-
Trước bối cảnh ngày càng bị cô lập trong tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc đă tích cực thực hiện những chiêu bài mới của ḿnh để “cố t́nh” chống lại xu hướng quốc tế hóa trên biển Đông...
Sợ bị bao vây, Trung Quốc lo củng cố lực lượng
Việc Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ,... cùng bày tỏ quan điểm về vấn đề tranh chấp trên biển Đông cần được giải quyết theo hướng quốc tế hóa đă khiến Trung Quốc cảm thấy bất an.
Giờ đây không chỉ có Mỹ, mà nhiều quốc gia khác trong khu vực đang lên tiếng công khai ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong việc phản đối Bắc Kinh lạm dụng vai tṛ của một nước lớn mà “chèn ép” các quốc gia khác.
Vấn đề biển Đông giờ đây đă là “ng̣i nổ” lan sang tới việc tranh chấp trên vùng biển Hoa Đông của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc bị “mất mặt” ngay tại biển Đông th́ việc Bắc Kinh bị lép vế trong tranh chấp với Nhật bản, Đài Loan,... tại vùng biển Hoa Đông chỉ c̣n là vấn đề thời gian.
Không c̣n những dấu hiệu của sự “e dè”, Bắc Kinh đă “đánh bài ngửa” với các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và những nước hiện đang có tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Hành động này của Bắc Kinh được giới b́nh luận chính trị - quân sự cho rằng: Trung Quốc đang cố gắng bằng mọi cách hiện thực hóa ư đồ bành trướng của ḿnh ra toàn Châu Á.
Cái vướng trước nhất của Bắc Kinh lúc này chính là việc giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển Đông. Như để hiện thực hóa “âm mưu” của ḿnh, mới đây Bắc Kinh đă đưa căn cứ mang tên Thủy Môn ở tỉnh Phúc Kiến vào sử dụng với mục đích để ngăn chặn tàu chiến, máy bay của Mỹ và Nhật Bản hay các nước khác tiến vào biển Đông và Hoa Đông trong trường hợp xảy ra xung đột ở những khu vực tranh chấp.
Trung Quốc đang gấp rút chuẩn bị lực lượng đề pḥng cho t́nh huống xấu nhất
Song song với đó, Bắc Kinh đang tiến hành một bước đi mới tiếp theo là bắt đầu đưa ra dự báo thời tiết cho 3 khu vực trên biển Đông, đó là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và băi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, đều thuộc chủ quyền không thể tranh căi của Việt Nam, cũng như băi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines.
Giới quan sát th́ cho rằng đây là hành động mới nhất nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng tranh chấp theo sau các kế hoạch mở tuyến du lịch, tổ chức đua thuyền trái phép đến Hoàng Sa...
Quan sát những diễn biến gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Yuriko Koike cho rằng Trung Quốc đang mở rộng việc áp dụng khái niệm “lợi ích cốt lơi” cho quần đảo Điếu Ngư và toàn bộ biển Đông.
Một vài sĩ quan quân đội Trung Quốc không chỉ dùng khái niệm “lợi ích cốt lơi” khi nói về 2 khu vực biển đang có tranh chấp “nóng bỏng” trên mà c̣n nhấn mạnh rằng đó chính là “cội nguồn của một cuộc chiến trong tương lai”.
Việc Bắc Kinh đang nỗ lực chuẩn bị, củng cố lực lượng để đối phó với những quốc gia trong khu vực trong giải quyết tranh chấp trên biển, chứng tỏ một điều rằng Trung Quốc thực ra đang mất dần tiếng nói của ḿnh trên trường quốc tế, những hành vi “kích động”, “khiêu khích” của Trung Quốc cũng chỉ cái thế đường cùng mà quốc gia tỷ dân này phải dùng tới...
Dùng tầu đổ bộ thay chiến lược tầu sân bay
Chính là chiêu bài thứ 2, Bắc Kinh đang muốn sử dụng trong việc giải quyết dứt điểm những tranh chấp trên biển. Thi Lang là chính là con hổ mà Trung Quốc muốn dùng để răn các quốc gia khác, nhưng rơ ràng một thực tế rằng, con hổ Trung Quốc đang mong chờ không thực sự đủ nanh vuốt như tham vọng của Bắc Kinh.
Vậy là thay cho chiến lược tầu sân bay, Trung Quốc sẽ sử dụng chiến lược tầu đổ bộ phù hợp với tŕnh độ khoa học kỹ thuật hiện có hơn, đồng thời tầu đổ bộ trong một chừng mực nào đó cũng không khác ǵ một căn cứ nổi trên mặt nước.
Theo nhiều nguồn tin th́ Trung Quốc đóng tàu đổ bộ 25.000 tấn, có thể xem đây là thiết kế tàu đổ bộ hạng nặng ấn tượng nhất của Trung Quốc tính cho đến thời điểm này. Vậy là sau thành công với tàu đổ bộ 13.000 tấn Type-071, Trung Quốc đă có thêm một bước tiến đáng kể nữa trong việc thiết kế tàu đổ bộ.
Với khả năng mang được nhiều phương tiện cơ giới đường bộ, binh sĩ và cả trực thăng, tàu đổ bộ sẽ giúp Trung Quốc có thể tạo ra nhiều thay đổi đối với phương thức tác chiến chiến lược. Theo đó, với sự góp mặt của trực thăng, việc đổ bộ sẽ có thể không cần chi viện hỏa lực của thiết giáp hạng nhẹ và pháo.
Tầu đổ bộ chính là phương án thay thế hữu hiệu cho chiến lược tầu sân bay lúc này của Trung Quốc
Dù không có hàng không mẫu hạm nhưng với loại tàu đổ bộ trực thăng mới này, năng lực kiểm soát chiến trường vẫn hoàn toàn được bảo đảm và hoàn toàn giống như đặc tính của một nhóm tác chiến tàu sân bay kiểu Mỹ, nhất là khi Trung Quốc có được các loại tiêm kích cất và hạ cánh thẳng đứng. Khi đó, khả năng tác chiến đường biển của nước này sẽ được nâng cao.
Ngoài trực thăng vận tải và tấn công, trên tàu c̣n có thể có trực thăng chống ngầm, khi đang hành quân hoặc tiến hành các hành động tiến công đường biển, trực thăng chống ngầm có thể tham gia thám trắc và tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Trung Quốc đang trong quá tŕnh hiện đại hóa quân đội và có những bước tiến đáng kể trong vấn đề này. Hiện nay, các khái niệm tác chiến cũng như sự phát triển của các chiến dịch tác chiến của họ đă dần dần học theo người Mỹ.
Rơ ràng một điều là Bắc Kinh đang dần thay đổi chiến lược của ḿnh, chủ động hơn trong việc chiến lĩnh ưu thế trên biển mà chưa cần tới sự hiện diện của tầu sân bay. Những bước đi này của Trung Quốc cũng sẽ khiến cho nhiều nước trong khu vực cần phải lưu tâm để có phướng sách ứng phó thích hợp.
Thái Yên (
Tổng hợp)
theo pn