuộc bầu cử tới. Ngày hôm nay, đánh giá về tương lai của Hoa Kỳ là quá sớm, không phải v́ chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao nhưng v́ chúng ta biết hai chu kỳ bầu cử tiếp theo có thể sẽ mang lại thay đổi nhiều hơn chứ không phải chỉ mang lại một tính chất liên tục hơn.
Kể từ những ngày khởi đầu của Hoa Kỳ, thay đổi sau các cuộc khủng hoảng đă không từng xảy đến một cách nhanh chóng. Franklin Roosevelt phải mất 12 năm và một cuộc chiến tranh thế giới để có được nước Mỹ đi lên một lần nữa sau khi đă suy giảm từ vị trí là chủ nợ xuất khẩu hàng đầu của thế giới và trong cuộc Đại suy thoái. Ronald Reagan phải mất bốn năm sau bốn năm của Jimmy Carter để xây dựng lại xung lực mà Mỹ đă bị mất trong nạn lạm phát năm 1970 và cuộc triệt thoái khỏi Việt Nam.
Hoa Kỳ là một đất nước cởi mở, và sau sự thất bại của các định chế quốc tế nhằm bảo vệ ḥa b́nh và phát triển đầu thế kỷ 20, Hoa Kỳ dẫn đầu công cuộc xây dựng sự cởi mở và chào đón các định chế sau Thế chiến II, chẳng hạn như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, tỉ giá Bretton Woods và những tổ chức khác.
Thành tích này của Hoa Kỳ có lẽ là công cuộc ổn định hóa và chống lại sự mất ổn định lớn nhất lịch sử nhân loại. Hoa Kỳ chấp nhận thay đổi như là một phần không thể thiếu của sự ổn định. Vứt bỏ loại ổn định lỗi thời để ủng hộ sự ổn định của tăng trưởng và phát triển. Và đất nước này đă cho thấy rằng thế giới sau khi chiến thắng và đánh bại một cuộc chiến tranh bạo lực nhất trong lịch sử vẫn có thể sống trong ḥa b́nh và thịnh vượng với nhau.
Nhưng trong các quan điểm khác, các phê phán về hiện diện an ninh của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương đă xem đât nước này như một loại di tích lỗi thời được bảo tồn từ thời Chiến tranh Lạnh, một thời đại đă kết thúc hơn 20 năm trước đây. Các liên minh và quan hệ đối tác với các nền kinh tế phát triển nhanh nhất của châu Á, những lực lượng từng một thời là những phương tiện không thể thiếu để bảo đảm sự phát triển thành công của họ, giờ chỉ được xem như sự tập trung năng lượng của Mỹ vào những xă hội không thưc thời, không sánh bước kịp - hoặc ngay cả không chống lại nổi - với năng động của một nước Trung Quốc đang nổi lên, một cuộc tái nổi dậy của Trung Quốc cho sự vượt trội ở châu Á.
Những phê phán khác c̣n có thể vạch ra những thiếu sót của Hoa Kỳ trong cuộc xung đột Ấn-Trung, miễn cưỡng kéo dài sự ḥa giải đến cuối cuộc nội chiến Trung Quốc và thiếu thành công trong việc giúp Hàn Quốc thống nhất như thể những bằng chứng của việc Hoa Kỳ không góp phần b́nh ổn châu Á trong dài hạn.
Nhưng hăy để tôi thách thức hai giả định vùi sâu trong những phê phán này về vai tṛ an ninh và chính trị đương đại của Hoa kỳ trong khu vực.
Đầu tiên là khu vực đă đạt được một sự ổn định nội bộ vốn không c̣n cần đến Hoa Kỳ phải đóng một vai tṛ quá nổi bật. Thứ hai là ngay cả khi bùng nổ bất ổn, vẫn có đủ sự gắn kết và hợp tác nội bộ trong khu vực để xử lư được những cội nguồn mới của sự bất ổn định mà không cần có sự can thiệp từ bên ngoài. Theo logic này, sự tham gia của Mỹ có ư nghĩa là không được chờ đón và không cần thiết.
Xem xét giả định đầu tiên, thật đáng để nh́n vào triển vọng cho quá tŕnh chuyển đổi của Trung Quốc tiếp diễn trong một hoặc hai thập kỷ tới. Nhiều nhà quan sát, thương nhân, nhà phân tích bị ấn tượng bởi các tiến bộ lớn lao mà người dân Trung Quốc đạt được trong 30 năm qua, tự nhiên có xu hướng dự đoán sự tiếp tục tăng trưởng kinh tế và ổn định xă hội sẽ thẳng tiến vào những thập kỷ tới.
