Gánh chịu nỗi đau sau khi người chú bị giặc xả súng, ông Ngữ quyết tâm lên đường đánh giặc trả thù và tên tuổi của ông trở thành nỗi khiếp sợ của kẻ thù.
Những trận “bách chiến bách thắng” cùng với tinh thần chịu đựng gian khổ không ngại hy sinh của những chiến sĩ của tiểu đoàn đă làm nên danh hiệu 307 anh hùng.
Chỉ bằng một khẩu Bazôca tự chế, đội đặc nhiệm săn tàu chiến của tiểu đoàn 307 “hạ” những chiến hạm của giặc có sức chứa hàng trăm lính. Ngoài sự dũng cảm, công việc của những người lính “chuyên” săn tàu này đ̣i hỏi khả năng thiện xạ “bách phát bách trúng”. Những người lính nông dân, áo vải ấy đă làm nên ḱ tích tưởng chỉ có trong truyền thuyết.
Tiểu đội trưởng Hồng Phú Ngữ ngày nay
Nỗi đau mất người thân
Chiến khu miền Tây với đặc thù sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt lại chịu ảnh hưởng của “mùa nước nổi” nên các chiến sĩ của tiểu đoàn 307 phải chiến trên những cánh đồng lầy lội. Lợi dụng địa thế đặc thù ấy, giặc tăng cường các tàu chiến loại lớn đổ lính truy quét bộ đội và du kích của ta. Trước t́nh h́nh phải đối phó với các phương tiện hiện đại của thực dân Pháp, Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Tây chỉ đạo cho tiểu đoàn 307 phải bằng mọi giá tiêu diệt được đội tàu chiến của giặc.
Ngày ấy, Hồng Phú Ngữ, sinh năm 1922 là một người nông dân chính hiệu quê xă Thuận Nghĩa Ḥa (Mộc Hóa – Long An). Tuổi thơ của Phú Ngữ gắn liền với sự nghèo khó. Phải chứng kiến cảnh giặc Pháp tràn về đàn áp quê hương, làng xóm, người thân của anh lần lượt vác ba lô đi theo cách mạng.
Trong trí nhớ của anh luôn in đậm h́nh ảnh người tía (bố) và chú hoạt động cách mạng bị giặc bắt. Được má cho vào trai giam thăm tía, thấy thằng Tây to cao, da trắng, râu xồm xoàm, Phú Ngữ sợ hăi không dám nh́n lên. Anh cứ cúi gằm xuống đất, ḷng run sợ. Những lần bọn Tây vào làng ăn nhậu, nó đi sục xạo vào các nhà. Thậm chí, nó để cả khẩu súng lên bàn thờ ông nội mà không ai dám nói ǵ. Trong ḷng dân làng căm thù lắm, muốn cầm cuốc cầm dao đánh trả nhưng chưa có ai hướng dẫn, chỉ đường nên đành câm lặng, sống trong ức chế.
Từ nhỏ, Phú Ngữ dù đi chăn trâu mướn nhưng vẫn cố gắng theo được lớp học văn hóa của làng. Học đến lớp ba mà không có giấy viết nên nhiều lúc phải kiếm lá chuối dùng que viết lên để giải toán. Nhà ở gần sông ng̣i nên quanh năm sống bằng nghề chài cá, nếu thiếu gạo th́ vào rừng hái rau dại ăn. V́ thế, Phú Ngữ bơi giỏi như một con rái cá.
Nói chuyện với chúng tôi, ông Phú Ngữ kể, hôm đó, khi mặt trời vừa ló rạng qua ngọn dừa nước, người chú Chín (người chú thứ chín của ông Ngữ) cùng ông chở một xuồng đầy cá đang đi bỗng gặp tàu của bọn Tây. Lúc đó gió lớn, xuồng đi ngược nên họ không nghe thấy tiếng máy nổ của giặc Pháp. Bọn Tây phát hiện xuồng của hai chú cháu liền xả súng bắn xối xả. Ông Ngữ nhanh chân chạy thoát c̣n người chú bị viên đạn bắn xuyên từ tai phải sang tai trái ngă gục xuống đất.
Khi bọn giặc đi rồi, ông Ngữ nh́n chú nằm bất động trên vũng máu chỉ biết kêu gào thảm thiết. Do sức yếu nên ông không thể đưa chú xuống xuồng được đành bơi trở về gọi gia đ́nh tới trợ giúp. Từ đó, ông Ngữ nung nấu sự căm thù không đội trời chung với thằng giặc Tây.
Mối thù giết chú c̣n chưa trả được th́ hững ngày lang bạt chăn trâu, cắt cỏ ngoài đồng, thi thoảng ông lại nghe tiếng nổ chát chúa ngoài vùng chiến lược. Những cột khói bốc lên nghi ngút phủ lấp mái nhà tranh rồi tiếng khóc thất thanh của những em nhỏ. Ông Ngữ bỏ về nhà xin tía, má cho đi làm cách mạng để t́m giặc trả thù cho bà con dân làng. Bà nội ông Ngữ nhất quyết không cho đi v́ sợ cháu sẽ gặp nguy hiểm.
