Đông A
-
Báo chí đưa tin Phó giám đốc sở Công an Hà Nội, Thiếu tướng Trần Thùy cho rằng: “người dân đă nhờn luật” cho nên càng ngày càng gia tăng vụ việc người dân chống lại lực lượng công an.
Tôi lại cho rằng không phải người dân nhờn luật mà chính lực lượng công an đă nhờn luật. Một cô gái tát cảnh sát giao thông bị phạt tù giam 6 tháng, trong khi đấy công an ở Văn giang đánh nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam mặt mũi thâm tím lại chỉ bị cảnh cáo, chuyển công tác. Công an đánh chết người chỉ bị đi tù có 4 năm. Đó là tính bất đối xứng giữa người dân và lực lượng công an, làm gia tăng sự bất măn và không tin tưởng của dân chúng vào lực lượng công an. Rất nhiều trường hợp người dân đang khỏe mạnh, khi vào đồn công an bỗng nhiên bị chết và nhiều vụ việc bỗng nhiên lỗi lại do sức khỏe của người dân, cứ vào đồn công an là đột tử. Liệu có ai tin vào lỗi đột tử là do sức khỏe của người dân khi vào đồn không? Không, tôi tin rằng không ai tin cả. Thành ra để tự vệ, để khỏi bị bỗng nhiên đột tử, người dân đă chống lại lực lượng công an. Tôi thấy rất biện chứng và hành vi chống lại lực lượng công an tôi cho rằng có thể thể tất cho đến khi chừng nào tính bất đối xứng giữa người dân và lực lượng công an bị xóa bỏ. Tôi từng t́m hiểu về vấn đề bạo hành dẫn đến chết người của lực lượng công an, và với con số thống kê c̣n hết sức sơ khai đă cho thấy tỷ lệ bạo hành dẫn đến chết người của lực lượng công an Việt Nam trên số dân cao hơn cả ở Mỹ. Do vậy, để bảo vệ tính mạng của ḿnh, người dân cần phải chống lại lực lượng công an đến chừng nào c̣n có thể. Không phải người dân đang nhờn luật mà chính lực lượng công an mới đang nhờn luật.
Để chứng thực nhận định trên không có khó khăn ǵ. Chỉ cần gia tăng h́nh phạt luật pháp đối với lực lượng công an trong khi thi hành công vụ là có thể kiểm chứng số vụ người dân chống lại lực lượng công an gia tăng hay giảm đi. Thực tiễn là thước đo chân lư.
Theo: Blog Đông A
____________________ _
Phó giám đốc Công an Hà Nội: ‘Người dân đă nhờn luật’
6 tháng đầu năm, 20 vụ chống người thi hành công vụ liên tiếp xảy ra ở thủ đô khiến thiếu tướng Trần Thùy đề xuất, phải đưa hành vi này vào tội giết người hoặc tăng mức phạt, thay v́ 4 triệu đồng như hiện nay.
> Những màn dọa dẫm, chống đối đặc nhiệm 141 / Những chiêu dọa cảnh sát
Ngày 31/7, tại buổi làm việc của UBND Hà Nội với đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật Quốc hội về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, Thiếu tướng Trần Thùy, Phó giám đốc Công an thành phố cho biết, 3 năm qua ở Hà Nội đă xảy ra 132 vụ chống người thi hành công vụ, riêng 6 tháng đầu năm nay đă xảy ra 20 vụ. “Tại sao không đưa hành vi này vào tội giết người hoặc nâng mức phạt để tăng tính răn đe?”, ông Trần Thùy đặt câu hỏi.
Lư giải nguyên nhân, Phó giám đốc công an Hà Nội cho rằng, mức phạt 4 triệu đồng đối với hành vi chống người thi hành công vụ, hoặc 1,4 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 30 ngày đối với hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là quá thấp. Do đó, số vụ chống người thi hành công vụ không hề giảm mà c̣n có dấu hiệu tăng lên, chứng tỏ nhiều người dân đă “nhờn” luật.
Đầu tháng 3, một thanh niên đi xe PCX tông thẳng vào trung tá Nguyễn Đức Chung (Đội CSGT số 1), khiến cảnh sát này bị bất tỉnh và phải điều trị nhiều ngày trong bệnh viện. Tuy nhiên, sau gần 5 tháng, người tông cảnh sát vẫn chưa bị Công an Hà Nội xử lư. Ảnh: L.Q
Việc lấn chiếm ḷng đường, vỉa hè để kinh doanh đă làm tăng ùn tắc giao thông nhưng theo thiếu tướng Trần Thùy, mức phạt 20-30 triệu đồng đối với hành vi này lại quá cao đối với những người bán hàng rong, buôn bán nhỏ nên hiệu quả thực thi không cao.
