Hơn 30 năm nay, niêu cơm ấy vẫn không quá một bơ gạo, vẫn 2 cái bát, đôi đũa tre đă nhuốm màu thời gian vàng ố. Chỉ có một điều khác là họ không khóc được nữa mỗi khi có tiếng trẻ con vang lên đâu đó.
Sau khi rời quân ngũ, ông Lợi được người anh mai mối cho Mận, cô công nhân Nhà máy Cao su Hà Nội. Ngày mới ḥa b́nh, đất nước chung một nỗi khó khăn. Họ yêu thương nhau chỉ bằng lời nói, không hoa, quà hay bất cứ vật chất nào khác. T́nh yêu đă giúp họ vượt qua mọi rào cản của sự túng thiếu và khác biệt tôn giáo. Năm 1976, một đám cưới đơn sơ được tổ chức.
Khát vọng làm cha
Ông Lợi nhớ lại: “Năm 1967, đi kinh tế mới ở Phú Thọ về, nhà tôi nghèo lắm. Chín con người mà chỉ có một cái nhà chưa đầy chục m2 để chui ra chui vào. Bố ốm nặng rồi mất sớm, một ḿnh mẹ tôi “ôm” 8 đứa con. C̣n gia đ́nh Mận lại theo đạo Thiên chúa. Những rào cản lớn ngỡ không thể vượt qua nhưng chúng tôi đă yêu thương nhau thật ḷng, cảm thông và chia sẻ nên đến được với nhau”.
Hạnh phúc của ông bà Lợi - Mận dù chưa trọn vẹn nhưng ngôi nhà nhỏ chưa bao giờ thôi ấm áp
Yêu nhau nhưng nghĩ đến ngày cưới lại buồn v́ không có tiền lấy vợ. Ông làm thợ nề, sau đó đă chuyển sang đạp xích lô để giúp mẹ nuôi các em. Một tháng được 800 đến 900 đồng ông đều đưa hết cho mẹ. Ngày lấy vợ, ông giật ḿnh v́ không một bạc cắc trong túi. Ông vừa nói vừa cười: “Tôi đành đi vay, vay bà con họ hàng cũng đủ 2.000 đồng (thời đấy gần bằng một cây vàng bây giờ) để cưới vợ mà măi một năm sau vẫn chưa trả hết”.
Cưới nhau về, cuộc sống vẫn lắm cơ cực và túng bấn. Căn nhà nhỏ chưa đầy 10m2 ngày nào giờ lại thêm một con người nữa. Sinh hoạt gia đ́nh, quan hệ anh chị em, rồi những thứ khác… thêm phần khó khăn với vợ chồng ông. Nhưng, với tinh thần của người lính cụ Hồ, ông gạt mọi suy nghĩ và lo âu để bươn ḿnh kiếm sống.
Năm 1980, hai vợ chồng ông đă chắt chiu, dành dụm được ít tiền, họ dựng một căn nhà nhỏ tầm 11m2 được cơi nới từ nhà của mẹ. Bấy giờ họ mới nghĩ nhiều hơn đến chuyện sinh con. Thế nhưng, một năm, hai năm, rồi nhiều năm nữa trôi qua họ chỉ sống trong chờ đợi... Biết rằng khó khăn lần này ắt sẽ khó vượt qua nhưng ông Lợi vẫn lạc quan, yêu đời và hy vọng điều may mắn mỗi ngày. Ông nỗ lực hơn mười năm trời chữa bệnh cho vợ để mong có được một sinh linh bé nhỏ. Hễ biết đâu có thầy lang là ông lại rỉ tai vợ “Bà cố gắng lần nữa xem có được không!”. Vậy mà… tất cả chỉ là con số 0 mà thôi. Và lần cuối cùng, khi ông đưa bà Mận đến làng Xái (B́nh Lục, Phủ Lư) chữa trị bằng thuốc Nam. Ba tháng sống trong thắc thỏm. Ông vét đến đồng bạc cuối cùng để mua thuốc cho vợ để rồi một ngày, sau bao nhiêu thời gian và tiền bạc, ông nhận tin vợ ḿnh vô sinh. “Lúc đó tôi rụng rời tay chân, cổ nghẹn cứng lại, ôm lấy ngực ḿnh vuốt lấy vuốt để nhưng không thể ngăn được nước mắt”, ông Lợi nghẹn ngào nói.
Ông Trần Văn Lợi sinh năm 1953; bà Nguyễn Thị Mận sinh năm 1956. Hiện ông bà đang sống trong một căn nhà nhỏ rộng chừng 11m2 tại 66 Tô Hiến Thành, Hà Nội.
