Nghị lực phi thường của “anh em tí hon” - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-15-2011   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Nghị lực phi thường của “anh em tí hon”

Bất kể nắng mưa, hàng ngày người cha sau khi tắm rửa, cho con ăn uống xong lại đưa hai đứa con “tí hon” đến trường. Trong khi đó, để kiếm tiền, mẹ hai em ấy lại đạp xe rong ruổi khắp các nẻo đường buôn bán ve chai.

Họ đang cố gắng tiếp sức cho những đứa con bất hạnh của ḿnh thực hiện ước mơ được đến trường học chữ để có một tương tai tươi sáng hơn...


Hai anh em tí hon Đỗ Trần Long Thành và Đỗ Trần Long Vũ.

Những đứa trẻ măi... không lớn!

Đă nhiều năm nay, người dân thôn Mộc Đức, xă Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, Quảng Trị quen thuộc với h́nh ảnh một người cha lái chiếc xe máy cũ kỹ đón đưa hai đứa con trai “tí hon” đến trường đều đặn mỗi ngày. Chú là Đỗ Trần Nhật Linh, 40 tuổi, cha của hai đứa con bất hạnh. Trong căn nhà trống vắng nằm ở cánh đồng cuối thôn Mộc Đức, chú Linh tiếp chuyện với khuôn mặt buồn buồn.


Hai anh em tí hon được cô giáo hướng dẫn học bài. Năm 1989, chú Linh đi bộ đội và được phân về đơn vị Quân chủng pḥng không, Sư đoàn 375 đóng tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Một thời gian sau, chú bị sốt nặng và được đưa đi điều trị tại bệnh viện 17. Tại đây, các bác sĩ đă tiêm thuốc cắt sốt cho chú, tuy nhiên do sức khỏe yếu lại tiêm thuốc nặng nên cơ thể chú càng yếu hơn. “Lúc đó tôi chỉ c̣n 39 kg, nằm bẹp dí một chỗ, khi di chuyển phải đi nạng và nhờ người d́u đi. Tôi xuất ngũ về làng với sức khỏe rất yếu, không làm được ǵ cả.” - chú Linh nhớ lại.

Không cam chịu cảnh đau ốm bệnh tật và tương lai mù mịt, chú quyết tâm rèn luyện thể lực kết hợp với việc điều trị tích cực nên một thời gian sau sức khỏe chú đă dần hồi phục. Năm 2000, chú Linh yêu và cưới cô Vơ Thị Tuyết làm vợ. Cũng trong năm đó, cô Tuyết sinh đứa con trai đầu ḷng và đặt tên là Đỗ Trần Long Vũ trong sự vui mừng khôn xiết của gia đ́nh. Em ấy sinh ra nặng 3,9 kg và sức khỏe rất tốt.

“Thấy con khỏe mạnh, vợ chồng tôi mừng lắm. Thế nhưng khoảng hơn 1 tuổi th́ cháu bắt đầu có biểu hiện chậm lớn, tay chân teo tóp, các khớp xương rất nhỏ và yếu. Vợ chồng tôi thương con nên đă đưa cháu đi điều trị khắp nơi nhưng các bác sĩ chẩn đoán cháu chỉ bị suy dinh dưỡng mới bị như vậy. "Rứa" là vợ chồng tôi ra sức bồi bổ cho cháu nhưng cháu vẫn càng ngày càng yếu và đặc biệt không thấy... lớn như những đứa trẻ b́nh thường khác.” - Cô Tuyết buồn bă cho biết.



Những ḍng chữ khó nhọc được nắn nót viết nên từ bàn tay nhỏ xíu của Vũ.

Nghĩ do vợ chồng ăn uống kham khổ nên mới sinh con ra c̣i cọc như vậy, hai vợ chồng đành chấp nhận, hy vọng cơ thể, sức khỏe của các con sẽ được cải thiện dần. Năm 2002, vợ chồng chú Linh, cô Tuyết sinh thêm đứa thứ hai và đặt tên là Đỗ Trần Long Thành. Thành được sinh ra rất khỏe mạnh nhưng rồi cũng như anh trai, dần dần c̣i cọc và rất yếu. Lúc này vợ chồng chú Linh mới thực sự suy sụp.

“Lúc sinh cháu Long Thành ra như vậy tôi mới nhớ ra là hồi đi bộ đội, đơn vị đóng ở khu vực có nhiều hóa chất độc hại. Cũng có thể tôi đă bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học đó. Sau này tôi biết được thêm nhiều đồng đội của ḿnh cũng đă có con bị di chứng tương tự, có nhiều đứa c̣n chết ngay khi ra đời.” - Chú Linh cho biết thêm.

Đến nay, dù đă gần 11 tuổi nhưng Long Vũ cũng chỉ cao khoảng 70cm, nặng 12kg. Lớn hơn anh trai một chút, nhưng Long Thành cũng chỉ cao khoảng 75cm và nặng 12,5kg. Do thể trạng c̣i cọc, hệ tiêu hóa kém nên chuyện vệ sinh cá nhân của hai anh em hầu như chỉ nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc cô giáo, bạn bè ở lớp.