Từ thực tiễn kiểm tra, xử lư vi phạm hành chính, thượng tá Đào Vịnh Thắng, Phó pḥng CSGT Hà Nội kiến nghị, sức người đang bị lăng phí không cần thiết. Chính phủ đă cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật như camera, máy đo tốc độ… để phát hiện, truy t́m người vi phạm giao thông nhưng hiện chưa triển khai được. Do vậy, nên sớm đầu tư thiết bị công nghệ cho cảnh sát giao thông để phạt “nguội” người vi phạm qua h́nh ảnh.
Bên cạnh đó, ông Thắng cho rằng, Chính phủ cần cho phép cảnh sát giao thông được xử phạt và xé biên lai tại chỗ, bởi quy tŕnh nộp phạt hiện rất phức tạp, gây khó cho người dân. “Khi bị phạt, người dân thường phải đi đến các cơ quan hành chính tới 4 lần mới nộp được tiền phạt”, ông Phó pḥng nhấn mạnh.
Những h́nh ảnh như thế này xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Minh Trang.
Trước thực trạng Hà Nội c̣n tồn đọng hàng trăm ngh́n xe vô chủ nằm la liệt trong các kho băi đi thuê, thượng tá Thắng cho hay, để xử lư xong một xe bị chủ nhân bỏ lại phải mất 6 tháng đến 1 năm. Với xe không có giấy tờ th́ phải tra cứu số khung, số máy rồi thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau đó thành lập hội đồng để xử lư tang vật…
Thừa nhận t́nh trạng vi phạm luật giao thông, lấn chiếm ḷng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán vẫn c̣n phổ biến, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho rằng, vi phạm nhiều là do ư thức của một bộ phận người dân kém, có thể vi phạm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nếu vắng bóng lực lượng chức năng. Địa phương c̣n buông lỏng quản lư, xử lư những người lấn chiếm ḷng đường, vỉa hè.
Ông Khôi cho biết, để quản lư giao thông tốt hơn, thành phố đang đầu tư trung tâm điều khiển giao thông với khoảng 200 camera đặt ở khắp các quận; đồng thời yêu cầu các địa phương phải tăng cường hơn, sâu sát hơn trong quản lư địa bàn.
Năm 2009 – 2011 và 6 tháng 2012, các lực lượng chức năng tại Hà Nội đă kiểm tra, xử lư trên 2,7 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 558 tỷ đồng, tạm giữ gần 92.000 phương tiện các loại. Gần 14.000 trường hợp vi phạm giao thông đường thủy bị xử lư, với tổng số tiền phạt hơn 9 tỷ đồng.
Chiều 31/7, Giám đốc Trung tâm Quản lư và điều hành giao thông đô thị Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải cho biết, chất lượng dịch vụ của xe buưt vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của hành khách. Trong 6 tháng, có hơn 700 vụ vi phạm quy định về hoạt động xe buưt bị lập biên bản xử lư (tăng gần gấp đôi so với năm 2011), trong đó chủ yếu là lỗi về bán vé, chạy sai lộ tŕnh, đỗ sai, thái độ ứng xử không đúng.
Ông Hải cũng thừa nhận, lái xe buưt vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng c̣i hơi tuỳ tiện… vẫn c̣n khá phổ biến. Đặc biệt, t́nh trạng trộm cắp c̣n diễn biến phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm, đă phát hiện, bắt giữ, xử lư 87 vụ (123 đạo chích) trên các xe buưt và tại các điểm đỗ. Một nguyên nhân là chế tài xử lư rất nhẹ, nên không đủ sức răn đe những đạo chích này.
Lănh đạo trung tâm cũng cho rằng, tắc đường là nguyên nhân khiến mỗi ngày có trung b́nh 100 lượt xe buưt chạy không đúng giờ, không đúng hành tŕnh. T́nh trạng chiếm dụng ḷng đường vỉa hè c̣n phổ biến, gây khó khăn cho xe buưt ra vào điểm đón khách, gây nguy hiểm cho khách lên xuống xe. Theo thống kê, tại các quận nội thành có trên 70% vị trí thường xuyên bị chiếm dụng bởi hàng rong, xe máy, ôtô, xe rác…
Đoàn Loan
Theo VnExpress