Buồn và đau khổ nhưng không bao giờ ông kêu than hay oán trách ai ngay cả bản thân ḿnh bởi ông cho rằng số phận đă an bài. Thế nhưng sự can đảm của người lính này đôi khi cũng bị ám ảnh bởi chính cái số phận tréo ngoe ấy. Đă có lúc ông phải giấu vợ, giấu gia đ́nh v́ sự cô đơn, buồn tủi và nước mắt. Rồi sau đó tự nhủ với ḷng ḿnh để an ủi bản thân: “Nếu sinh con, không may chúng nhiễm chất độc màu da cam th́ sao! V́ ḿnh là lính Trường Sơn cơ mà”. Cứ để suy nghĩ đó trong đầu, ông Lợi mới nguôi đi những muộn phiền. Một thời gian dài, ông tạm xa cuộc sống bên ngoài không phải v́ mặc cảm hay tự ti mà ông muốn cân bằng chính ḿnh. Nhiều lần, bạn bè khuyên ông t́m con nơi người phụ nữ khác nhưng chưa bao giờ ư nghĩ đó xuất hiện trong đầu người đàn ông bản lĩnh này. Ông không cho phép ḿnh phản bội sự chung thủy của người vợ hiền, thật thà và yêu thương ông trong bấy nhiêu năm, đă cùng ông san sẻ cuộc sống dù biết trước những khó khăn. Với ông, đó là hạnh phúc không dễ ǵ đánh đổi.
Vẫn khát khao được bồng bế những đứa trẻ trên tay, vợ chồng ông Lợi nhiều lần tính đến chuyện xin con nuôi nhưng không thành. Đến một ngày, em trai thứ của ông lấy vợ và sinh được cháu gái đầu ḷng, bà Mận rỉ tai ông xin bế bé Linh về nuôi ngay khi nó vừa tṛn 3 tháng tuổi. Thế rồi, ông đạp xích lô, bà bán hàng nước, họ cũng kiếm đủ tiền nuôi cháu như những người bố, người mẹ đích thực vậy. Căn nhà nhỏ của vợ chồng ông suốt bao nhiêu năm lại rộn ràng tiếng trẻ. Nhưng thoáng buồn, ông Lợi nói: “Hết con Linh rồi thằng Ngọc, thằng Mạnh… nuôi lớn rồi chúng lũ lượt quay về với bố mẹ đẻ cả rồi. Chẳng c̣n đứa nào ở với vợ chồng tôi. Nhiều lúc tôi thèm được nghe tiếng bọn trẻ í ới cũng như một lần được gọi bố!”, nói đến đấy nước mắt ông Lợi chảy.
“Sợ một ngày vắng tiếng bà ấy”
Gian truân ngỡ đă qua đi nhưng giờ đây, khi đầu đă hai thứ tóc, ông Lợi vẫn phải chạy vạy hàng ngày với nghề xe ôm để kiếm tiền nuôi vợ đang mắc bệnh nan y. Khổ lại nối khó, không dứt. Hạnh phúc mong manh mà vẫn khó nắm bắt vô cùng, lắm lúc ông cảm thấy dễ buông xuôi mọi thứ nhưng cứ nghĩ đến “người đàn bà ấy”, một nửa cuộc đời ḿnh ở đó, ông Lợi đành “lấp” hết mọi ưu tư, những trắc ẩn trong ḷng để vượt qua.
Ông nói: “Nỗi buồn ấy chưa phải là cái buồn nhất, bệnh tật vẫn c̣n thuốc, vẫn c̣n chữa được th́ đấy vẫn là hạnh phúc”. Ông Lợi đưa bà Mận vào bệnh viện, bắt đầu những tháng ngày nhọc nhằn nhất. Khó nhọc là vậy nhưng chưa một lần ông làm bà phải khóc. “Hàng ngày tôi vẫn đưa bà ấy đến viện tiêm thuốc. Vẫn nhắc bà uống 9 viên thuốc mỗi ngày và theo sát các chế độ dinh dưỡng. Tôi bày cho bà ấy cách tập thể dục rồi nhiều thứ khác nữa, những ǵ mà tôi lượm lặt được ở sách báo”, nói rồi ông quay sang nh́n bà Mận cười tŕu mến. Mọi nỗi đau khổ của đời ông đều như được xoa dịu khi mỗi ngày ông được thấy “người đàn bà ấy” vui tươi, khỏe mạnh… Ông sẻ chia: “Phải gồng ḿnh kiếm đủ 3 triệu đồng mỗi tháng tôi cũng chấp nhận v́ tôi sợ nhất là một ngày nào đó vắng tiếng bà ấy trong nhà”.
Người đàn ông đầy ḷng nhân hậu ấy không bao giờ than trách số phận bởi với ông, một người lính được sống sót trở về sau chiến tranh đă là điều may mắn không ǵ bằng, hơn tất cả những nỗi đau mà ông phải đối diện.
Giờ đây cựu chiến binh Trần Văn Lợi vẫn sống và lao động không mệt mỏi, luôn lạc quan và yêu đời như tự ḿnh bù đắp cho số phận.
Timi
theo dantri