Là một người Mỹ từng tham dự mật thiết với châu Á trong bốn thập kỷ qua, tôi có xu hướng thận trọng hơn trong đánh giá của tôi về tương lai của Trung Quốc. Chúng ta đă nhỉn thấy những dự báo như vậy trong những năm 1980 về tương lai của Nhật Bản. Ngày nay, một số người từng viết về một "G-2" của Hoa Kỳ và Trung Quốc và đă viết trong những năm 1980 về việc Tokyo, Washington sẵn sàng lănh đạo khu vực - và toàn cầu - như thế nào - sẽ diễn ra trong những năm tới.
Trong khi đó, tất cả các nền kinh tế "con hổ châu Á" trong phần sau của thế kỷ 20, đă có thời kỳ tăng trưởng của họ, theo sau bởi sự điều chỉnh các sai trật để hạ thấp tốc độ tăng trưởng và các mô h́nh phát triển không c̣n tập trung được đến việc tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp cho đầu tư dẫn đến tăng trưởng và công nghiệp hóa. Trung Quốc đúng là những câu chuyện thành công mới và lớn nhất.
Nhưng tôi tin rằng một khi giai đoạn đầu tư hiện tại đạt đến đỉnh điểm của sự suy giảm vốn liếng nhanh chóng, mà có lẽ sẽ xảy ra trong ṿng năm năm tới hoặc lâu hơn, các nhà lănh đạo Bắc Kinh cũng sẽ phải đối đầu với sự cần thiết phải thay đổi cách quản lư sai trệch. Chương tŕnh năm năm lần thứ 12 của Trung Quốc đă cố gắng vật lộn với quá tŕnh chuyển đổi này, nhưng rơ ràng là đang gặp phải trở ngại từ trong hệ thống, vốn chỉ có thể xảy ra những đề kháng với sự thay đổi.
Các nền kinh tế con hổ, mỗi nơi trong cách riêng của ḿnh, cũng đă phải phát triển các tổ chức chính trị và văn hóa để quản lư các quá tŕnh chuyển đổi kinh tế mà họ đă trải qua. Kết quả là một nền chính trị đa phương sẽ phát triển ở các bước khác nhau, theo những cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau, nhưng thời gian qua ngày càng mang lại niềm kỳ vọng gia tăng từ công chúng. Về vấn đề này, Trung Quốc, phải đối phó với những thách thức quy mô lớn nhất của bất cứ quốc gia nào, vẫn c̣n một chặng đường dài trước khi bước vào giai đoạn cần thiết của sự phát triển và cải cách chính trị này.
Thực tế của việc dân Trung Quốc nuôi dưỡng một ư thức mạnh mẽ về bất măn dân tộc, và việc Trung Quốc có một số tranh chấp chưa giải quyết được với các nước láng giềng chỉ làm rối rắm tất cả những đau khổ và phí tổn của sự thay đổi. Sau một màn hiển thị ngoạn mục của sự khôn khéo về ngoại giao và chiến lược với các nước láng giềng từ cuối những năm 1990 cho đến khoảng năm 2007, chiều kích cứng rắn của nền ngoại giao Trung Quốc đă bắt đầu vượt trội hơn phần mềm mỏng, và kể từ đó khu vực đă có phản ứng.
Nên có một chút ngạc nhiên về Trung Quốc, hoặc ở nơi khác, rằng sự trở lại châu Á của Mỹ sau phiền nhiễu của họ ở Trung Đông đang được chào đón, từ Hàn Quốc đến Indonesia và Malaysia, Ấn Độ và cả Úc ở giữa. Rằng điều này đă xảy ra tại một thời điểm khi Trung Quốc cảm thấy tự hào sau khi đă đạt được những thành công nổi tiếng - như Thế vận hội, tăng trưởng kinh tế và ổn định sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hội chợ triển lăm Thượng Hải - chỉ tăng thêm những cảm xúc vào thời điểm này.
Khi những khó khăn chuyển đổi kinh tế mà Trung Quốc gặp phải dần lộ ra, tôi tin rằng những ǵ đang có vẻ là cơ hội kinh doanh của các nước ở Trung Quốc, có thể trở thành các vấn nạn hoặc thậm chí những bất lợi. Các thử thách đối với hệ thống kinh tế và chính trị của Trung Quốc và những tiềm năng vọng động của họ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tất cả sẽ củng cố xu hướng ngày càng tăng đến việc các nước "che chắn" mối quan hệ quốc tế của họ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh . Đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, trong không khí thay đổi này - và tôi sẽ đánh giá ngay cả đối với chính bản thân Trung Quốc - thế đối trọng và sự hiện diện của Mỹ sẽ đa phần giúp vào ổn định hơn là gây ra bất ổn.
