Bà chủ quán ăn này giữ bí quyết cẩn thận đến nỗi, dù có đến sáu nhân viên nhưng chính ḿnh phải tự tay làm món, làm xong nếu c̣n thừa ‘lẳng lặng’ giấu đi.
Món ngon ở Hà Nội có cả kho, người xứ khác đến đây mang theo đặc sản quê hương cũng không ít. Qua một người bạn giới thiệu, tôi được biết một quán Huế khá có tiếng ở phố Tô Hiến Thành (Hà Nội). Món Huế không c̣n xa lạ với nhiều người, nhưng sau vài lần ăn thử, tôi tin hương vị thịt nướng ở đây cực kỳ đặc trưng kiểu Huế. Bên cạnh bún thịt nướng cùng kha khá đặc sản, tôi chắc mẩm chủ quán ắt hẳn là người gốc cố đô. T́m hiểu ra mới hay, bà chủ là một phụ nữ Bắc Kỳ trăm phần trăm.
Miếng ngon nhớ lâu
Cô Nguyễn Thị Xuân Hương – bà chủ kiêm đầu bếp chính của quán kể về cái ‘duyên’ đến với ẩm thực Huế khá t́nh cờ:
“Một lần vào thăm cô em gái làm dâu Huế, cô cùng em gái dừng chân bởi mùi thịt nướng quá quyến rũ ở một quán ăn nhỏ. Hai chị em dừng chân ăn và rồi nghiền luôn từ đó”.
Món ngon xứ Huế thôi thúc người phụ nữ đất Bắc quyết học cho bằng được để đem về đăi gia đ́nh khi trở ra Hà Nội. Cô chủ quán người Huế có ‘duyên’ bữa ấy đă truyền lại bí quyết cho người chị Bắc kỳ, không chỉ riêng công thức làm món bún thịt nướng, mà là cả kho nghệ thuật ẩm thực với đủ món từ bánh khoái, bánh ướt, nem lụi, bún ḅ gị heo…
Ra Hà Nội, cô Hương mang ‘đồ nghề’ ra làm chiêu đăi cả nhà, cô nhớ lại:
“Cả hai đứa con cô đều tấm tắc khen ngon. Thỉnh thoảng mang chiêu đăi bạn bè, cũng được mọi người phản hồi tích cực. Hai cậu con trai cô (khi ấy mới học cấp ba) đă thủ thỉ động viên: ‘Mẹ mở hàng ăn đi, con dẫn bạn con đến ăn, đảm bảo bán đắt hàng”.
Và thế là cô quyết định mở quán làm thật.
Các nguyên liệu chuẩn bị cho món bún thịt nướng Thất bại là mẹ thành công
Kể lại thời kỳ khó khăn, thậm chí phải nếm mùi vị thất bại, thành quả ngày hôm nay là mồ hôi và công sức suốt 5 năm tất tả kinh doanh của người phụ nữ này.
Cô Hương kể:
"Làm nghề bán hàng ăn uống, quan trọng nhất là phải đồ ăn ngon, thứ nữa là biết chiều ư khách hàng. Bởi vậy, có đầu bếp tốt nhưng nếu không có người quản lư, phục vụ tốt th́ cũng khó mà tồn tại được".
Quán được mở ra từ năm 2008, ở số 3 Tô Hiến Thành với biển hiệu Tùng Hương. Nhưng thực tế, từ 5 năm trước, cách đó hai số nhà, tại số 1 Tô Hiến Thành, vẫn bà chủ ấy đă mở quán và phải đóng cửa sau 4 tháng không t́m được người quản lư.
“Thời điểm đó, sáng cô chuẩn bị nguyên liệu, pha chế từ nhà ở Gia Lâm, rồi đi xe buưt sang đây. Có khi xe buưt họ c̣n không cho lên v́ ḿnh mang theo… hai xô nước mắm (cười). Tất tả ngược xuôi nhưng chưa có người trông coi quản lư nên sau 4 tháng đành phải dừng lại”, cô Hương chia sẻ.
Năm năm sau, vẫn phố đó, đi thêm hai số nhà, cô Hương quyết tâm mở quán lần nữa. Lần này, để tránh rủi ro như lần trước cô thuê cùng một bác bán phở, vừa đỡ chi phí, mà ḿnh lại chưa có nhiều khách hàng.
"Năm 2009, quán chuyển qua 81 Mai Hắc Đế. Nhưng chỉ được một năm, chủ nhà thấy làm ăn được đ̣i tăng giá thuê, lại lo chuyển về chỗ cũ ở Tô Hiến Thành". “Buổi sáng bác ấy bán phở, trưa cô dọn bán bún thịt nướng. Có đứa cháu quen, nhanh nhẹn lại chưa có việc, cô nhận phụ cô làm quản lư quán luôn. Cứ như vậy dần dần, tiếng lành đồn xa, làm ăn khấm khá hơn, cô tính chuyện t́m mặt bằng rộng hơn để bán. Năm 2009, quán chuyển qua phố Mai Hắc Đế. Nhưng chỉ được một năm, chủ nhà thấy làm ăn được đ̣i tăng giá thuê, lại lo chuyển về chỗ cũ ở Tô Hiến Thành. Làm kinh doanh, thuận buồm xuôi gió th́ mừng, không th́ phải biết thích nghi và khắc phục khó khăn mới trụ lại được”, cô tâm sự.
