Chưa bao giờ nạn khai thác vàng trái phép tại huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại diễn ra rầm rộ đến thế. Nó không chỉ gây tổn hại nặng nề cho nguồn tài nguyên của quốc gia, mà c̣n khiến cuộc sống của hàng ngh́n hộ dân ở đây bị xáo trộn... Chỉ tính riêng 2 thôn Đăk Đoát và Pêng Sel Pêng, xă Đăk Pét đă có đến hơn 300 trong tổng số 360 hộ dân chẳng c̣n mặn mà ǵ với ruộng nương. Vàng đă mang lại cho họ niềm vui và cả nước mắt.
Ăn khế trả vàng
16 tuổi, A Thiếu vạm vỡ như con hổ trên rừng. Tuy học ít nhưng mọi việc lớn nhỏ trong nhà, trong làng không có nó khó bề liệu xong. Vậy mà bỗng chốc, nó trở thành con ma ở thôn Đăk Đoát. Người bảo lỗi thuộc về cha nó - ông A Cao, người lại bảo đó là do Yàng phạt...
Thông tin “vỉa hè” mà tôi có được, thường mỗi tuần một nhóm đăi vàng (từ 6- 8 hộ) thu về khoảng hơn 20 triệu đồng. Nếu đi làm thuê th́ một ngày dầm dưới suối sẽ được trả từ 100 - 200 ngh́n đồng, và được trả “tiền tươi”. Những người không có máy móc, không làm thuê th́ mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm từ việc mót vàng dưới suối…
Chạy vạy khắp nơi, cuối cùng ông A Cao cũng mượn được gần chục triệu, góp cùng một số người nữa mua một chiếc máy làm vàng. Và dĩ nhiên “chuyện lớn” này không thể vắng thằng Thiếu, bởi nó là thằng tháo vát, lại là đứa có “nghề” v́ đă “kinh” qua nhiều tháng làm thuê. Mẻ đầu tiên, nhóm của ông Cao có vẻ trúng đậm, nhưng cũng chính lúc ấy, lúc niềm vui của ông Cao lên đến tột đỉnh lại là giây phút định mệnh của thằng Thiếu.
Rầm! Đất trên đầu nó bỗng dưng ầm ầm đổ xuống… mọi người nhào đến… Thằng Thiếu tắt thở. Bên cạnh thằng Thiếu, con Y Giáng (20 tuổi) đang quằn quại trong vũng bùn. Giáng thoát chết nhưng cái chân vĩnh viễn thành tật, trở thành gánh nặng cho cả gia đ́nh.
Câu chuyện về A Thiếu và Y Giáng là câu chuyện hiếm hoi mà tôi được chính người trong làng Đăk Đoát kể ra. Và có lẽ A Voa - người kể câu chuyện - chính là thanh niên duy nhất ở Đăk Đoát từ bỏ được ham muốn xuống suối đăi vàng. A Voa không có đất như những người khác nên chỉ đi làm thuê.
Gần 2 tháng dầm mưa dăi nắng, A Voa cũng kiếm được kha khá nhưng sức lực th́ xuống dữ lắm. Từ một thanh niên cường tráng, chỉ sau hai tháng A Voa chỉ c̣n dưới 50kg. “Tính ra cũng đâu vào đó cả anh à. Số tiền em kiếm được sau mấy tháng ngụp lặn cũng chỉ đủ để mua thuốc. Sốt liên tục, có lúc em tưởng chết rồi”.
Bỏ làng xuống suối
Ở 2 thôn Đăk Đoát và Pêng Sel Pêng có tổng cộng 360 hộ với hơn 1.500 dân. Thế nhưng suốt dọc đường vào làng, số người tôi gặp có thể đếm trên đầu ngón tay và cũng chỉ có người già và trẻ nhỏ.
Chẳng cần ai giải thích tôi cũng hiểu được tại sao làng lại vắng người đến thế. Họ xuống suối Đăk Ra. Từ đầu Pêng Sel Pêng đến Đăk Đoát, suối Đăk Ra dài khoảng 4km. Dưới ḍng suối đục ngầu, hàng trăm người h́ hục đào bới, xăm soi, máy móc chạy ầm ầm.
Tôi đánh liều lội xuống mé nước nhưng lập tức phải quay lên v́ bị đám thanh niên phía bên kia bờ dùng đá xua đuổi. Lội sâu vào Đăk Đoát, tôi gặp A Ri, A Du, A Binh cùng 3 người nữa đang h́ hục khiêng một ống nước to hơn bắp vế, dài khoảng 5m.
Khi tôi hỏi thăm, cả nhóm nh́n soi mói rồi hỏi lại: “Hỏi làm ǵ?”. Vừa đưa máy lên chụp ảnh, th́ A Du lập tức chỉ dao vào mặt tôi quát một tiếng gọn lỏn: “Biến!”… Tôi tiếp tục “biến” sâu vào làng với hy vọng gặp được một ai đó có thiện ư. Nhưng cái mà tôi gặp trên đường là những ngôi nhà cửa khóa im ỉm, lặng lẽ đến đáng sợ. Ngay cả nhà ông Trưởng thôn A Hùng cũng không một bóng người.
Cuộc “vi hành” bất thành, tôi đành phải gọi điện cho ông A Phương - Chủ tịch xă. Theo thông tin từ ông Phương, hiện cả hai làng có khoảng 90% hộ dân (tức khoảng hơn 300 hộ) tham gia làm vàng. Những người có đất hùn vốn lại mua máy móc rồi tự khai thác. Nếu nhóm hộ nào không có tiền đầu tư th́ sẽ được một số đầu nậu cho ứng tiền trước rồi trả lại bằng vàng.
Thường mỗi máy làm vàng có giá khoảng 50 triệu đồng. Riêng thu nhập của người làm vàng, dù là người trong làng nhưng ông Phương cũng không thể biết chính xác. “Mỗi người nói một kiểu, chẳng biết được đâu”- ông Phương nói.