11 sự kiện nổi bật tại Việt Nam 2011 - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 12-24-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,855
Thanks: 11
Thanked 13,486 Times in 10,774 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default 11 sự kiện nổi bật tại Việt Nam 2011

Bay Vút tổng kết những sự kiện nổi bật nhất tại Việt Nam trong năm qua.

Thay đổi bộ máy lănh đạo cấp cao


Diễn ra từ ngày 11-19/1với gần 1.400 đại biểu đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên, Đại hội Toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiệm vụ bầu cử và sắp xếp lại nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới (nhiệm kỳ 2011-2015), đồng thời đưa ra những chiến lược về phát triển kinh tế xă hội trong mười năm 2011-2020.

Đại hội đă bầu ra Ban chấp hành Trung ương gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị khóa XI gồm 14 người, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và có 5 ủy viên mới.

Kết quả bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XI được giới quan sát cho rằng thể hiện sự đổi mới và cải tổ chính trị ở Việt Nam. Tỉ lệ đại biểu trẻ đắc cử (dưới 50 tuổi), bao gồm cả ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết, tăng lên (đạt 18%). Riêng tỉ lệ đại biểu nữ đắc cử đạt gần 10% so với 8% tại Đại hội Đảng lần trước. Việc một số người đứng đầu các viện nghiên cứu trúng cử vào BCH Trung ương cho thấy Việt Nam ngày càng chú trọng phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức.

Kỳ họp thứ I Quốc hội khóa XIII diễn ra từ 21/7 đến 6/8 đă bầu ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội và ông Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước. Ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được bầu làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ 5 năm với tỷ lệ phiếu tín nhiệm lên tới 94%.

Biển Đông dậy sóng

Năm 2011 là năm nhiều sóng gió tại Biển Đông, khu vực dồi dào tài nguyên thiên nhiên đồng thời cũng là nơi có nhiều tuyến hàng hải quan trọng. Biển Đông đă trở thành một trong những điểm nóng v́ một số quốc gia Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Phillipines, Malaysia, Bruinei và Đài Loan cùng đưa ra các tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau.

Việt Nam cho biết, kể từ năm 2009, có rất nhiều thuyền đánh cá nước này bị tàu Trung Quốc bắt giữ trong các vụ tranh chấp lănh hải tại Biển Đông.

Đặc biệt, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc đột ngột xấu đi và gia tăng căng thẳng khi liên tiếp vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2011, các tàu thăm ḍ dầu khí của Việt Nam bị các tàu hải giám, tàu đánh cá và tàu ngư chính của Trung Quốc quấy nhiễu khi đang hoạt động trong vùng biển mà Việt Nam khẳng định là Khu vực Đặc quyền Kinh tế của ḿnh.

T́nh trạng căng thẳng ngoài Biển Đông bùng nổ trên Internet khi nhiều trang mạng của chính phủ hai nước bị các tin tặc của đối phương tấn công. Nhiều hành động sau đó của các nước có liên quan như tập trận, cử tàu có vũ trang tới các vùng biển tranh chấp, biểu t́nh phản đối... khiến Biển Đông luôn là một điểm nóng.

Riêng tại Việt Nam, có thể nói vấn đề chủ quyền biển đảo là chủ đề nóng trong năm 2011, được thể hiện rơ ở việc nhiều lănh đạo cấp cao nhất đă lên tiếng công khai về vấn đề này.

Đặc biệt, trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam khóa 13 vào ngày 25/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương của Việt Nam là đàm phán để đ̣i lại chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đă dùng vũ lực chiếm đoạt từ năm 1974. Tuyên bố này được giới quan quan sát xem là rất hiếm hoi và là một bước đi táo bạo, xét từ góc độ mối quan hệ ‘16 chữ vàng’ và ‘tinh thần 4 tốt’ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Một số chuyên gia nước ngoài nhận định việc lần đầu tiên các quan điểm về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam được đưa ra tại một sự kiện chính thức như vậy cho thấy Việt Nam đang t́m cách củng cố tuyên bố mạnh mẽ đối với quần đảo Hoàng Sa để thoát khỏi tầm ảnh hưởng ngầm của Trung Quốc.

Biểu t́nh ôn ḥa phản đối Trung Quốc

Vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông cũng dẫn đến một hoạt động chính trị vốn rất hiếm khi xảy ra ở Việt Nam là biểu t́nh.

