(ĐVO) “Bác sĩ ơi, thuốc này đắt thế, nếu phải dùng lâu dài th́ nhà em lấy đâu ra tiền?”. Bác sĩ tỉnh rụi: “Lâu ǵ? Giỏi sống thêm mấy ngày là cùng”.
Mấy năm rồi mà chị Nguyễn Thị Phương (31 tuổi, Tuyên Quang) vẫn nhớ măi câu nói của vị bác sĩ điều trị cho người chồng quá cố của chị.
“Sắp chết rồi c̣n sợ cái ǵ?”
Chồng Phương bị tai biến mạch máu năo. Sau một ngày nằm ở bệnh viện địa, gia đ́nh thuê xe đưa xuống một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Nh́n chồng vẫn hôn mê bằn bặt, Phương cuống cuồng sợ, những cũng chỉ chạy ra chạy vào v́ các các sĩ quá bận, thỉnh thoảng có khám th́ cũng không có thời gian giải thích đủ cho chị hiểu.
Một buổi tối, Phương đánh liều túm lấy vị bác sĩ vẫn khám cho chồng trong ca trực của anh để hỏi. Bác sĩ nói, t́nh h́nh chồng chị cực kỳ nghiệm trọng, nhưng nếu dùng vài loại thuốc tốt của ngoại th́ hy vọng sẽ tăng lên rất nhiều, nhưng cũng phải kiên tŕ. Mừng quá, Phương nhờ bác sĩ kê đơn. Bác sĩ xé một mảnh giấy trong sổ tay, ghi tên thuốc và hướng dẫn nơi bán. Sau khi hỏi giá tiền, Phương giật thót ḿnh kêu lên: “Trời ơi, thuốc đắt thế nếu phải dùng lâu dài th́ nhà em lấy đâu ra tiền”. Bác sĩ cau mặt, rồi lạnh lùng bảo: “Lâu ǵ? Giỏi th́ sống được mấy ngày nữa là cùng”. Phương lạnh cả người, đứng đơ ra trong chốc lát rồi níu lấy bác sĩ để hỏi chuyện sống chết của chồng, nhưng anh ta kêu bận, xua Phương ra ngoài.
Quả phụ chia sẻ: “Cái lúc thập tử nhất sinh như thế, ai chả hong hóng trông vào bác sĩ như con trẻ trông vào cha mẹ, vậy mà anh ta nỡ nói như vậy, đành là nói sự thật, nhưng…”
Có khi, sự thật tàn nhẫn c̣n được bác sĩ nói toẹt vào mặt bệnh nhân theo cách lạnh lùng vô cảm nhất. Anh Hùng, người Hoài Đức, Hà Nội, kể, hồi c̣n sống, bố anh từng phải chịu đau đớn nhiều ngày v́ bệnh ung thư. Do phát hiện bệnh muộn nên khi có chẩn đoán ung thư, các tế bào độc ác đó đă di căn đến nhiều nơi trong cơ thể, việc can thiệp phẫu thuật không có ư nghĩa ǵ nữa. Bác sĩ giải thích rằng lúc này, họ chỉ có thể giúp bệnh nhân có chất lượng sống đỡ tệ nhất có thể, đặc biệt là giảm đau đớn.
Thế nhưng dù kêu khóc, mắng nhiếc con cái v́ đau, ông cụ vẫn không chịu cho tiêm morphine, nên Hùng phải nhờ bác sĩ đến thuyết phục. Nói măi, ông cụ vẫn khăng khăng: “Tôi lạ ǵ, morphine cũng giống như ma túy, tôi tiêm vào lỡ nghiện th́ sao?”. Bác sĩ bực ḿnh buông một câu: “Chết đến nơi rồi c̣n lo nghiện”. Chừng như biết ḿnh lỡ lời, chị ta đứng dậy bỏ đi ngay. C̣n bệnh nhân th́ từ đó tuyệt vọng, không ăn, không uống, nằng nặc đ̣i xuất viện v́ “đằng nào cũng sắp chết rồi, ở đây làm ǵ nữa cho khổ con cháu”. Hùng cho rằng, nếu không có câu nói đó của bác sĩ, những ngày cuối cùng của bố anh chắc đă đỡ khổ sở hơn, con cái cũng đỡ đau ḷng hơn rất nhiều.
“Đă biết sướng th́ đừng có kêu đau”
Trong số những cô gái từng trót dại mà có thai ngoài ư muốn, phải phá bỏ có không ít người phải hứng chịu những lời đay nghiến, miệt thị của y bác sĩ “giải quyết” cho ḿnh. Nguyệt, cô sinh viên năm thứ ba, là một trong số đó.
