Trong 2 thập kỷ gần đây, từ một nước thuộc vào dạng “chẳng hơn ai” về tiềm lực quân sự, Trung Quốc đang trên đường trỗi dậy thành một siêu cường.
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành đóng tàu sân bay, thử nghiệm các loại vũ khí hiện đại nhất – máy bay thế hệ thứ 5, máy bay không người lái, pháo điện từ, các tên lửa đạn đạo đối hạm…
Điều ǵ đă giúp Trung Quốc “lột xác” nhanh đến vậy?
Lí do giúp Trung Quốc nhanh chóng có thể trở thành 1 siêu cường là nhờ:
Thứ nhất, "cái chết” của Liên Xô đă giúp Trung Quốc hợp pháp trong việc mua sắm vũ khí và tài liệu, bán hợp pháp trong việc sao chép các mẫu vũ khí và công nghệ mới nhất, phi pháp trong việc tổ chức các hoạt động gián điệp, kinh doanh (khai thác tài liệu mật trên lănh thổ Liên Xô cũ) và ăn cắp hàng trăm công nghệ, nghiên cứu mới của Liên Xô.
Tư tưởng "Đại Hán" luôn hiện hữu trong tiềm thức của người Trung Quốc
Thứ hai, việc biến Trung Quốc thành “công xưởng” của Mỹ và phương Tây, cho phép nước này đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế.
Trung Quốc đă vượt mặt Đức, Nhật Bản và đang rượt đuổi Mỹ về tiềm lực kinh tế. Đây là cơ hội “ngàn vàng” để Trung Quốc đầu tư tài chính cho việc hiện đại hóa quân đội, chế tạo các loại vũ khí tối tân bậc nhất.
Thứ ba, giới lănh đạo Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến quốc pḥng với “tầm nh́n xa trông rộng”.
Thứ tư, các tư tưởng chính trị truyền thống và cổ xưa không cho phép Trung Quốc “đồng hóa” với các quốc gia khác. Cộng đồng người Hoa ở Mỹ, các nước châu Âu là “trụ cột thứ năm” của đất nước, không chỉ “tuồn” nguồn vốn to lớn về nước mà c̣n “ăn cắp” khá tinh vi các tài liệu mật về công nghệ kỹ thuật, vũ khí của các nước khác.
Những thành tựu quân sự “đáng gờm”
Theo số liệu của báo
The Telegraph, Trung Quốc đă chế tạo tổ hợp huấn luyện phi công hàng không mẫu hạm. Mô h́nh đường băng cất hạ cánh bằng bêtông rộng lớn và tháp điều khiển của tàu sân bay được triển khai xây dựng cách thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc không xa.
Năm 2010, Trung Quốc tiếp tục chế tạo 2 tổ hợp huấn luyện huấn luyên phi công tàu sân bay tại các tỉnh Thiểm Tây và Liêu Ninh. Kích thước của 2 tổ hợp mới này sẽ tương thích với sàn đáp của tàu sân bay triển vọng.
Theo kế hoạch, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ đóng 2 tàu sân bay và đến năm 2020, Bắc Kinh dự định đóng 4 tàu sân bay cho hải quân.
Trung Quốc đă chế tạo máy bay dùng trên tàu sân bay J-15 (biến thể sao chép từ Su-33 của Nga). Bản sao máy bay tiêm kích của Nga đă được lắp ráp trên cơ sở một trong các nguyên mẫu đầu tiên T10K mà Trung Quốc đă mua của Ukraine vào năm 2005.
Sau khi J-15 được sản xuất hàng loạt, nó sẽ được trang bị cho tàu sân bay Thi Lang. Ban đầu, Trung Quốc muốn mua lô hàng 50 chiếc Su-33 của Nga, nhưng sau đó lại từ chối mà chỉ muốn lấy 2 chiếc trong số đó. Chính v́ vậy, Nga đă không đồng ư thực hiện hợp đồng.
Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Trung Quốc có tên là J-20. Hiện nay, trên thực tế thông tin về các đặc tính của J-20 xuất hiện không nhiều, nó được cho là máy bay tiêm kích sở hữu công nghệ tàng h́nh của Mỹ và động cơ của Nga.