Ngay sau sự kiện tàu thăm ḍ dầu khí của Việt Nam bị tàu Trung Quốc quấy nhiễu cuối tháng 5, hàng ngàn người tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đă tham gia tuần hành và biểu t́nh phản đối Trung Quốc vào đầu tháng 6. Các cuộc biểu t́nh tại Việt Nam rất hiếm thấy nên giới phân tích cho rằng hoạt động này được chính quyền ngầm cho phép để kín đáo tỏ thái độ không bằng ḷng đối với Bắc Kinh.

Hoạt động này diễn ra đều đặn vào các dịp cuối tuần tại Hà Nội nhưng ở TP Hồ Chí Minh, sau hai cuộc biểu t́nh đầu tháng Sáu đă không c̣n hoạt động tương tự diễn ra.

Tại Hà Nội, sau 10 cuộc biểu t́nh “xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của quần chúng nhân dân” để “phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam”, đến ngày 18/8, chính quyền thành phố chính thức yêu cầu “chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát” trên địa bàn thủ đô. Lư do mà chính quyền thành phố đưa ra là “những cuộc tụ tập, biểu t́nh, tuần hành tự phát đă gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xă hội; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước”.

Dư luận cho rằng có thể chính quyền Việt Nam lo ngại những cuộc biểu t́nh phản đối Trung Quốc sẽ dần chuyển sang màu sắc chính trị. Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam cũng phải cân nhắc không làm mất ḷng ‘người láng giềng khổng lồ’, đồng thời tránh bộc lộ các điểm yếu của ḿnh với người dân.

Sau cuộc biểu t́nh lần thứ 11 diễn ra tại Hà Nội hôm 21/8 và bị lực lượng an ninh trấn áp mạnh với hơn 40 người biểu tình bị tạm giữ, hoạt động biểu t́nh khép lại với cuộc đối thoại giữa những người biểu t́nh và đại diện cao nhất của chính quyền thành phố là Bí thư Thành ủy.

Điều đáng nói là, từ thực tiễn biểu t́nh trong mùa hè 2011, chính quyền Việt Nam đă nhận ra nhu cầu phải hợp thức hóa hoạt động này, thể hiện qua việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ động yêu cầu Bộ Công An soạn thảo dự luật biểu t́nh.

Tại kỳ họp Quốc hội khóa 13 vào cuối tháng 11, Thủ tướng Dũng chính thức lên tiếng ủng hộ việc xây dựng dự luật này dù trước đó, đây là một chủ đề nóng, gây tranh căi gay gắt tại diễn đàn Quốc hội. Ngay sau đó, Quốc hội đă thông qua Nghị quyết đưa dự luật này vào chương tŕnh chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 13 nhằm thể chế hóa Điều 69 của Hiến pháp năm 1992, tạo công cụ pháp lư để công dân thực hiện quyền của ḿnh và Nhà nước quản lư, kiểm soát hoạt động biểu t́nh theo đúng pháp luật.

Dịch chân tay miệng ở Việt Nam

Trong năm 2011, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại Việt Nam tăng vọt làm số trẻ tử vong gia tăng mạnh.

Theo bác sĩ Babatunde Olowokure, chuyên gia nghiên cứu dịch bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, những bệnh nhân tử vong chủ yếu do bị nhiễm loại vi-rút nguy hiểm trong số hai loại vi-rút gây ra căn bệnh này.

Ông Olowokure nhận định chính phủ Việt Nam đă rất nỗ lực trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh thông qua việc tuyên truyền kiến thức cho người dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như cung cấp thông tin dịch bệnh tới các trường học, nhà trẻ, nơi có nhiều trẻ trong độ tuổi nhiễm bệnh nhất.

Kinh tế : lạm phát, sốt vàng, vỡ tín dụng đen

Theo hăng tin AFP, lạm phát của Việt Nam ở mức rất cao, thậm chí lên đến 23% trong tháng 8/2011. Trong đó, các mặt hàng thực phẩm tăng giá nhiều nhất, 34%.

Trước đó, trong tháng 5/2011, Liên Hợp Quốc nhận định Việt Nam là một trong 5 quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới.

Để giúp người dân phần nào vượt qua khó khăn, chính phủ Việt Nam đă gia tăng mức lương tối thiểu ở một số thành phố lớn. Tuy nhiên, việc tăng lương vẫn không đủ bù đắp chi tiêu cho người dân và gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp bởi gia tăng chi phí nhân công.

Sự trượt giá nhanh chóng của đồng tiền khiến rất nhiều người dân Việt Nam nghĩ tới việc dự trữ vàng. Điều này khiến cho cầu về vàng tăng vọt trong khi nguồn cung có hạn, dẫn đến giá vàng tăng rất cao so với mặt bằng chung của thế giới.

