“Hành động nước lớn bá quyền không được ḷng thế giới khiến cho thế giới thấy rằng Trung Quốc là một nước hung hăng. Đó chỉ là thủ đoạn của một kẻ côn đồ cậy mạnh bắt nạt nước nhỏ”.
Dù đă bước sang tuổi 96 nhưng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn vô cùng mẫn tiệp. Là người có thâm niên 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc ở thời điểm nhạy cảm nhất (1974 - 1989), tướng Vĩnh có những đánh giá rất sâu sắc về hành động và tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
"Tôi từng thách phía Trung Quốc đưa ra bằng chứng về Trường Sa, Hoàng Sa"
- Thời gian vừa qua, phía Trung Quốc liên tục có các hành vi gây căng thẳng tại Biển Đông. Là người từng có nhiều năm giữ cương vị đại sứ Việt Nam tại quốc gia này, ông đă từng "đương đầu" trực tiếp với tham vọng bá quyền như thế nào?
- Tôi đă từng thách người có trách nhiệm tại Trung Quốc đưa ra được những cứ liệu lịch sử có giá trị chứng minh chủ quyền của họ tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Họ cứ luôn to mồm rằng Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của họ, là không thể tranh căi, chung chung là họ phát hiện ra và đặt tên. Nhưng theo luật pháp quốc tế, việc phát hiện và đặt tên đều không phải là sở hữu v́ sở hữu phải có sự quản lư, có dân sinh sống tại đó. Cũng v́ lẽ đó mà họ luôn trốn tránh và không bao giờ muốn đưa ra quốc tế hóa các vấn đề này.
Họ cậy thế nước lớn và lực lượng quân sự mạnh bắt nạt các nước Đông Nam Á. Về lư th́ họ “cùn”, chỉ trông vào sức mạnh, giương sức mạnh để đe dọa nước nhỏ. Hành động nước lớn bá quyền chỉ càng khiến thế giới thấy rằng Trung Quốc là một nước hung hăng. Đó chỉ là thủ đoạn của một kẻ côn đồ cậy mạnh bắt nạt nước nhỏ.
- Sau ngày Việt Nam thông qua Luật Biển, Trung Quốc liên tiếp có những hành vi gây hấn rất đáng lên án mạnh mẽ như mời thầu 9 lô tại thềm lục địa Việt Nam, huy động 30 tàu cá ra khu vực Trường Sa đánh cá, đề xuất của một cán bộ về việc cấp vũ khí cho ngư dân và mới đây nhất là thông tin huy động 27 tàu chiến ra tập trận tại Trường Sa. Ông đánh giá như thế nào về những hành động của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay?
- Theo tôi, dù thế giới có phản đối như thế nào th́ họ vẫn cứ trang bị vũ khí cho ngư dân của họ mà các nước không thể làm ǵ. Chúng ta không thể cấm họ làm việc này. Chúng ta cũng chỉ có thể phản đối họ về mặt ngoại giao thôi. Chuỗi hoạt động trong thời gian vừa qua của Trung Quốc một lần nữa cho thấy tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn. Họ không có chứng cớ lịch sử cùng sự bảo vệ của luật pháp quốc tế trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa nên họ mới làm như vậy.
Tàu chiến của Trung Quốc
"Việt Nam không bao giờ dễ bị bắt nạt"
- Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn là muốn hướng dư luận nước này ra khỏi những mâu thuẫn nội bộ. Thiếu tướng nghĩ sao về ư kiến này?
- Nhiều người hay lập luận như thế nhưng theo tôi, nếu một nước muốn thực hiện chiến tranh bên ngoài lănh thổ th́ cần phải có sự hậu thuẫn của dân th́ mới tiến hành được. Dân bất măn th́ quân lính bất măn. Như thế th́ c̣n đâu tinh thần chiến đấu.
Việc Trung Quốc gây sự với các nước tại Biển Đông th́ chỉ có thể lư giải bằng tham vọng bá quyền của họ thôi.
Mâu thuẫn nội bộ của họ thể hiện trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc là nhằm giành quyền lănh đạo đất nước. Ngoài ra c̣n có mâu thuẫn giữa các dân tộc với nhau. Cụ thể là khu vực Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng có xu hướng đ̣i ly khai. Các mâu thuẫn này cứ âm ỉ thỉnh thoảng lại bùng phát lên thông qua những vụ nổi dậy hoặc tự thiêu…
Mâu thuẫn lớn nhất là sự bất măn ở Trung Quốc. Mâu thuẫn giàu nghèo tăng mạnh khi Trung Quốc có hai vùng là vùng các tỉnh duyên hải th́ giàu có c̣n các tỉnh miền núi phía Tây như Cam Túc, Thiểm Tây, Thanh Hải… th́ rất nghèo dẫn đến nhiều cuộc biểu t́nh đă nổ ra tại các tỉnh miền Tây này.
