Tổng thống Obama gần đây tuyên bố “trọng tâm châu Á” cho thấy Châu Á - Thái B́nh Dương sẽ là khu vực trung tâm bùng nổ các căn cứ “lá súng”.
(ĐVO) Chuỗi các căn cứ quân sự Mỹ trên thế giới
Hiện ở Australia, lính thủy đánh bộ Mỹ có mặt ở Darwin. C̣n các nơi khác, Lầu Năm Góc đang theo đuổi các kế hoạch xây các căn cứ cho mày bay không người lái và trinh sát tại quần đao Dừa của Australia và triển khai xuống bang Brisbane và thành phố Perth.
Ở Thái Lan, Lầu Năm Góc đă thương lượng được quyền đến thăm cảng cho hải quân và thành lập một “trung tâm giải cứu thiên tai” tại sân bay U-Tapao.
Tại Philippines, trước đây chính phủ nước này đă "đuổi" Mỹ ra khỏi căn cứ không quân khổng lồ Clark hồi đầu năm 1990, hiện đă có ít nhất là 600 lính đặc nhiệm đang lặng lẽ hoạt động ở phía Nam nước này kể từ năm 2002.
Tháng 6/2012, chính phủ hai nước đă đi đến thỏa thuận cho phép Mỹ được sử dụng căn cứ Clark và Subic cũng như các trung tâm sửa chữa khác kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Trong một tín hiệu cho thấy thời thế đă thay đổi, các quan chức Mỹ đă có những tiếp cận với Việt Nam để thúc đẩy hợp tác quốc pḥng, như việc tầu chiến Mỹ sử dụng các hải cảng của Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
Tại các nước khác ở châu Á, Lầu Năm Góc đă xây thêm một đường băng trên đảo Tinian nhỏ bé ở Guam và đang cân nhắc xây các căn cứ quân sự trong tương lai ở Indonesia, Malaysia và Brunei, trong khi tiếp tục đẩy mạnh quan hệ quân sự với Ấn Độ.
Hàng năm tại khu vực này bộ Quốc pḥng tiến hành khoảng 170 cuộc tập trận và 250 chuyến tầu thăm bến cảng. Tại đảo Jeju của Hàn Quốc, quân đội nước này đang xây dựng một căn cứ quân sự và sẽ tạo thành một phần trong hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ mà trong đó lính Mỹ được thường xuyên có mặt.
Tổng tư lệnh Thái B́nh Dương, Đô đốc Samuel Locklear III nói rằng: “Chúng tôi không thế chỉ ở một chỗ mà làm được tất cả các điều cần làm”.
Đối với các nhà hoạch định chính sách quốc pḥng “điều chúng tôi cần phải làm” rơ ràng đă được xác định là phải cô lập và (theo cách nói thời Chiến tranh Lạnh) là “kiềm chế” một thế lực mới ở khu vực là Trung Quốc.
Điều này rơ ràng có nghĩa là “rải thêm” các căn cứ quân sự mới ở khu vực, tăng thêm vào số hơn 200 căn cứ bao quanh Trung Quốc đă có hàng chục năm nay của Mỹ tại các nước Nhật, Hàn Quốc, Guam và Hawaii.
Và châu Á mới chỉ là khởi đầu. Tại châu Phi, Lầu Năm Góc đă âm thầm tạo ra "khoảng một chục căn cứ không quân" cho các máy bay không người lái và trinh sát từ năm 2007. (*)
Mật độ lực lượng quân sự Mỹ trên toàn thế giới.
Ảnh: ABC
Căn cứ quân sự: Át chủ bài trong cuộc chơi toàn cầu
Đặc biệt, trong khi Bắc Kinh đă theo đuổi cuộc cạnh tranh vị trí dẫn dắt thế giới chủ yếu là trên phương diện kinh tế, rải các khoản đầu tư chiến lược, Washington không ngừng tập trung vào sức mạnh quân sự như là con át chủ toàn cầu của ḿnh, rải các căn cứ quân sự mới và các h́nh thức sức mạnh quân sự khác trên khắp hành tinh.
Bổ sung thêm cho sức mạnh không và hải quân tầm xa chưa từng có này là các hợp đồng bán được nhiều vũ khí hơn bất kỳ nước nào trên trái đất; các nhiệm vụ nhân đạo và cứu trợ thảm họa rơ ràng giúp phục vụ t́nh báo quân sự, tuần tra, và các chức năng giành "trái tim và khối óc", việc thường xuyên luân chuyển lực lượng thường trực Mỹ trên toàn cầu; các chuyến ghé thăm cảng và một loạt các cuộc diễn tập quân sự chung và nhiệm vụ huấn luyện đă tạo cho quân đội Mỹ “hiện diện” trên thực tế khắp thế giới và biến quân đội nước ngoài thành lực lượng ủy nhiệm của Mỹ.
