Du học về kinh tế ở Thụy Sĩ từ năm 1970, rồi làm việc tại đây, bà Ngọc Dung xây dựng gia đ́nh với một chuyên gia hương liệu người Thụy Sĩ. Ngay từ năm 1984, hai vợ chồng ông bà Ngọc Dung Moser đă trở về quê hương để t́m cơ hội hợp tác, giúp đỡ.
Việt kiều tiêu biểu năm 2010 chụp ảnh chung với Đại sứ Hoàng Văn Nhă.congan.
Là một chuyên gia về tinh dầu, ông Moser nhận ra Việt Nam có thuận lợi là xứ nhiệt đới cây cối xanh tươi, mật độ cây cối cho hương liệu phong phú, chính v́ thế ông muốn giúp quê vợ phát triển ngành này. Những năm đó, giao thông, kinh tế mọi mặt của Việt Nam đều c̣n khó khăn. Nhưng hai ông bà đă không quản ngại vào Nam ra Bắc, hợp tác với một số trường đại học ở Hà Nội để mang dụng cụ thí nghiệm về, rồi đến thăm cả những vùng dược liệu cực Nam. Bà cho biết, các trường đại học ở đây muốn giúp về những máy chiết xuất hương liệu trong pḥng thí nghiệm. Cái khó khăn là hồi đó phụ tùng thay thế cho những cái máy đó rất hiếm hoi...
Chính những năm tháng đó, ông bà đă có kết nối với Trung tâm y tế Thụy Sĩ (nay là Trung tâm y tế Quốc tế của Thụy Sĩ), nơi có một người bạn của ông bà, ông Marco Medeci. Từ người bạn này, cũng như những chính sách giúp đỡ y tế các nước đang phát triển của Trung tâm y tế Quốc tế, mà sau đó phía Thụy Sĩ đă giúp Việt Nam xây dựng bệnh viện U Minh. Đến nay, bệnh viện U Minh đă phát triển thành một bệnh viện lớn, nhưng phía Thụy Sĩ thông qua Trung tâm y tế quốc tế vẫn tài trợ một số tiền hàng năm để khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo cũng như đào tạo nâng cao năng lực nhân viên y tế.
Hai ông bà đă nghỉ hưu, con cái thành đạt. Nhưng họ không nghỉ ngơi, bà đă chính thức gia nhập vào Trung tâm y tế quốc tế Thụy Sĩ, cùng người bạn Marco phụ trách phần việc giúp đỡ y tế Việt Nam. Chồng bà, ông Moser đă mở một công ty riêng về hương liệu ở Thụy Sĩ, cũng như hợp tác với một công ty Thái Lan về sản xuất hương liệu. Ông bà vẫn nung nấu một dự án từ năm 1984 tới nay, là có thể xây dựng công ty liên doanh với đối tác Việt Nam, hoặc chuyển giao công nghệ để sản xuất hương liệu ở một vùng đất có nguồn hương liệu, dược liệu phong phú như Việt Nam. Bà nói, dự án đó c̣n nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhưng ông bà tin nếu xây dựng được, sẽ không chỉ là nguồn kinh doanh mà c̣n giúp phía Việt Nam sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên của ḿnh, nâng cao năng lực người làm nghề cũng như tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nông dân – những người ở vùng trồng cây dược liệu, hương liệu.
Gần 40 năm sống ở xứ người, bà Ngọc Dung vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Và bà rất vui, khi chính sách mới của nhà nước Việt Nam cho phép giữ hai quốc tịch. Bà kể "Khi sang đây, chính phủ Thụy Sĩ có hỏi chúng tôi muốn như thế nào, nếu vào chế độ tị nạn th́ sẽ được ở lại học tiếp, c̣n nếu không th́ về. Tôi đă xin ở lại học nhưng không vào chế độ tị nạn. Thành ra ḿnh không bao giờ từ bỏ quốc tịch của ḿnh. Và bây giờ tôi lại có passport Việt Nam, ḿnh có hai quốc tịch, tức là ḿnh cũng là người Việt Nam.”
Trước đó, năm 2010, bà Ngọc Dung Moser là một trong số 11 người gốc Việt ở Thụy Sĩ được Bộ Ngoại giao Việt Nam tặng bằng khen v́ có thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển cộng đồng và tổ chức các hoạt động hướng về đất nước.
Nguồn: DDK