Không biết "văn hóa ăn nhậu" xuất hiện từ lúc nào, nhưng giới trẻ Sài thành ngày nay đang phát cuồng lên v́ nó. Họ tụ tập nhau lại để uống, ḥ hét và say xỉn như một tṛ tiêu khiển không thể thiếu trong cuộc sống. Cơn sốt ma men đang tạo nên một "trào lưu …thời thượng" thống trị tâm trí và thể xác của một bộ phận lớp trẻ.
Nhậu không nhiệt t́nh sẽ thành “hèn”, “cùi bắp”
Dạo ngang qua đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP.HCM chúng tôi nhận thấy mới hơn 5h chiều, các quán nhậu nơi đây đă bắt đầu ồn ào, dập d́u khách vào nhậu. Không kể những nhà hàng lớn, những quán b́nh dân hay quán cóc ven đường đều bắt đầu đi vào hoạt động. Khoảng 8h tối trở đi khách bắt đầu đông dần và chỉ một lát sau đă đông kín người. Các quán này ngày nào cũng nhộn nhịp với khách ăn nhậu ngồi chật kín hết các dăy bàn ghế. Khách nơi đây đa phần là những bạn trẻ, họ say sưa nhậu và nói chuyện ầm ĩ. Hết chai này lại đến chai khác cứ thế tiếp tục và chẳng biết chừng nào dừng lại.
Xu hướng nhậu gia tăng ở các đô thị. Ảnh minh họa
Họ c̣n dùng những câu hát độc chiêu để ép đối phương uống nhiều hơn như: "Lâu lâu lâu ta mới nhậu một lần/Nhậu một lần ta phải nhậu cho say" hay nhiều người đă từng nghe câu: "Rượu bất khả ép, ép bất khả từ, từ bất khả thi, từ từ rồi cũng hết". Rồi đến câu được xem như câu cửa miệng: " Gặp bạn hiền ngàn chén không say".... Không những thế, lâu lâu ta lại nghe những tiếng đồng thanh hô "Zô zô zô..." khiến ta không khỏi giật ḿnh.
Theo quan sát của chúng tôi th́ sau khi đă uống xong cả chục chai, họ vẫn chưa chịu về nhà mà tiếp tục đi tăng hai, tăng ba, tăng bốn..... ǵ ǵ đó. Tới khi không uống nổi nữa, hoặc say mèm, lết không nổi th́ mới gọi người khác tới đưa về hoặc thuê khách sạn ngủ, mai về.
Trong cuộc nhậu ai không tham gia những "trận" tiếp theo xem như người đó là "cùi bắp" hoặc "hèn", đương nhiên lần sau chẳng ai thèm rủ đi nữa. V́ thế dù uống không nổi nhưng cũng phải lết theo cho đến hiệp cuối cùng. Nhậu đă trở nên một thú tiêu khiển đầy hấp dẫn và lôi cuốn trong giới trẻ, thay v́ uống trà nói chuyện những lúc bạn bè gặp nhau, các bạn trẻ ngày nay thường hẹn nhau ở những quán nhậu để "dễ nói chuyện", lâu lâu mới gặp bạn th́ phải nhậu cho say mới hàn huyên dốc bầu tâm sự được.
"Mỗi tối tôi thường đi học thêm tiếng Anh ở một lớp học cao cấp, tốn rất nhiều tiền học phí. Vậy mà một số bạn hễ vào lớp là lăn ra ngủ mê man bất tỉnh v́ trước đó đă đi nhậu, say xỉn quá đến nỗi giảng viên nói măi cũng chán, cứ để cho ngủ. Thậm chí có hôm lớp đă về hết c̣n có người vẫn ngủ trong lớp như thể đang ở nhà. Đúng là nhậu đến mức như thế th́ không thể chấp nhận nổi", bạn Trần Duy Khiêm, sinh viên khoa Ngữ Văn - Anh ĐH KHXH & NV TP.HCM chia sẻ.
Lạm dụng thái quá
Anh Nguyễn Văn Đạo nói với tôi đầy tâm trạng: "Giới trẻ ngày nay lạm dụng nhậu nhẹt một cách quá mức, chỉ cần có tâm trạng là có thể nhậu, vui, buồn, mà chẳng vui chẳng buồn nhưng cứ nhớ đến cái thức uống cay cay nơi cổ họng là phải t́m đủ mọi cách để nhậu".
Theo nhiều chuyên gia tâm lư th́ xuất phát từ sự ảnh hưởng của gia đ́nh và bạn bè xung quanh, từ nhỏ nhiều em đă chứng kiến những cảnh nhậu nhẹt của người thân, bạn bè. Hơn nữa, các bậc làm cha làm mẹ ít để ư đến con cái của ḿnh, thậm chí c̣n khuyến khích cho nhậu v́ từ xưa đă có câu "nam vô tửu như cờ vô phong". Cũng một phần do ảnh hưởng từ mức độ công việc khác nhau mà phải nhậu để giao lưu, hợp tác làm ăn...
Ông Vũ Quang Hà, phó Trưởng khoa Xă hội học ĐH KHXH & NV TP.HCM cho rằng: "Nhậu vốn đă tồn tại trong xă hội từ rất lâu, có thể coi phần nào đó "là văn hóa ngoại giao" nhưng nh́n chung chúng ta chỉ nên tham gia khi có những dịp quan trọng như: Lễ hội, đám cưới, sinh nhật,.... để ḥa đồng với đám đông. Đừng lạm dụng dễ gây phản cảm cho người thân, xă hội và tránh được những hệ lụy không tốt sau những lần nhậu say xỉn. Hơn nữa, nhậu vừa tốn tiền, tốn sức khỏe, tốn thời gian, làm giảm năng lực lao động..."
Tuy nhiên, cũng phải nh́n nhận một thực tế là hiện nay, nhất là ở các tỉnh c̣n thiếu sân chơi giải trí lành mạnh cho giới trẻ, hơn nữa các quán nhậu lại mọc lên như nấm v́ thế chuyện nhậu nhẹt phổ biến và dẫn tới lạm dụng thái quá. Không chỉ gây hậu quả cho chính bản thân người uống, bia rượu c̣n là nguyên nhân gây nên các vụ ẩu đả, đâm chém dẫn đến chết người chỉ v́ bia rượu vào không làm chủ được bản thân. Đâu chỉ thế, những người trẻ làm ǵ có nhiều tiền để nhậu, để chi cho những cuộc vui thường xuyên, do đó việc nợ nần rồi mất khả năng chi trả dẫn đến túng quẫn làm liều như: Trộm cắp của gia đ́nh, bạn bè, người thân, nặng hơn là h́nh thành các băng nhóm hoạt động theo kiểu "xă hội đen", sẵn sàng "đâm thuê, chém mướn" để có tiền tiêu xài.
Quán nhậu chẳng bao giờ ế khách
Quả thật, với các đệ tử lưu linh Sài thành, nhậu đă trở nên quá phổ biến, không chỉ là những buổi chiều tối mới là thời gian của nhậu nhẹt mà ngay cả khi mới sáng sớm đă thấy nhiều bạn trẻ "sương sương" vài ba xị (một lít có 4 xị) chào ngày mới. Cũng chính v́ thế mà các tiệm ăn, quán nhậu có mặt trên từng con đường, thậm chí có cả những phố nhậu, làng nhậu... cứ mỗi ngày lại mọc lên nhiều hơn và chẳng quán nhậu nào ế khách cả.
Mai Phong - nguoiduatin