Cơn sốt vàng góp phần đẩy mức lạm phát lên cao và chính phủ Việt Nam đă kêu gọi người dân không nên chỉ đầu tư vào vàng để giúp ổn định nền kinh tế.

Nhằm đa dạng hóa các h́nh thức đầu tư, nhiều người dân tham gia vào các đường dây tín dụng đen có lăi suất rất cao, thậm chí lên đến 12%/tháng (144%/năm tính theo lăi đơn và 290% tính theo lăi kép). Với hy vọng đồng tiền sẽ ‘sinh sôi, nảy nở’ lên gấp nhiều lần chỉ trong một thời gian ngắn, họ đă vay tiền ngân hàng, bạn bè, người thân... để đổ vào các đường dây tín dụng đen.

Tuy nhiên, việc chính phủ gia tăng mạnh mẽ lăi suất cơ bản và thắt chặt tín dụng của các ngân hàng để góp phần giải quyết lạm phát đă dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt đường dây tín dụng đen có quy mô từ hàng chục đến hàng trăm triệu đô-la, khiến rất nhiều người bị mất trắng toàn bộ tài sản.

Trước t́nh h́nh đó, các cuộc điều tra đặc biệt đă được tổ chức nhằm đưa những kẻ lừa đảo ra trước pháp luật.

Australia tăng viện trợ cho Việt Nam

Trong năm 2011, chính phủ Australia quyết định gia tăng viện trợ nước ngoài thêm gần 500 triệu đô-la so với trước đây, chủ yếu dành cho các nước láng giềng trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, trong năm tài chính 2011-2012, Việt Nam sẽ nhận 137,9 triệu đô-la viện trợ, tăng hơn 10 triệu đô-la so với năm tài chính 2010-2011.

Kế hoạch viện trợ cho Việt Nam của Australia trong giai đoạn 2010-2015 sẽ tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương tŕnh học bổng, cải cách cơ sở hạ tầng, chính sách và phát triển bền vững môi trường.

Ḥa giải giữa cựu chiến binh Việt Nam và Australia

Một cuộc ḥa giải chính thức giữa các cựu chiến binh Australia-Việt Nam đă được lên kế hoạch nhằm đánh dấu 50 năm ngày Australia tham chiến tại Việt Nam.

Ông Don Rowe - Chủ tịch hội Cựu Chiến binh Australia (RSL), bang New South Wales, cho biết trước đó, kế hoạch này nhận được sự quan tâm của chính phủ Việt Nam cũng như sự ủng hộ nhiệt t́nh của hội cựu chiến binh nước này.

Về phía Australia, Ngoại trưởng Kevin Rudd rất ủng hộ việc ḥa giải. Trong một chuyến thăm Việt Nam, ông Rudd cùng với một số cựu chiến binh Australia đă tới thăm địa danh Long Tân, nơi binh lính Australia từng chiến đấu trước đây. Trong thời gian này, ông Rudd thông báo chương tŕnh tài trợ của Australia nhằm phục hồi chức năng vận động cho những nạn nhân chiến tranh.

Tuy nhiên, trong tháng 10/2011, RSL đă quyết định băi bỏ kế hoạch kư kết Biên bản Ghi nhớ với Hội Cựu chiến binh Việt Nam do vấp phải sự phản đối từ một số cựu chiến binh Australia.

Ông Ron Rowe nhận định mặc dù điều này có thể ảnh hưởng tới kế hoạch ḥa giải giữa hai nước nhưng trong tương lai, nó vẫn có thể được thông qua.

Hội Cựu Chiến binh Australia bỏ kế hoạch kư hợp tác với Việt Nam

Học giả Việt Nam phản đối chiêu bài hợp pháp hóa bản đồ ‘đường lưỡi ḅ’ của Trung Quốc

Năm 2011, học giả Việt Nam trong và ngoài nước đă thành công trong việc phát hiện và lên tiếng phản đối hành động được cho là “núp bóng khoa học để mưu đồ chính trị” của Trung Quốc.

Hai tạp chí khoa học hàng đầu là Nature và Science đă đăng một số bài viết của học giả Trung Quốc trong đó có kèm bản đồ ‘đường lưỡi ḅ’ khẳng định chủ quyền Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Cụ thể, tháng 9/2010, Nature đăng bài ‘Tác động của biến đổi khí hậu tới nguồn nước và nông nghiệp ở Trung Quốc’; tháng 7/2011, Sciene đăng bài ‘Lịch sử nhân khẩu Trung Quốc và những thách thức trong tương lai’. Cả hai bài viết đều không liên quan tới vấn đề tranh luận về chủ quyền.

