F-35 sẽ tạo ra một “cuộc cách mạng” trong gia tăng sức mạnh chiến đấu của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.
F-35 trong tương lai của Nhật và các đồng minh khác của Mỹ ở Thái Bình Dương, phải chăng sẽ làm Thái Bình Dương nổi sóng?
Chuyên gia quân sự Robbin Laird cho rằng, quyết định của Nhật Bản mua sắm các tiêm kích F-35 sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong chiến thuật tác chiến ở Thái Bình Dương.
… F-35 Joint Strike Fighter sẽ là hòn đá tảng trong hệ thống quốc phòng Nhật. Người Nhật cũng khá hiểu công nghệ hiện đại. Và với tư cách một trong những cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ, Nhật không phải vô ích khi chọn máy bay này.
F-35 là máy bay đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới được trang bị hệ thống sensor cho phép nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cách xa 800 dặm ở mọi góc độ. Máy bay này không chỉ là phương tiện mang vũ khí, mà là một hệ thống chiến đấu tích hợp, phối hợp hoạt động với các sensor bố trí trên mặt đất, trên biển, trên không và trên vũ trụ, có khả năng điều khiển hoạt động của các máy bay không người lái. Phần mềm của máy bay cho phép nhanh chóng chuyển từ thực hiện nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Điều đó nâng cao đáng kể khả năng sống còn của máy bay.
Ở các máy bay trước đó, việc lắp một sensor hay vũ khí mới đòi hỏi phi công điều khiển từng hệ thống riêng lẻ. Trên F-35, tất cả các hệ thống ngay từ đầu được tích hợp vào một hệ thống thống nhất và phối hợp với nhau. Máy tính trên khoang tự lựa chọn sử dụng phương tiện nào để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, trên F-35 có lắp một số hệ thống tác chiến điện tử và máy tính tự lựa chọn sử dụng hệ thống nào trong số đó trong tình huống nhất định.
Một chiếc tàu chiến của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống AEGIS có thể tích hợp với những chiến F-35 sẽ tạo thành một hàng rào phòng thủ vô cùng chắc chắn của Mỹ và Đồng minh ở Thái Bình Dương
Một trong những khả năng quan trọng nhất của F-35 là khả năng phối hợp với hệ thống chiến đấu AEGIS của tàu chiến. Nhật là đối tác then chốt của chương trình chống tên lửa này và bản thân họ có thể tích hợp F-35 với hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển.
Trong các lần thử nghiệm trước đây, hệ thống AEGIS đã phóng các tên lửa chống tên lửa, chúng sẽ được điều khiển bằng các hệ thống bố trí ở xa và như vậy làm giảm thời gian phản ứng và tăng cự ly tiêu diệt. Ngay khi khả năng này được phát triển đầy đủ, các tên lửa chống tên lửa SM-3 sẽ được phóng ở ngoài tầm quan sát của radar trên tàu. Khả năng này sẽ liên quan đến F-35, loại máy bay có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 800 dặm với góc quan sát 360 độ. Các đồng minh của Mỹ sẽ rất phấn khích với triển vọng có được những khả năng đó và tham gia cùng phát triển hai hệ thống vũ khí khác nhau này.
Việc kết hợp AEGIS với F-35 hứa hẹn những triển vọng to lớn, bởi vì cả 3 biến thể F-35 đều có những khả năng đó. Như vậy, F-35 có thể trở thành hệ thống chiến đấu bố trí tuyến đầu.
Nhiều khả năng cặp bài trùng F-35 - AEGIS sẽ được “tứ giác” đồng minh chiến lược của Mỹ là Hàn Quốc (F-35A đang tham gia tranh thầu), Singapore (muốn mua F-35B), Australia (F-35A) và Nhật Bản (F-35A) đưa vào trang bị. Điều đó sẽ cho phép không chỉ tiêu chuẩn hóa cơ bản kho vũ khí của các đồng minh, mà còn cho phép giảm rủi ro cho các lực lượng tuyến đầu của Mỹ.
Việc các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương s ử dụng F-35 sẽ nâng cao đáng kể sức mạnh của liên minh phương Tây ở khu vực này. “Tính chất có phân công” của các lực lượng đồng minh sẽ cho phép thực hiện các hoạt động chung với các khả năng cao như nhau.
Nếu các đồng minh của Mỹ đều có F-35 và tàu chiến được trang bị hệ thống AEGIS thì có lẽ Trung Quốc sẽ là người phải lo lắng nhất?
Ngoài ra, theo chuyên gia Ed Timperlake, F-35 với hệ thống phát hiện mục tiêu mọi góc độ là “máy bay lý tưởng” để tiêu diệt các tên lửa chống hạm siêu vượt âm. Nhìn chung, việc Nhật Bản mua F-35 là bước đi quan trọng nhằm khôi phục tiềm lực quân sự hùng mạnh của hệ thống phòng thủ khu vực Thái Bình Dương. F-35 sẽ cho phép tạo dựng “các lực lượng có quy mô tùy biến” sẵn sàng chiến đấu cao, nhờ đó cho phép tiết kiệm thời gian và lực lượng.
* Phú nguyễn (theo vndenfence, defense.aol.com)