“Dù rất xấu hổ và sợ, em vẫn đến bệnh viện công v́ có quá nhiều khuyến cáo trên báo đài về những cơ sở phá thai tư nhân. Y bác sĩ họ nói với em bằng giọng gắt gỏng, khinh thị hơn những người khác, nhưng em cố tự bảo ḿnh là bác sĩ nói với ai chả quát lác như vậy. Họ bảo em thay váy, em đang không biết đứng đâu thay, họ gắt. Lúc vào pḥng thủ thuật, thấy em vẫn c̣n mặc quần chíp, họ quát nữa rồi bảo không làm th́ ra. Có lẽ v́ ngứa mắt thấy em luống cuống, ngượng ngịu khi cởi đồ rồi lên bàn, một bà không biết là bác sĩ hay y tá bảo: ‘Nếu biết ngượng th́ đă chẳng phải vào đây’. Em tê tái cả người v́ nhục nhă nhưng chẳng dám nói ǵ, v́ thân thể ḿnh ở trong tay họ, và dù sao ḿnh cũng dại dột, lỡ làng”, Nguyệt kể lại.
Chị Trần Mai Hoa, sống ở Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội, kể, v́ lỡ kế hoạch khi đứa con đầu c̣n nhỏ, chị quyết định bỏ thai. V́ có người quen giới thiệu và nhờ vả nên chị được bác sĩ mát tay nhất ở bệnh viện làm cho. Không biết do cơ địa hay do được tiêm nhiều thuốc tê, thuốc giảm đau mà trong quá tŕnh diễn ra thủ thuật, chị không bị đau đớn. “Nhưng cô bé ở bàn gần đó th́ kêu la suốt, cô ấy khóc và van nài bác sĩ ơi nhẹ tay giúp cháu, cô ơi tiêm thêm thuốc cho cháu, cháu đau quá. Chị y tá bảo có định làm nữa không, không th́ đứng dậy đi ra đi. Cô bé vẫn khóc kêu đau, chị y tá bảo lúc sướng sao không thấy kêu, đă muốn sướng th́ đừng có kêu đau. Tôi thấy tội cho cô bé quá mà chẳng dám nói ǵ”, chị Hoa kể.
Một y tá từng làm việc trong khoa phụ sản một bệnh viện công, nay đang làm cho một cơ sở tư nhân lớn, cho biết, bản thân chị hồi trước cũng có thái độ ghét bỏ ra mặt với những cô gái trẻ đi phá thai: “Cứ thấy con bé nào mặt non choẹt, thái độ nhớn nhác, đến bệnh viện một ḿnh hoặc có một đứa bạn gái mặt non choẹt khác đi cùng là biết ngay chửa hoang, ḿnh thấy ghét ngay. Bạn phải hiểu rằng, là người ngành y, phải làm công việc phá bỏ sự sống như thế là cực chẳng đă, stress lắm, xót ḷng lắm, nên mới có phản ứng kiểu đó, chứ không phải độc ác ǵ. Mà nhiều khi cũng có ư nghĩ là những cô bé kia phải chịu như vậy cũng đáng, phải chịu đau đớn, nhục nhă th́ họ mới tởn đến già, không dám làm dại nữa. Nhưng từ hồi sang đây làm, các sếp yêu cầu phải thay đổi cách nghĩ và cách đối xử với bệnh nhân. Giờ th́ tôi nghĩ rằng, là lương y th́ nhiệm vụ là điều trị, giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn chứ không phải dạy đạo đức cho họ, và phải đối xử với mọi bệnh nhân như nhau. Những cô gái dại dột đó họ đă phải trả giá nhiều cho sai lầm của ḿnh rồi, y bác sĩ không nên và cũng không có quyền miệt thị hay bắt họ trả giá thêm”.
Từ chị y tá này, có thể đoán rằng phần lớn y bác sĩ khi ác khẩu với bệnh nhân cũng không phải do họ “máu lạnh” hay có “bụng dạ” ǵ, mà chỉ v́ môi trường và hoàn cảnh. Bệnh nhân quá đông, làm việc quá căng thẳng nên khó mà nhẹ nhàng, đó là lư do được đưa ra nhiều nhất và mọi người cũng thông cảm. Thế nhưng rất nhiều người làm trong các ngành dịch vụ khác, cũng tiếp khách hàng từ sáng đến tối, gặp bao nhiêu khách “quái dị” nhưng vẫn phải tươi cười, chu đáo. Điều ǵ xảy ra nếu họ v́ mệt mỏi mà buông một câu thiếu nhă nhặn với khách? Kỷ luật, trừ lương, thậm chí mất việc. Nhưng các y bác sĩ ở ta chưa phải chịu sức ép này, bởi bệnh nhân cần họ và sợ họ mếch ḷng chứ không có chiều ngược lại.
Suy cho cùng, việc bác sĩ nói với bệnh nhân những câu “ghê người” không thuộc vấn đề khả năng kiềm chế, mà chỉ là chuyện có cần thiết phải kiềm chế hay không mà thôi.
Lệ Thu