Với số tiền 4.000 – 12.000 rupee, đàn ông tại vùng Bundelkhand, bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ có thể mua vợ của người khác ngay ngoài chợ.
Dung nhan càng mặn mà, xinh đẹp, người phụ nữ sẽ càng được đẩy giá cao và "lọt vào mắt xanh" của nhiều khách hàng.
Theo The Independent, nạn đói kém, sự mất cân bằng giới tính chính là nguyên nhân dẫn tới thảm kịch này. Tại những vùng quê hẻo lánh như Bundelkhand, cuộc sống người dân vô cùng cực khổ. Họ sống dựa vào mùa màng và phập phù trông chờ vào thời tiết. Năm nay, miền bắc Ấn Độ lại gặp hạn hán kinh hoàng chưa từng xảy ra trong ṿng gần 100 năm nay, khiến nạn đói gia tăng, nợ nần chồng chất.
Nạn hạn hán khiến người dân sinh sống tại các vùng quê hẻo lánh thuộc miền Bắc Ấn Độ lâm vào cảnh sống khốn cùng.
Để duy tŕ cuộc sống, nhiều đàn ông tại Bundelkhand đă quyết định bán vợ. Chỉ v́ số tiền 4.000 - 12.000 rupee, một phụ nữ có chồng bỗng trở thành vật sở hữu của người đàn ông khác.
Để chuyện mua bán được diễn ra suôn sẻ, hai bên phải kư kết một “hợp đồng hôn nhân”. Theo quy định trong hợp đồng này, khi người chồng đă chán ghét vợ, anh ta có quyền bán người phụ nữ nhiều năm chung sống cho một người đàn ông khác. Chỉ cần kư tên hoặc điểm chỉ, người giao “hàng”, kẻ trả tiền, đó là lúc mọi chuyện kết thúc. Theo báo cáo của Ủy ban Phụ nữ Ấn Độ, đa phần các nạn nhân trong những vụ mua bán này đều mù chữ. Họ không hiểu nổi “hợp đồng hôn nhân” mà chồng ḿnh nắm giữ chứa những nội dung ǵ.
Người phụ nữ ngay từ nhỏ đă bị cho là “hàng lỗ vốn”. Chuyện ba thê, bốn thiếp với đàn ông Ấn Độ đă trở thành tập tục quen thuộc. Thậm chí họ có quyền ruồng bỏ vợ ḿnh bất cứ khi nào.
Nhiều phụ nữ Ấn Độ phải chịu thảm cảnh cho thuê hoặc trở thành món "hàng" bán chác của các ông chồng.
Trước vấn nạn này, Ủy ban Phụ nữ Ấn Độ đă lập ra tổ điều tra đặc biệt để làm rơ vấn nạn bán vợ tại Uttar Pradesh. Một người phụ nữ trở thành món hàng rao bán đă đau khổ chia sẻ trên The Independent: “Chồng đă bán tôi với giá 8.000 rupee. Người mua c̣n bắt tôi tới ṭa án để chứng minh cuộc hôn nhân mới là hợp pháp. Trên đường tới ṭa án, thừa lúc anh ta không để ư, tôi đă tháo chạy”.
Quan niệm trọng nam, khinh nữ khiến phụ nữ Ấn Độ chịu nhiều thiệt tḥi.
Charan, một nông dân địa phương, cho biết ông đă t́m mọi cách để giới chức Ấn Độ chú ư tới vấn nạn này, nhưng vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn. “Tôi đă báo cáo mọi việc với cảnh sát địa phương và cung cấp nhiều bằng chứng xác đáng. Nhưng không ai muốn nghe tôi tŕnh bày. Thậm chí, tôi đă tiết lộ với giới truyền thông, nhưng đại diện các tờ báo cũng nghĩ tôi bịa đặt”, Charan nói.
Mai Anh (theo Xinhua, People.com.cn)