Các nhà hoạch định chính sách quân sự tiên liệu một tương lai với vô vàn các cuộc can thiệp quy mô nhỏ, trong đó một tập hợp các căn cứ quân sự phân tán về địa lư sẽ luôn luôn được chú trọng để có thể tiếp cập hoạt động ngay.
Với các căn cứ ở càng nhiều nơi càng tốt, các nhà hoạch định quân sự Mỹ muốn có khă năng dễ dàng quay sang một quốc gia khác thuận tiện hơn trong trường hợp Mỹ chẳng may bị ngăn không được sử dụng một căn cứ nào đó, như trong trường hợp bị Thổ Nhĩ Kỳ từ chối trước khi xảy ra cuộc xâm lược Iraq.
Nói cách khác, các quan chức Bộ Quốc pḥng Mỹ mơ ước có được sự linh hoạt gần như vô tận và khả năng phản ứng nhanh đáng kể đối với những phát triển ở bất cứ nơi nào trên trái đất, và đó là một thứ kiểm soát quân sự gần như là tuyệt đối đối với toàn thế giới.
Ngoài tiện ích quân sự, các căn cứ "lá súng" và các h́nh thức triển khai ảnh hưởng c̣n là công cụ chính trị và kinh tế được sử dụng để xây dựng và duy tŕ liên minh, mang lại đặc quyền cho Mỹ tiếp cận thị trường, nguồn lực, và cơ hội đầu tư ở nước ngoài.
Washington đang có kế hoạch sử dụng các căn cứ "lá súng" và các dự án quân sự khác để ràng buộc các quốc gia ở Đông Âu, Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh càng chặt càng tốt đối với bộ máy quân sự của Mỹ, và như vậy để tiếp tục thế bá quyền về kinh tế- chính trị của Mỹ.
Tóm lại, giới chức Mỹ hy vọng sức mạnh quân sự sẽ củng cố ảnh hưởng của Mỹ và giữ được càng nhiều nước càng tốt trong quư đạo của Mỹ vào lúc có một số nước đang khẳng định tính độc lập một cách mạnh mẽ hoặc bị hút lại gần Trung Quốc và các cường quốc mới nổi khác.
Mặt trái của các căn cứ "lá súng"
Trong khi dựa vào các căn cứ nhỏ hơn nghe có vẻ thông minh hơn và chi phí hiệu quả hơn so với việc duy tŕ căn cứ lớn thường gây ra sự tức giận ở những nơi như Okinawa và Hàn Quốc, Các căn cứ "lá súng" đe dọa an ninh đối với Mỹ và thế giới theo nhiều cách:
Thứ nhất, ngôn từ “căn cứ lá súng” có thể gây hiểu lầm, v́ theo thiết kế hoặc cách ǵ đó, việc xây dựng các căn cứ như vậy có khả năng nhanh chóng phát triển thành cồng kềnh. Đă có tài liệu nói về thiệt hại mà cơ sở quân sự với kích cỡ khác nhau gây ra đối với các cộng đồng địa phương. Dù các căn cứ lá súng dường như hứa hẹn sẽ giảm bớt được sự phản kháng địa phương, cùng với thời gian, ngay cả các căn cứ nhỏ thường dẫn đến sự tức giận và các cuộc phản đối.
Thêm nữa, sự phổ biến các căn cứ "lá súng" có nghĩa là leo thang quân sự hóa những dải đất lớn của thế giới. Cũng giống như những chiếc lá súng thật - mà trên thực tế là một giống cỏ dưới nước – các căn cứ quân sự có một cách phát triển và sinh sản không kiểm soát nổi.
Cuối cùng là nguy cơ “cuộc chay đua căn cứ” với các nước khác, gây căng thẳng mới về quân sự và không khuyến khích các giải pháp ngoại giao đối với các cuộc xung đột. Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu Trung Quốc, Nga, Iran cũng xây dựng dù chỉ một căn cứ "lá súng" riêng của ḿnh ở Mexico hoặc trong vịnh Caribbean? Đặc biệt là đối với Trung Quốc và Nga, nếu có nhiều căn cứ của Mỹ sát với biên giới của họ sẽ đe dọa kích hoạt các cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Anh, cũng giống như các đế chế trước đó, đă phải đóng cửa hầu hết các căn cứ nước ngoài c̣n lại của ḿnh ở đỉnh cao một cuộc khủng hoảng kinh tế trong thập kỷ 1960 và 1970. Mỹ chắc chắn sớm hay muộn ǵ cũng đi theo hướng đó.
