- Trung Quốc cũng đă dần dần cảm nhận rơ rệt dường như dư luận quốc tế có vẻ nghiêng về phía Philippines trong sự kiện căng thẳng trên băi cạn Scarborough khi thừa nhận Philippines là kẻ yếu mặc dù Bắc Kinh đến giờ này vẫn khăng khăng cáo buộc Manila là thủ phạm gây ra căng thẳng.
Sau gần 2 tháng căng thẳng liên tục kéo dài, t́nh h́nh băi cạn Scarborough đang có dấu hiệu lắng dịu hơn một chút khi cả hai phía, Philippines và Trung Quốc đều rút tàu công vụ ra khỏi đầm phá Scarborough.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Vị Dân trong cuộc họp báo ngày hôm qua, 6/6 vẫn cố vớt vát về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh căi" của Trung Quốc với băi cạn Scarborough
Hôm qua 6/6 khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức họp báo, có phóng viên đặt câu hỏi: Có nguồn tin cho biết lần này Trung Quốc và Philippines đă đạt được thỏa thuận đồng thời rút tàu công vụ ra khỏi ḷng đầm phá băi cạn Scarborough có đúng hay không? Phía Trung Quốc có b́nh luận ǵ?
Ông Lưu Vị Dân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời thẳng vào câu hỏi của phóng viên này mà cho biết, chiếc tàu công vụ Philippines (tàu Cảnh sát biển BRP Gregorio del Pilar) ra khỏi ḷng đầm phá ngày 3/6 và 2 tàu công vụ Trung Quốc ra khỏi ḷng đầm phá Scarborough hôm 5/6.
Tàu Cảnh sát biển BRP Gregorio del Pilar của Philippines rút khỏi ḷng đầm phá Scarborough hôm 3/6
Giải thích cho động thái này, ông Lưu Vị Dân cho hay, “do sinh thái bên trong đầm phá Scarborough yếu, phía Trung Quốc hạn chế cho phép tàu thuyền lớn hoạt động ở đây”, các tàu cá Trung Quốc đang tiếp tục đánh bắt trong ḷng đầm phá “mà không bị quấy rối”.
Một điều nghịch lư xảy ra là đúng trong thời kỳ cái gọi là lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông nhằm vào băi cạn Scarborough mà Bắc Kinh vừa ban hành và đang có hiệu lực, tàu cá Trung Quốc vẫn hoạt động b́nh thường.
2 tàu công vụ Trung Quốc (Hải giám) vẫn thường trực tuần tra trên vùng biển ngoài đầm phá băi Scarborough để “quản lư” và “cung cấp dịch vụ” cho tàu cá Trung Quốc.
Căng thẳng trên băi cạn Scarborough đă gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, nông nghiệp và xuất khẩu nông sản Philippines khi Bắc Kinh thực hiện các chính sách bóp nghẹt các hoạt động giao thương mà Philippines lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Tàu Hải giám 75 cùng với Hải giám 81 vẫn tiếp tục thực hiện cái gọi là "tuần tra" cung cấp "dịch vụ" cho tàu cá Trung Quốc bên ngoài đầm phá Scarborough. Lúc cao điểm theo báo cáo từ Bộ Ngoại giao Philippines, Trung Quốc phái 6 tàu công vụ lớn, 17 tàu cá và nhiều tàu đa chức năng khác ra băi cạn Scarborough. Đáng chú ư, tàu Ngư chính 310 đă rút khỏi Scarborough trước đó để "tuần tra" ở các vùng biển khác trên biển Đông
Cũng trong giai đoạn này, hai phía đă đẩy cuộc chiến ngoại giao – truyền thông về tranh chấp chủ quyền lên cao trào, thậm chí ngày 23/5 Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phải đề nghị Liên Hợp Quốc đứng ra ḥa giải các cuộc xung đột giữa các nước lớn với các nước nhỏ.
