Trong bối cảnh Mỹ và phương Tây siết chặt lệnh trừng phát đối với Iran, nghiêng về Washington hay Tehran là câu hỏi không hề đơn giản đối với Trung Quốc. “Cái khó ló cái khôn”, giới hoạch định chính sách Bắc Kinh đưa ra giải pháp vẹn cả đôi đường, vừa “bênh vực” được Iran, vừa không làm Mỹ phật ḷng.
Dầu lửa chính là cầu nối để Trung Quốc và Iran xích lại gần nhau hơn trong thập kỷ qua. Trong bối cảnh Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến đường giao thương huyết mạch của thế giới, và Mỹ cũng như EU áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngành tài chính và xuất khẩu dầu nước này, Bắc Kinh phải hành xử như thế nào là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế.
Đối tác quan trọng
Trung Quốc là khách hàng tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 của Iran, nhập khẩu 557.000 thùng dầu/ngày. Iran có trữ lượng dầu lớn thứ 4 thế giới, trong đó 22% lương dầu xuất khẩu của nước này được chuyển tới Trung Quốc, biến Iran trở thành nước cung cấp dầu thô lớn thứ 3 của Bắc Kinh. Chính v́ vậy, tuyên bố cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với Iran sẽ tạo điều kiện để các công ty Trung Quốc “lấp đầy khoảng trống” mà các khách hàng châu Âu để lại.
Giới phân tích nhận định, động cơ chính trị của lệnh cấm vận và sự “hậu thuẫn” của Trung Quốc đối với Iran là những vấn đề rất phức tạp. Những căng thẳng địa chính trị trong thời gian tới sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề an ninh năng lượng của Trung Quốc.
Từ khi trở thành nước nhập khẩu ṛng về dầu lửa năm 1993, Bắc Kinh phụ thuộc chặt chẽ vào dầu nhập khẩu từ Trung Đông. Năm 2003, Mỹ tấn công Iraq, buộc Trung Quốc phải t́m cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của ḿnh ở nhiều khu vực khác nhau, chẳng hạn Nam Mỹ, châu Phi và các quốc gia láng giềng châu Á.
Dù có đầu tư vào các khu vực khác, nhưng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ vịnh Persian vẫn tăng mạnh, chiếm 50% tổng lượng dầu nhập khẩu hiện nay của nước này so với 42% của năm 2003. Chính v́ vậy, lợi ích của Trung Quốc gắn liền với sự ổn định của khu vực này. Bắc Kinh đang giám sát chặt chẽ tuyên bố đóng cửa eo biển Hormuz của Iran - động thái có thể gây trở ngại đối với Saudi Arabia – nước cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố, eo biển Hormuz cần được mở cửa trong mọi t́nh huống bởi nó liên quan đến quyền lợi của toàn nhân loại.
Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Iran không chỉ giới hạn trong lĩnh vực dầu lửa. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Iran, bởi hai nước đầu thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động liên quan tới mua bán vũ khí, khai khoáng, vận tải, điện năng, mua bán hàng hóa như đồ điện tử, phụ tùng ô tô, đồ chơi…
Trung Quốc trục lợi
Một vấn đề đặt ra đối với Iran là nước này thiếu khả năng lọc để cung cấp đủ lượng xăng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế. Do đó một nghịch lư đặt ra là Tehran phải phụ thuộc vào Trung Quốc và một số quốc gia khác để lọc dầu, sau đó bán lại xăng cho Tehran.
Giới phân tích nhận định, trước sức ép của phương Tây và Mỹ, Iran sẽ phải nhượng bộ lớn về giá dầu đối với Trung Quốc. Xa hơn nữa, Iran sẽ có chính sách giảm giá bán dầu cho châu Á-Thái B́nh Dương để giữ mối làm ăn. Biểu hiện nhân nhượng của Iran là giá bán dầu giao trong tháng 2 cho châu Á giảm hai USD một thùng so với giá giao tháng 1.
Như vậy Trung Quốc hiển nhiên hưởng lợi từ hai phía. Nếu Mỹ môi giới thành công, Trung Quốc sẽ nhận được nhiều nguồn cung cấp dầu mới. Nếu Iran giảm giá dầu, Trung Quốc càng vui vẻ. Trong bối cảnh Iran phải đối mặt với các lệnh cấm vận của Mỹ và Phương Tây, Trung Quốc lại có điều kiện để tăng thêm dầu nhập khẩu từ quốc gia Trung Đông này.
Tuy nhiên, nếu thực hiện động thái này, Bắc Kinh sẽ “khó ăn khó nói” với Washington. Mới đây, Mỹ đă viện dẫn luật của ḿnh để trừng phạt Công ty Zhuhai Zhenrong của Trung Quốc mà Mỹ cho là nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm dầu mỏ đă tinh chế cho Iran. Đây là một trong số ba công ty quốc tế bị trừng phạt v́ buôn bán với Iran.
Cái khó ló cái khôn
Bài toán khó khăn đặt ra cho giới hoạch định chính sách hiện nay của Bắc Kinh là chọn Iran hay Mỹ, phương Tây: sẽ tăng thêm dầu nhập khẩu từ Iran hay duy tŕ quan hệ thương mại thân thiện với phương Tây? Giới phân tích nhận định, Bắc Kinh lựa chọn giải pháp hết sức thông minh, theo đó vừa “bênh vực” Iran nhưng cũng không làm mất ḷng Mỹ.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 18/1 tại Doha - Qatar, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Trung Đông 6 ngày, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố, eo biển Hormuz cần được mở cửa trong mọi t́nh huống bởi nó liên quan đến quyền lợi của toàn nhân loại. Ông Ôn cho rằng, áp dụng bất kỳ biện pháp cực đoan nào để giải quyết vấn đề này đều đi ngược lại ư chí của toàn thế giới.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo quả quyết: “Chúng tôi tin rằng dù dưới bất kỳ t́nh huống nào, phải bảo đảm an ninh tại eo biển Hormuz và cả việc chuyên chở dầu qua nơi này một cách b́nh thường”. Tuyên bố này của lănh đạo Trung Quốc đă phần nào “xoa dịu” Washington.
Hơn nữa, tránh gây phiền toái cho các công ty của ḿnh, Bắc Kinh đă “nhắm” tới Saudi Arabia, quốc gia cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc. Giới lănh đạo Trung Quốc đă đẩy mạnh tăng cường quan hệ với Saudi Arabia trong vài tuần qua. Tháng 11/2011, sản lượng dầu của nước này đạt 10 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong 30 năm qua. Lănh đạo nước này cho biết sẽ tăng cường xuất khẩu dầu cho các nước châu Á nếu họ tạm ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.
Căn cứ vào bối cảnh Saudi Arabia tăng cường sản lượng, hơn nữa nước này lại có quan hệ tốt với Mỹ, Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc Sinopec đă kư một thỏa thuận với Tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới của Saudi Arabia là Saudi Aramco, trong đó có khoản đầu tư trong một nhà máy lọc dầu trị giá 10 tỷ USD ở cảng Yanbu.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không “bỏ rơi” Iran. Hồm 26/1/2011, Trung Quốc cho rằng lệnh cấm nhập khẩu dầu Iran của EU không phải là một phản ứng “có tính chất xây dựng” đối với chương tŕnh hạt nhân Iran. Dù “kiên quyết phản đối” việc Tehran chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng Trung Quốc cũng chỉ trích những biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn của Mỹ, cho rằng điều đó làm gia tăng căng thẳng và làm tăng giá dầu trên thị trường thế giới.
Thế Phương