Nhập gia tùy tục
Về tổng thể, bún thịt nướng Huế có sự tương đồng của bún chả Hà Nội với bún thịt nướng Sài G̣n: cũng bún, cũng thịt nướng, rau sống, chan nước sốt, nước lèo, rắc đậu phộng. Nhưng điều tạo nên sự thơm ngon, đậm đà và khác biệt, được coi là hồn tinh túy của món ăn Huế là ở chén nước lèo và công thức ướp thịt trước khi nướng.
Trong bát nước chấm của người Huế hội tụ đủ các vị chua, ngọt, bùi, cay, đắng, chát, mà theo cô Hương - chủ quán nó được làm từ hơn chục loại nguyên liệu khác nhau. Người Huế ăn nhiều cay, ngọt, bún cũng kiệm nước hơn, khác với thói quen ‘vừa chan vừa húp’ của người Hà Nội. Bà chủ t́m cách gia giảm gia vị cho hợp với người thủ đô như bớt cay, bớt ngọt, chan thêm nhiều nước chấm nhưng loại ớt chưng ăn kèm phải chính hiệu là ớt chưng kiểu Huế.
Không chỉ tự rút kinh nghiệm và linh động thay đổi, cô Hương c̣n luôn quan niệm phải coi khách hàng là thước đo hiệu quả nhất sự thành công của quán, khách đông là quán c̣n, khách chê là quán dở.
“Nếu thấy có khách hàng ăn c̣n dư nhiều, cô sẽ ra hỏi họ món ăn hôm nay ra sao. Nếu là v́ họ đă ăn trước đó nên không ăn thêm được th́ không sao. Nhưng nếu là do món chưa ngon, cô sẵn sàng lấy đũa sạch khác, nếm lại đồ trong bát của khách để đánh giá”.
Hai năm trở lại đây, kinh tế khó khăn hơn, nhiều công ty rời khỏi khu trung tâm nên khách công sở quen cũng mất đi ít nhiều, chưa kể chi tiêu của người dân bớt lại, các loại chi phí lại đắt đỏ hơn. Trước hoàn cảnh đó, cô Hương nghĩ cách nhận đặt và giao hàng, đưa thêm món mới cho thực đơn: bánh ướt Huế (đổi thành phở cuốn cho khách Hà Nội dễ hiểu), bánh khoái Huế (đổi thành bánh xèo), và mới nhất là nem lụi Huế.
Bánh Khoái Huế (quán đổi tên là Bánh Xèo cho dễ hiểu), bánh chiên vàng với vỏ bột nhân thịt, tôm, giá, chấm nước lèo và ăn cùng với rau sống, bánh tráng.
Bí quyết: Giấu nhân viên nhưng sẽ truyền cho người có tâm
Công việc cho một ngày bắt đầu từ sáng sớm. Là người kỹ tính nên bà chủ chuẩn bị nguyên liệu rất cẩn thận: rau sống, hành tỏi mua ở chợ Long Biên, bánh ướt đặt ở nơi làm bánh phở Ngũ Xă, thịt lợn nhập của người quen ở Vĩnh Phúc, chưa kể gia vị Huế (mắm ruốc Huế, mắm ngon, gia vị khô…) được chủ quán đích thân đặt ở Huế mang ra mỗi tháng một lần.
Quán tuy nhỏ nhưng khá đông khách, nhờ nằm ở khu trung tâm (lối rẽ từ phố Huế sang Tô Hiến Thành). Vào giờ ăn trưa, quán tất bật với đa phần là khách công sở, ngồi chật khu tầng trệt (6 bàn, mỗi bàn 2-4 người), gác xép (4 bàn) và ra cả vỉa hè (2 bàn); tan sở khách quen đến quán cùng bạn bè cũng khá đông.
Quán đông nên cần một nhân viên quản lư và đến năm nhân viên chạy bàn (bưng đồ, trông xe, rửa bát) nhưng đầu bếp chính vẫn chỉ một tay bà chủ lo từ đầu chí cuối.
Cô Hương bật mí, riêng với việc tẩm ướp thịt và chế nước lèo cũng là cả một nghệ thuật đảm bảo cho sự tồn tại của quán:
“Cô em gái người Huế giữ bí quyết như vật báu, v́ duyên mà trao cho cô, th́ cô cũng phải giữ vật báu ấy cẩn thận. Bởi thế mà có đến sáu nhân viên nhưng chính cô phải tự tay làm món, làm xong nếu c̣n thừa cũng phải‘lẳng lặng’ giấu đi”.
Càng ngạc nhiên hơn khi được hỏi về chuyện truyền nghề, ‘giữ’ kỹ vậy nhưng cô Hương lại tâm sự:
“Hai con trai cô cũng đều đang đi du học hoặc đi làm, chúng có thể kinh doanh giúp mẹ, nhưng ḿnh phải trao bí quyết cho người có tâm. Nếu cậu quản lư hiện tại (một người cháu quen, quản lư quán từ ngày đầu) có tâm huyết, có thể cô sẽ truyền lại cho cậu ấy”.
Về hướng phát triển, trước mắt, cô Hương dự định làm thêm món bún ḅ gị heo và nem tai. Cô cũng đang t́m địa điểm mới khang trang rộng răi hơn. Xa hơn, nếu t́m được người quản lư tốt, cô tính mở thêm cơ sở nữa ở khu Cầu Giấy. Nhưng dù có hai ba cơ sở chăng nữa th́ tự tay bà chủ vẫn là đầu bếp chính, giữ cho được cái hồn, cái cốt của món ăn.
Kỳ Anh
Theo TTVN