Về giả định thứ hai - rằng châu Á đă đạt đến một thời điểm gắn kết, khi sự hiện diện của Mỹ và các hoạt động không c̣n là cần thiết so với trước đây - tôi chỉ có thể nói rằng tôi mong ước được là như thế. Đôi khi, những người phê b́nh Hoa Kỳ nói rằng người Mỹ rất gắn bó với các mạng lưới đồng minh "phối hợp" (tạm dịch: hub and spokes-ND) của ḿnh khiến họ đang ngăn cản con đường tiến bộ về kiến trúc an ninh để xử lư các vấn đề của khu vực.
Tuy nhiên, những ǵ từng xảy ra không hỗ trợ một giải thích như vậy. Khi Úc h́nh thành Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái B́nh Dương (APEC), Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ vô điều kiện. Nhưng khi Mahathir bin Mohamad đă đề xuất một "khu vực Đông Á Caucus," Washington và bạn bè của ḿnh đă nh́n đó như một nỗ lực chia rẽ nhằm buộc lực lượng Hoa Kỳ phải ra khỏi các vấn đề của châu Á - Thái B́nh Dương một cách không tự nhiên.
Hoa Kỳ cũng tham gia trong các nền tảng của cuộc Đàm phán Lục quốc nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên theo mệnh lệnh của Trung Quốc. Cho đến nay, các kết quả khác nhau của quá tŕnh này đă dạy chúng ta rất nhiều bài học, nhưng đă không khiến Hoa Kỳ phải từ bỏ quá tŕnh. Thật vậy, với suy tính của Trung Quốc đang diễn ra, ngày nay Hoa Kỳ đang dành cho các đàm phám một định dạng khác để tự chứng minh.
Một chính quyền Bush vướng bận với các khó khăn đă khó có thể trả lời có hay không đến khái niệm về Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), nhưng chính quyền mới của Obama cũng đă đề nghị để cho hội nghị này một cơ hội thử nghiệm, trong khi kư Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại như là một điều kiện tiên quyết có thể chấp nhận . Nhưng các diễn đàn đa phương vẫn c̣n ở giai đoạn phôi thai và chưa chứng minh sức mạnh và độ bền của chúng. Cho đến khi chúng ta có được các cơ chế an ninh và kinh tế trong khu vực khiến tạo nên các kết quả quan trọng đáng tin cậy theo thời gian, khi ấy sẽ quả là điên rồ để mà từ bỏ các cấu trúc và những thói quen từng mang châu Á đến thời điểm này của sự tương đối thành công ngày hôm nay.
Hơn nữa, căn cứ vào việc một đảng phái lớn nhất đối với cuộc đối thoại Châu Á-Thái B́nh Dương có vẻ phải đối diện với những thách thức chuyển tiếp quan trọng, điều này nhấn mạnh lên tính liên tục trong an ninh sẽ thận trọng hơn.
Do đó, trở lại ư tưởng rằng Hoa Kỳ có vẻ đi xuống (và một số có thể đă nói thẳng ra như vậy) v́ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và sự bế tắc trong nước. Tôi muốn nhắc nhở rằng người châu Á không nên đánh giá sớm về Hoa Kỳ - và tôi cũng không nghĩ rằng họ sẽ hành động như vậy.
Hoa Kỳ vẫn c̣n là một quốc gia cực kỳ giàu có và công nghệ tiên tiến. Tính dẫn đạo của đất nước này trong hầu hết các lĩnh vực đang mở rộng ra hơn là thu hẹp lại, mặc dù vẫn cần phải t́m cách điều chỉnh sự phân bố của cải rộng lớn của ḿnh, không thông qua quyết định của nhà nước đối với cá nhân, nhưng bằng cách tạo ra ưu đăi cho các cá nhân để triển khai tài sản của họ trong những phương cách chặt chẽ và có hiệu quả. Quá tŕnh đó dù đang được tiến hành trong một cách mạnh mẽ và có vẻ như không khả thi. Nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng nó sẽ mang lại một nước Mỹ mà sự hiện diện và tham dự của ḿnh sẽ được xem như là một đóng góp cho sự ổn định hơn một yếu tố cho bất ổn.
Douglas H. Paal là phó chủ tịch nghiên cứu tại Quỹ Carnegie cho Ḥa b́nh Quốc tế. Đây là một phiên bản thay đổi của nội dung một bài viết từng giới thiệu
ở đây.
Douglas H. Paal/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Nguồn:
The Diplomat