Trước những thư phản đối từ các học giả người Việt, ngày 20/10/2011, Nature cho đăng liền một bài xă luận và bài viết của phóng viên David Cyranoski vạch trần âm mưu hợp lí hóa bản đồ ‘đường lưỡi ḅ’ bằng con đường khoa học chính thống.

Tạp chí Science trước đó, ngày 30/9/2011, đăng thư của ban biên tập, đại ư nói bản đồ ‘đường lưỡi ḅ’ đăng kèm trong bài viết không phản ánh quan điểm của tạp chí này về vấn đề chủ quyền nhưng từ chối đăng thư phản đối của học giả Việt Nam.

Gần đây nhất, trong tháng 12, sau những trao đổi qua lại, cuối cùng Tạp chí Science điện tử cũng quyết định đăng tải bức thư của nhóm học giả Việt Nam phản đối bài báo của học giả Trung Quốc có đính kèm bản đồ ‘đường lưỡi ḅ’.

Học giả Việt ở Australia phản đối ‘đường lưỡi ḅ’ trên tạp chí Science
Lũ lớn nhất trong 10 năm


Những trận mưa lớn bất thường trong tháng 10 và 11 cùng với lũ lụt đă tạo nên đợt lũ lụt lớn nhất trong 10 năm qua và ảnh hưởng lớn tới Việt Nam.

Lũ lụt tại vùng đồng bằng sông Mekong ở khu vực phía Nam Việt Nam đă khiến 78 người thiệt mạng, trong đó có 65 nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi. Hơn 125 ngh́n ngôi nhà và 10 ngh́n héc-ta diện tích trồng lúa đang bị ngập trong biển nước.

Tại khu vực miền Trung, mưa lớn cộng với việc hồ thủy điện miền Trung đồng loạt xả lũ khiến hàng trăm ngh́n gia đ́nh ở vùng hạ du bị ngập nặng.

Đầu tháng 11, tỉnh Thừa Thiên-Huế ch́m trong biển nước, giao thông chia cắt, có nơi ngập đến 2 m.

Theo AFP, tổng cộng có hơn nửa triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Việt Nam quyết tâm xây nhà máy điện hạt nhân với Nhật Bản

Trước nhu cầu năng lượng, Việt Nam đă thể hiện quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân bằng hiệp định giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản về hợp tác phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân v́ mục đích hoà b́nh vào ngày 20/01/2011.

Bất chấp sự cố khủng hoảng do động đất và sóng thần tại nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật, ngày 2/11/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă kư kết với Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda bản thỏa thuận mới về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận với công nghệ của Nhật.

Được biết công nghệ hạt nhân sử dụng tại Việt Nam tiên tiến và khác với công nghệ ở khu phức hợp điện hạt nhân Fukushima.

Theo dự kiến, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và II sẽ khởi công vào năm 2014 và đi vào hoạt động vào năm 2021 và 2022 với công suất mỗi tổ máy là 1.000MW (tổng công suất của hai nhà máy lên đến 4.000MW).

Bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam

Năm 2011 là năm mà Việt Nam được Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) nhắc đến hai lần trong các bản tin trên thế giới.

Tháng 10, WWF xác nhận thông tin con tê giác một sừng cuối cùng ở Việt Nam bị bắn chết tháng 4/2011 để lấy sừng. WWF đồng thời công bố bản báo cáo chi tiết cho rằng cơ quan hữu trách của Việt Nam đă thất bại trong việc kiểm soát việc săn bắn loài tê giác cũng như thiếu các nỗ lực bảo tồn thích hợp khiến môi trường sinh thái của loài này bị thu hẹp.

Tháng 12, ba loài chỉ có tại Việt Nam cùng với hơn 200 loài động thực vật khác tại các nước trong lưu vực sông Mekong được WWF mới phát hiện: thạch sùng ngũ sắc ở Ḥn Khoai, một loài nhông cát tự nhân bản không cần con đực và loài ‘chim hót lá’.

Các chuyên gia của WWF cũng cảnh báo rằng đa dạng sinh học ở lưu vực sông Mekong nói chung và các loài mới phát hiện nói riêng có thể đang bị đe dọa nghiêm trọng do t́nh trạng phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững và cả nạn săn bắt bừa băi.

Theo bayvut
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Lanh%20dao%20cap%20cao.JPG
Views:	13
Size:	9.3 KB
ID:	345129
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12000 seconds with 12 queries