Biết không thể ngăn được quyết tâm của con nên vào một đêm trời se xe lạnh, tía, má ông bí mật chở con qua sông. Ông rớm nước mắt khi quay lại phía mái tranh nghèo, thương má và các em đành chôn sâu trong ḷng. Vào tới đơn vị, người cha già đưa cậu con trai cho các anh bộ đội rồi quay trở về. Ông Ngữ nh́n theo bóng tía khuất xa rồi nhỏ dần bỗng ḷng thấy trống trải vô cùng. Ông tự nhủ: “Thôi ḿnh đă lớn rồi. Đi đánh giặc không bao giờ được khóc”.
Hạ tàu chiến bằng súng tự chế
Sau khi vào bộ đội, ông Hồng Phú Ngữ được vào tiểu đoàn 307. Trải qua nhiều trận đánh sống c̣n với thằng Tây, cái tên Hồng Phú Ngữ dần được khẳng định trong đơn vị. Ông nổi tiếng là một người can trường, gan dạ, đánh trận nào thắng trận đó. Năm 1951, bọn thực dân Pháp bị sa lầy ở chiến khu Việt Bắc. Chúng cuống cuồng phải điều quân từ các tỉnh Nam Bộ ra chi viện cho Điện Biên Phủ và đánh phá các vùng chiến khu của ta ở miền Tây và miền Đông. Bọn thực dân Pháp tự đắc là không có đối thủ v́ chúng có vũ khí hiện đại lại có tàu chiến cỡ lớn.
Thỏa măn với sức mạnh vượt trội, mỗi ngày luôn có hàng đoàn tàu chiến nối đuôi nhau nghênh ngang trên các con sông uy hiếp đồng bào. Không thể để cho bọn giặc ngang nhiên lộng hành, Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Tây quyết định thành lập một tổ đặc công chịu trách nhiệm phá hủy tàu chiến.
Đúng lúc ấy, giáo sư Trần Đại Nghĩa vừa từ nước ngoài về đă thiết kế ra một loại vũ khí đặc biệt là Bazôca 75 có thể bắn thủng tàu chiến (một viên đạn của súng Bazôca có đường kính 75 ly, chiều dài 2 dm (đề-xi-mét) , nặng 1kg được đặt trong ṇng tṛn). Bazôca được điều khiển nút nổ bằng năm viên pin theo ṇng súng. Phía trước ṇng súng có ba cái càng như chân kiềng có thể gấp lại khi hành quân, khi ấn nút điện, quả đạn bay ra khỏi ṇng nhưng súng không bị giật. Vũ khí đă có, yêu cầu cấp thiết lúc này là phải chọn ra được những “cảm tử quân”, sẵn sàng chịu đựng nguy nan để phá tàu giặc. Đại đội quyết định chọn ông Hồng Phú Ngữ là người dẫn một tiểu đội đặc biệt “săn” tàu chiến chuẩn bị lên đường.
Tuy nhiên, cái khó là các anh em chưa ai được nh́n thấy khẩu súng Bazôca 75 bao giờ. Từ trước đến nay, họ chỉ quen sử dụng súng trường trong các trận đánh. Do vũ khí có hạn hơn nữa đây lại là loại vũ khí quư hiếm nên cả đại đội săn tàu giặc chỉ được trang bị một khẩu Bazôca 75. Đích thân Giáo sư Trần Đại Nghĩa đă về tiểu đoàn 307 để hướng dẫn cách sử dụng súng.
Để cho tiểu đội đặc biệt hiểu, giáo sư Trần Đại Nghĩa minh họa bằng 11 đoạn thanh đường ray xe lửa xếp lại liên tục với nhau. Cách 100m bắn viên đạn Bazôca 75 có thể xuyên qua cả 11 thanh, làm thép chảy ra. Giáo sư yêu cầu tiểu đội này phải bắn chính xác vào giữa ổ điện trên thân tàu. Bởi với sức nóng 2600 độ mới khiến con tàu bốc cháy. Sau khi giảng xong phần lư thuyết, các chiến sĩ lần lượt thử bắn. Sau bài học về cách sử dụng súng của Giáo sư Trần Đại Nghĩa, các anh em chiến sĩ ai nấy đều háo hức chỉ muốn ra trận ngay để bắn tung những đoàn tàu đang ngang nhiên đậu ngoài sông.
Sau đó ít lâu, 14 chiến sĩ do Hồng Phú Ngữ chỉ huy được tuyển chọn qua thử thách chiến đấu, am hiểu địa h́nh, bơi lội giỏi, gan ĺ sắt đá xuất kích nhằm thẳng hướng đường tàu chiến giặc đi qua. Họ thức trắng đêm bàn bạc phương án tác chiến làm sao phải đánh nhanh hiệu quả mà không gây thương vong. Rồi họ lên đường trong màn đêm tĩnh lặng.
Tiểu đoàn anh hùng làm giặc khiếp sợ.
Tiểu đoàn 307 được thành lập từ 5/7/1948 tại xă Đại Liên (Thanh Phú – Bến Tre). Những chiến sĩ của tiểu đoàn 307 như những người anh hùng xông pha nơi trận mạc. Những trận “bách chiến bách thắng” cùng với tinh thần chịu đựng gian khổ không ngại hy sinh đă làm nên danh hiệu 307 anh hùng. Dưới sự lănh đạo của tiểu đoàn 307 tổ chức chiến đấu tiêu diệt địch ở phân khu miền Tây Nam Bộ trong thời kháng chiến chống Pháp làm bọn giặc “thất điên bát đảo”.
Theo Người Đưa Tin