Câu hỏi duy nhất là liệu Mỹ sẽ tự nguyện từ bỏ các căn cứ quân sự và giảm bớt nhiệm vụ toàn cầu của ḿnh, hay Mỹ sẽ phải theo con đường của Anh, làm một cường quốc suy yếu dần và buộc phải từ bỏ các căn cứ của ḿnh?
Nếu việc phổ biến căn cứ lá súng, lực lượng đặc biệt và cuộc chiến tranh máy bay không người lái tiếp diễn th́ Mỹ rất có thể sẽ bị kéo vào các cuộc xung đột mới và chiến tranh mới, gây ra các hậu họa chưa từng biết đến về chết chóc và tàn phá không kể xiết.
Trong trường hợp đó, tốt nhất là người Mỹ cần chuẩn bị đón thêm nhiều chuyến bay nữa – từ vùng Sừng châu Phi đến Honduras – không chỉ chở những thương binh mà cả quan tài.
(*) Ngoài Trại Lemonnier, Quân đội Mỹ đă hoặc sẽ sớm tạo ra các căn cứ ở Burkina Faso, Burundi, Cộng ḥa Trung Phi, Ethiopia, Kenya, Mauritania, Săo Tomé và Príncipe, Senegal, Seychelles, Nam Sudan và Uganda...
Lầu Năm Góc cũng đă điều tra khả năng xây dựng căn cứ ở Algeria, Gabon, Ghana, Mali, Nigeria, trong một loạt các địa điểm khác.
Sang năm 2013, một lực lượng cỡ lữ đoàn gồm 3.000 quân và có thể hơn sẽ đến tập trận và đào tạo các nhiệm vụ ở khu vực.
Trong khu vực vùng Vịnh, Hải quân Mỹ đang phát triển một “căn cứ nổi tiền tiêu” hay c̣n gọi là chính là các hàng không mẫu hạm để sử dụng làm chiếc “lá súng biển” cho máy bay trực thăng và các máy bay tuần tra.
Ở châu Mỹ La Tinh, sau khi bị đuổi khỏi Panama vào năm 1999 và Ecuador trong năm 2009, Lầu Năm Góc đă xây dựng hoặc nâng cấp các căn cứ mới ở Aruba và Curaçao, Chile, Colombia, El Salvador và Peru.
Ở những nơi khác, Lầu Năm Góc đă tài trợ cho việc thành lập các căn cứ quân sự và cảnh sát có khả năng đồn trú cho quân Mỹ ở Belize, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panama, Costa Rica, và thậm chí cả Ecuador. Năm 2008, Hải quân Mỹ đă kích hoạt lại Hạm đội Bốn, không hoạt động kể từ năm 1950, để tuần tra khu vực.
Giới quân sự có thể muốn có một căn cứ ở Brazil nhưng đă không thành công trong việc xây dựng các căn cứ quân sự nói chung, trên danh nghĩa là để cứu trợ nhân đạo và các trường hợp khẩn cấp ở Paraguay và Argentina.
Cuối cùng là ở châu Âu, sau khi có mặt ở bán đảo Balkans trong đợt can thiệp vào những năm 1990, các căn cứ quân sự của Mỹ đă bắt đầu “Đông tiến” vào một số nước thuộc khối Đông Âu của Liên Xô cũ.
Lầu Năm Góc đang phát triển các cơ sở quân sự có khả năng hỗ trợ cho việc luân chuyển quân, các đợt triển khai quân cỡ lữ đoàn ở Rumani và Bulgaria, và một căn cứ tên lửa và các cơ sở cho không quân ở Ba Lan.
Trước đây, chính quyền Bush vận hành hai địa chỉ đen (hai nhà tù bí mật) của CIA ở Lithuania và một cái khác ở Ba Lan. Người dân ở Cộng ḥa Séc đă phản đối kế hoạch đặt một căn cứ rada phục vụ cho hệ thống pḥng thủ tên lửa đang chờ chuẩn y của Lầu Năm Góc, và giờ đây Romania sẽ nhận các quả tên lửa mặt đất.
Phạm Ngọc Uyển - ĐấtViệt