“Con muốn đi học”

Từ lúc các con bị bệnh như vậy, vợ chồng cô Tuyết càng thương các con hơn nhưng sự lo lắng cũng càng thêm nặng trĩu. “Tuy các con sinh ra không may mắn nhưng chưa bao giờ vợ chồng tôi quá buồn ḷng mà luôn cố gắng nuôi dạy các con thật tốt. Con có bệnh tật thế nào th́ cũng là con ḿnh chín tháng mười ngày rứt ruột đẻ đau. Bây giờ tôi chỉ muốn dồn sức nuôi dạy các con thật chu đáo để bù đắp những thiệt tḥi mà hai anh em nó phải gánh chịu.” - Nói về những đứa con không may mắn của ḿnh, cô chú càng quyết tâm hơn.


Cô Tuyết cho biết, lúc 6 tuổi, nh́n bạn bè cùng xóm được cha mẹ đưa đến trường nhập học th́ Long Vũ cũng nằng nặc đ̣i bố mẹ cho đến lớp. “Con cũng muốn đi học như các bạn và con sẽ cố gắng học giỏi”, nghe đứa con nhỏ xíu của ḿnh nói vậy, cô cảm thấy ḷng ḿnh như xát muối và lại lo lắng nếu đi học th́ liệu cháu có theo học nổi không. “Vợ chồng tôi suy nghĩ nhiều lắm rồi lại thấy thương con vô cùng. Cuối cùng chúng tôi quyết định mua sách vở xin cho cháu được học tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ngay đầu làng. Khi được bố mẹ đưa đến trường, thằng bé mừng rỡ chạy tung tăng cả ngày như được nhận quà vậy”. Do em quá nhỏ so với các bạn trong lớp nên trường ưu tiên cho ngồi bàn đầu với bộ bàn ghế được đóng thấp hơn để dễ dàng tập viết. Với người b́nh thường đă khó th́ với Long Vũ, việc học càng khó khăn hơn rất nhiều.



Thành vui đùa với bạn bè cùng lớp tại trường học.

“So với các bạn b́nh thường th́ học lực của cháu Vũ vẫn c̣n yếu nhưng biết hoàn cảnh của cháu như vậy nên thầy cô, bạn bè ai cũng thương và giúp đỡ từ việc học cho đến vệ sinh cá nhân. Năm trước cháu c̣n học trên tầng 2 nên việc đi lại rất khó khăn, phải nhờ các bạn cùng lớp cơng mỗi khi vào lớp. Năm nay trường bố trí cho lớp cháu học ở tầng một để cháu dễ dàng đi lại.” - Cô Nguyễn Thị Tuyết, chủ nhiệm lớp của Long Vũ tâm sự.

Cô Tuyết cũng cho biết, mỗi khi có chương tŕnh hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn th́ bao giờ trường cũng dành ưu tiên giúp đỡ cho em ấy trước. Nh́n những ḍng chữ khó nhọc được nắn nót viết nên từ bàn tay nhỏ xíu của Vũ, ai cũng vô cùng cảm động. Tương tự như Long Vũ, em Long Thành được bố mẹ cho đến trường, hiện em đă học đến lớp 3.



Tại trường, Long Thành được các bạn cùng lớp giúp đỡ rất nhiều.

Tại lớp học, Long Thành cặm cụi nắn nót từng chữ viết. “Cả cháu Vũ và cháu Thành đều khá thông minh và tiếp thu bài khá tốt nhưng do các cháu quá nhỏ, đặc biệt là đôi tay quá yếu nên việc viết chữ, làm toán đều rất khó nhọc và chậm hơn các bạn khác. Thương các cháu, chúng tôi cũng đă cố gắng rất nhiều để giúp đỡ hai cháu theo học kịp với các em khác. Cũng nhờ kiên tŕ tập viết nên chữ của cháu Vũ cũng khá đẹp, c̣n cháu Thành làm Toán cũng khá nhanh.” - Cô Mượn, giáo viên trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cho biết thêm.

Vợ chồng chú Linh, cô Tuyết ngậm ngùi cho biết: “Chưa biết tương lai sau này của các cháu sẽ ra sao nhưng vợ chồng tôi cũng sẽ cố gắng cho các cháu học đến nơi đến chốn. Giờ vợ chồng tôi cũng chỉ có hai đứa nó, nếu làm được điều ǵ cho con th́ bọn tôi cũng sẽ nguyện hết sức để làm. Chỉ sợ các con yếu quá sẽ không thể theo học được thôi”.


Theo ANTĐ
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	111015HDanhemtihon01.jpg
Views:	6
Size:	51.0 KB
ID:	324877
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:44.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06654 seconds with 12 queries