Ngược lại, Trung Quốc t́m mọi cách chống lại sự tham gia của một bên thứ 3 trong tranh chấp chủ quyền biển Đông và băi cạn Scarborough trong khi Philippines đă thu hút được sự quan tâm, can thiệp kịp thời từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản.
Có thể thấy dấu hiệu hai phía rút tàu công vụ ra khỏi ḷng đầm phá băi cạn Scarborough là một sự hạ nhiệt căng thẳng, nhưng không bền vững. Trên thực tế cả hai bên đều đang tồn tại một làn sóng ngầm của sự đối địch có thể c̣n dai dẳng trong tương lai.
Trong lúc căng thẳng trên băi Scarborough leo thang, rất nhiều bài viết, phân tích, b́nh luận cổ súy cho 1 giải pháp quân sự được các tướng lĩnh, học giả Trung Quốc đưa ra, trên h́nh ảnh là 6 viên tướng học thuật Trung Quốc hiếu chiến nhất trên biển Đông
Bế tắc trên băi cạn Scarborough đă làm bộc lộ những điểm yếu của hải quân Philippines, thậm chí là của một vài ngành kinh tế phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Chính phủ Philippines ư thức rơ điều đó hơn bao giờ hết và đang nỗ lực cải thiện.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đă dần dần cảm nhận rơ rệt dường như dư luận quốc tế có vẻ nghiêng về phía Philippines trong sự kiện căng thẳng trên băi cạn Scarborough khi thừa nhận Philippines là kẻ yếu mặc dù Bắc Kinh đến giờ này vẫn khăng khăng cáo buộc Manila là thủ phạm gây ra căng thẳng.
Vấn đề tranh chấp trong vùng biển Nam Trung Hoa đă được chính truyền thông nhà nước Trung Quốc góp phần lớn “thành tích” để nâng tầm nổi tiếng lên mức quốc tế, và Bắc Kinh đă không bỏ đi như một kẻ chiến thắng trong cuộc "xung đột quan hệ công chúng".
Giới chức cao cấp nhất của Mỹ đều đă lên tiếng về vấn đề biển Đông, đặc biệt là những chuyến công du con thoi trước, trong và sau đối thoại Shangri-La của ông Leon Panneta - Bộ trưởng Quốc pḥng và tướng Martin Dempsey - Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ khiến Trung Quốc không khỏi lo ngại
Mỹ đă liên tục có những động thái và phát biểu tái khẳng định lợi ích của Mỹ trên biển Đông, quan điểm không can thiệp trực tiếp nhưng ủng hộ và sẽ nỗ lực cho một giải pháp đàm phán ḥa b́nh, cơ chế đa phương trên cơ sở tuân thủ luật Công ước biển Liên Hợp Quốc và thông qua trọng tài quốc tế.
Nhật Bản đă quyết định bán cho Philippines 10 tàu tuần tra Cảnh sát biển và viện trợ không hoàn lại 2 chiếc vào cuối năm nay. Vấn đề biển Đông, Scarborough cũng trở thành tâm điểm chú ư của đối thoại an ninh Shangri-La tại Singapore từ 1/6 đến 3/6 vừa qua.
Bắc Kinh hiểu rằng, nếu cứ tiếp tục đà này, th́ càng làm cho công luận quốc tế để ư nhiều hơn tới vấn đề biển Đông và thậm chí tiếng nói ủng hộ các bên tranh chấp với Trung Quốc ngày càng gia tăng, điều Trung Quốc sợ nhất sẽ xảy ra – quốc tế hóa vấn đề biển Đông.
Biển Đông trở thành chủ đề chính được quan tâm, thảo luận tại đối thoại an ninh Shangri-La vừa qua. Phái đoàn Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng dẫn đầu
Động thái này một mặt cho thấy sự nỗ lực của Philippines trong việc giảm căng thẳng, đối đầu, giải quyết tranh chấp thông qua ḥa b́nh đối thoại, một mặt cho thấy sức mạnh của công luận quốc tế có thể giúp họ ngăn chặn Trung Quốc tỏ ra hung hăng hơn trên vùng biển tranh chấp.
theo gd