Các chuyên gia cho rằng, J-20 là máy bay tiêm kích chỉ để phô trương
Trung Quốc đang xây dựng căn cứ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tại tỉnh Quảng Đông, phía đông – nam đất nước. Theo thông báo của
Defense News, kết luận này được đưa ra bởi các chuyên gia của Viện Washington Project 2049.
Việc xây dựng các căn cứ quân sự là một phần trong chương tŕnh pḥng ngừa sự can thiệp tiềm năng của hải quân Mỹ vào lănh thổ Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Đài Loan. Tên lửa mới DF-21D được rất ít người biết đến.
Theo thông báo, tầm bắn của DF-21D là 1.700km, dùng để tiêu diệt tàu của đối phương không được trang bị các phương tiện pḥng không. Nếu triển khai tại căn cứ quân sự ở Thiều Quan, Trung Quốc có thể “kiểm soát” được 70% khu mặt nước ở Biển Đông.
Việc triển khai DF-21C và DF-21D tại căn cứ quân sự mới, cho phép Trung Quốc khi cần có thể tấn công vào bất kỳ khu vực nào của Đài Loan cách Thiều Quan 800km.
Tổ hợp tên lửa pḥng không HQ-9 có khả năng tiêu diệt đồng thời một vài mục tiêu ở cự ly đến 100km. Điều này có nghĩa, Trung Quốc có thể triển khai số lượng tối thiểu nhất các hệ thống này để bảo vệ không phận thay cho số lượng đồ sộ các hệ thống đang được sử dụng không mấy hiệu quả trước đây.
Mỹ cho rằng, tàu sân bay Thi Lang có bốn yếu điểm khó có thể khắc phục được
Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Ukraine, thực tế việc cải tiến tàu sân bay Thi Lang đă hoàn tất. Trung Quốc đă nhiều lần thực hiện các chuyến thử nghiệm đối với tàu sân bay này. Sau mỗi lần thử nghiệm, tàu sân bay lại có những thay đổi lớn, nhỏ.
Theo dữ liệu của
Tạp chí Jane's Defense Weekly (Anh), tên lửa có điều khiển tầm trung SD-10 do Trung tâm Công nghệ Quang Điện tử Loyanskim (Trung Quốc) chế tạo, được trang bị đầu tự dẫn 2 chế độ (radar chủ động + hồng ngoại thụ động). Nếu được đưa vào trang bị cho các lực lượng vũ trang PLA, tên lửa này có thể trở thành tên lửa có công suất lớn trên thế giới.
Theo thông báo, vào những năm 1990, Trung Quốc đă có các cuộc đàm phán với Pḥng Thiết kế “Agat” của Nga – nhà sản xuất các công nghệ mới như đầu tự dẫn hồng ngoại loại 9B-1032. “Agat” đă chế tạo đầu tự dẫn 9B-1032 cho tên lửa có điều khiển R-27 – tên lửa có tốc độ lớn nhất trên thế giới. Hệ thống này với việc chỉnh sửa đôi chút có thể đă được tích hợp vào tên lửa của Trung Quốc.
Vào năm 2006, Trung Quốc đă đóng 14 tàu ngầm diesel-điện. Các tàu này được trang bị các tên lửa đối hạm 3M-54E. Tên lửa 3M-54E ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay, có thể tăng tốc đến Mach 2.
Dự thảo báo cáo thường niên không chính thức của Chính phủ Mỹ nêu rơ, với sự hỗ trợ của các tên lửa phi hạt nhân, Trung Quốc có thể vô hiệu hóa 5 trong số 6 căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tăng cường số lượng các tên lửa tầm ngắn và tầm trung, có thể “đóng băng” sức mạnh quân sự của Mỹ ở phía tây Thái B́nh Dương.
Kho tên lửa của Trung Quốc hoàn toàn đủ để phá hủy đường băng, gara, trạm cung cấp nhiên liệu và bảo đảm vật chất – kỹ thuật của các sân bay quân sự tại Osan và Kunsan (Hàn Quốc) và Kadena, Misawa, Yokota (Nhật Bản) cách bờ biển Trung Quốc 1.100 km (684 dặm).
Dự thảo báo cáo trên cũng nêu rơ, Trung Quốc đă tăng 30% số lượng các tên lửa đạn đạo từ năm 2009. Vào tháng 6/2010, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates tuyên bố, t́nh h́nh này sẽ gây nên sự quan ngại thực sự.
Anh Dũng (tổng hợp)
theo đv