Trong vùng các tỉnh duyên hải phía Đông như Vân Nam, Giang Tây cũng có những mâu thuẫn sâu sắc giữa người dân và chính quyền trong việc cưỡng chế đất của dân… khiến người dân bất măn…
Tôi cũng tin một điều rằng lực lượng quân sự nhất là lực lượng hải quân của họ mạnh khi so với các nước trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Philippines… Nhưng họ cũng không thể huy động toàn bộ xuống Biển Đông khi có chiến sự nổ ra tại khu vực này mà chỉ có thể huy động một bộ phận như hạm đội Nam Hải ra chiến đấu… Thêm nữa, khi so sánh với các nước lớn như Nga, Mỹ trên thế giới th́ sức mạnh quân sự của Trung Quốc chưa thấm vào đâu cả. Đó là chưa kể Việt Nam không bao giờ dễ bị bắt nạt. Có nhiều bài học thất bại cho những kẻ cậy lớn, có ưu thế về mặt quân sự khi xâm phạm lănh thổ Việt Nam rồi. Chính v́ lẽ đó họ chỉ dám giễu vơ giương oai mà chưa dám gây ra chiến tranh với các nước trong khu vực.
- Theo ông, Trung Quốc sẽ có những hành động cụ thể nào trong thời gian tới xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông?
- Tham vọng của Trung Quốc rất lớn và họ sẽ luôn đe dọa các nước khác nhưng theo tôi trong t́nh h́nh quốc tế và nội bộ Trung Quốc hiện nay, họ chưa dám làm ǵ đẩy căng thẳng lên mức cao hơn nữa. Nói cách khác, họ chỉ giễu vơ giương oai mà thôi. Lúc này, Trung Quốc đang bị cô lập trên thế giới. V́ kinh tế mà thế giới phải làm ăn với Trung Quốc thôi nhưng các nước nhận rơ Trung Quốc thể hiện bá quyền nước lớn.
Hai là từ Hàn Quốc, qua Nhật Bản, Philippines đến Australia và Ấn Độ th́ đó là “mạng lưới” mà Mỹ đă giăng ra. C̣n đồng minh của Trung Quốc là ai? Đồng minh của Trung Quốc hiện nay chỉ có Bắc Triều Tiên và Pakistan. Nhưng cả hai nước này đều không giúp được Trung Quốc một cách đáng kể trong t́nh h́nh hiện nay.
"Nếu Trung Quốc làm liều hơn th́ không được và sẽ bị phản ứng mạnh mẽ".
Lại thêm trong bối cảnh các nước trên thế giới đều tỏ ra e ngại với Trung Quốc và nội bộ họ có mâu thuẫn sâu sắc. Từ trước đến giờ, họ luôn đeo mặt nạ trỗi dậy ḥa b́nh, nếu Trung Quốc gây ra chiến tranh tại Biển Đông th́ họ sẽ gặp nhiều bất lợi và bị cả thế giới phản đối.
Tham vọng lớn của Trung Quốc tại Biển Đông chính là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, các khoáng sản… Chính v́ lẽ đó, khả năng trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ sử dụng những biện pháp mang tính dân sự, kinh tế như đưa những giàn khoan khổng lồ có khả năng khoan sâu đến 3000 m vào khu vực có dầu mỏ của Việt Nam để khai thác, tiếp tục đưa nhiều tàu cá ra khu vực Trường Sa với sự bảo trợ của các tàu hải giám để vơ vét tài nguyên hải sản… như một số ư kiến đă đưa hoàn toàn có thể xảy ra.
Và dù trái với luật pháp quốc tế nhưng họ vẫn cố dùng các biện pháp như trên, thậm chí, tiếp tục đưa tàu chiến ra Biển Đông để tập trận nhưng chưa dám gây ra chiến tranh. Trong trường hợp đó ta cứ hoạt động, khai thác dầu mỏ trong thềm lục địa của chúng ta như thường. Nếu Trung Quốc làm liều hơn th́ sẽ bị phản ứng mạnh mẽ.
- Ông có thể nói rơ hơn về tham vọng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông cũng như trên thế giới?
-Tham vọng của Trung Quốc th́ lớn lắm. Họ không chỉ muốn độc chiếm Biển Đông, khống chế Đông Nam Á rồi vươn ra Ấn Độ Dương mà họ c̣n muốn khống chế cả Châu Phi. Cách của họ là bỏ tiền ra để mua chuộc dưới h́nh thức viện trợ.
Họ muốn thay Mỹ làm bá chủ hoàn cầu. Tuy nhiên, muốn là muốn như vậy nhưng c̣n có làm được hay không th́ lại là chuyện khác. Tại châu Phi, họ muốn vơ vét tài nguyên của châu Phi nhưng họ gặp một mâu thuẫn rất lớn đó là mâu thuẫn lợi ích với các nước Tây Âu và Mỹ tại khu vực vốn đă có ảnh hưởng truyền thống của những nước này. Các nước này sẽ không để cho Trung Quốc muốn làm ǵ th́ làm đâu. Trung Quốc càng vươn ra xa th́ càng vấp phải nhiều mâu thuẫn với các cường quốc khác mà ở đó Trung Quốc khó có thể chen chân vào.
- Để thực hiện tham vọng bá chủ, theo ông Trung Quốc sẽ hành động như thế nào?
- Họ chỉ có hai thủ đoạn thôi. V́ họ có nguồn dự trữ ngoại tệ rất lớn nên họ sẵn sàng dùng nhiều tiền để mua chuộc các nước khác, lôi kéo các nước khác nhằm đạt được mục tiêu của ḿnh. Tại Biển Đông, họ sẵn sàng mua chuộc một số nước dưới h́nh thức viện trợ nhằm chia rẽ nội bộ ASEAN…
Bên cạnh cách dùng tiền th́ họ c̣n sử dụng sức mạnh quân sự của ḿnh để bắt nạt những nước nhỏ hơn trong khu vực...
Theo Giáo Dục Việt Nam