Từ năm 2008 - 2011, mức lương tối thiểu chung đă được điều chỉnh 5 lần, từ 450.000 đồng/tháng lên 1,05 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, việc tăng này mới thực hiện chủ yếu trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng và khả năng ngân sách, chưa bảo đảm được nhu cầu tối thiểu của cán bộ, công chức.
Cứ mỗi lần tăng lương, dư luận lại cho rằng lương tăng không theo được giá cả. Sự gia tăng trượt giá là nguyên nhân khiến mỗi đợt tăng lương đều trở nên vô hiệu... Tiền lương cũng là vấn đề được Trung ương Đảng bàn bạc tại Hội nghị lần thứ 5, đang diễn ra tại Hà Nội.
Chậm điều chỉnh
Đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2008 – 2012 dự kiến mức lương tối thiểu (LTT) đối với cán bộ, công chức bằng LTT chung (bằng LTT vùng IV – vùng thấp nhất của khu vực doanh nghiệp); đồng thời áp dụng chế độ phụ cấp công vụ. Tuy nhiên, thực tế việc điều chỉnh LTT đối với cán bộ, công chức lại luôn chậm hơn so với khu vực doanh nghiệp (DN).
Cụ thể, nếu so với mức LTT vùng từ 1,4 triệu đồng/tháng (vùng IV – vùng thấp nhất) đến 2 triệu đồng/tháng (vùng I – vùng cao nhất) của khu vực DN được áp dụng từ 1.10.2011, th́ mức LTT 1,05 triệu đồng từ tháng 5.2012 áp dụng đối với cán bộ, công chức chỉ bằng 75% vùng IV (vùng có thị trường lao động kém phát triển nhất như các huyện nghèo…) và bằng 52,5% vùng I (vùng có thị trường lao động phát triển nhất như Hà Nội, TP.HCM). Đó là chưa kể, dự kiến năm nay, LTT vùng sẽ tiếp tục được điều chỉnh nếu lạm phát tiếp tục diễn biến.
|
Lương tối thiểu của công chức vẫn thấp hơn lương tối thiểu của công nhân |
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, cả mức LTT khu vực hành chính nhà nước lẫn của khu vực DN hiện đều thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người lao động. So sánh mức LTT chung với kết quả tính toán của Bộ LĐ-TB-XH theo phương pháp nhu cầu tối thiểu (chưa tính đủ tiền nhà) theo giá năm 2008, th́ cơ cấu chi tiêu lương thực, thực phẩm bảo đảm 2.300 Kcal/người/ngày là 52,64% và chi tiêu phi lương thực, thực phẩm là 47,36%. Trong thực tế, mức LTT chung do Chính phủ ban hành chỉ bảo đảm bằng khoảng 50% mức LTT tính theo phương pháp nhu cầu tối thiểu (chưa tính đủ tiền nhà) th́ mới bảo đảm cho nhu cầu tối thiểu về chi tiêu lương thực, thực phẩm, chưa bảo đảm được các chi tiêu khác.
“Giá cả không có lỗi”
Từ năm 2008 - 2011, mức LTT chung đă được điều chỉnh 5 lần, từ 450.000 đồng/tháng lên 1,05 triệu đồng/tháng. Báo cáo của Bộ Nội vụ nhận định, việc điều chỉnh mức LTT chung mới thực hiện chủ yếu trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng và khả năng ngân sách, chưa bảo đảm được nhu cầu tối thiểu của cán bộ, công chức, mức tăng tiền lương thực tế thấp nên đời sống của người hưởng lương c̣n gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xă hội của Quốc hội, ông Đặng Như Lợi, cho rằng lâu nay công cuộc cải cách tiền lương của chúng ta đều thất bại do chưa có cách giải quyết tận gốc. Không thể chỉ nh́n vào chỉ số giá cả để nói lương tăng đă đúng, đủ hay chưa. Bởi nếu lấy chỉ số giá cả, từ năm 2002 tới nay, chỉ số giá nhóm lương thực thực phẩm chỉ tăng 2,2 lần trong khi lương tối thiểu đă tăng thêm 5 lần. Theo ông Lợi, khi tính toán điều chỉnh mức lương, các nhà làm lương đă phải dựa trên chỉ số giá sinh hoạt 156 mặt hàng và có tính tới trượt giá của nhóm mặt hàng, dịch vụ thiết yếu. “Nói lương chạy theo giá là không có căn cứ”, ông Lợi nói và cho biết để giải quyết triệt để bài toán tiền lương cần phải xác định đúng giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra. Trên thực tế, việc trả lương của các cơ quan hành chính sự nghiệp hiện nay đều chưa làm theo nguyên tắc này. “Chúng ta cứ nói tiền nào của nấy, nhưng cũng phải lật lại “của nào tiền nấy”. Hiện nay, chất lượng cán bộ công chức đă thực sự xứng đáng với đồng lương mà nhà nước trả cho họ chưa?”, ông Lợi nói.
Đồng quan điểm, GS, TS Bùi Thế Vĩnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Hành chính, nhận định việc tăng lương sẽ trở nên vô nghĩa khi bộ máy hành chính sự nghiệp ngày càng ph́nh to. Tương tự, TS Đặng Đức Đạm, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh (RIBD), tiền lương hiện nay quá thấp là không thể phủ nhận. Nhưng cũng c̣n thực tế nữa là bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đang làm việc với hiệu suất, chất lượng kém đến mức, ngay cả tiền lương thấp như hiện nay cũng không xứng đáng chứ chưa nói đến tăng lương.
Hội nghị lần thứ 5 BCH TƯ Đảng (họp đến hết ngày 15.5) sẽ cho ư kiến vào Đề án một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xă hội, trợ cấp ưu đăi người có công. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đă đề nghị các đại biểu cho ư kiến chỉ đạo về một số vấn đề cấp bách cần và có thể điều chỉnh ngay trong năm 2012, 2013. Ví dụ như: điều chỉnh tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước; khắc phục những bất hợp lư về tiền lương và thu nhập của cán bộ lănh đạo, quản lư và của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước...
Tuyết Trịnh