Giáo sư Carl Thayer
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc
Phê b́nh và tự phê b́nh từ lâu được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng làm cơ chế xây dựng Đảng.
Nó có thể là phương tiện hiệu quả để các đảng viên và đơn vị nhận ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ. Trong một số trường hợp, phê và tự phê cũng có thể trở thành h́nh thức.
Từ năm 1982, tại Đại hội Đảng V, Việt Nam đă cố gắng chấm dứt sự chồng chéo lằng nhằng giữa Đảng và Nhà nước. Trong thời Đổi Mới, Đảng t́m cách chuyển giao trách nhiệm hàng ngày về phát triển kinh tế-xă hội cho Nhà nước trong khi vẫn duy tŕ vai tṛ lănh đạo.
Các thành viên Bộ Chính trị đă tiến hành kiểm điểm tự phê b́nh
Kể từ năm 1986, cán cân sức mạnh kinh tế và chính trị đă chuyển từ Đảng sang Nhà nước trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Sau năm 1992, với việc thông qua Hiến pháp mới, Chính phủ ngày càng mạnh hơn. Đảng ủy bên trong nhà nước tiếp tục giữ vai tṛ lănh đạo, nhưng nhà nước có nhiều tự chủ hơn trong hoạt động.
Thành công của Việt Nam đă tạo ra những vấn đề mới trong việc định nghĩa trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.
Ví dụ, từ khi ông Lê Duẩn qua đời tháng Bảy 1986, Việt Nam đă hạn chế nhiệm kỳ của Tổng Bí thư. Vai tṛ của Tổng Bí thư cũng thay đổi.
Ông Đỗ Mười từng được so sánh như một ông trọng tài theo truyền thống Khổng giáo. Bản thân tôi từng viết Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là người dàn xếp chính trị, đứng giữa các trung tâm quyền lực khác nhau.
Căng thẳng
Tại Việt Nam, sự căng thẳng đă xảy ra giữa Đảng và Nhà nước một khi sự chồng chéo trách nhiệm ngày càng giảm đi.
Một khía cạnh tiêu cực từ sự căng thẳng này có thể nh́n thấy trong vấn đề giám sát doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước.
"Bê bối lớn ở các tập đoàn nhà nước là dấu hiệu cho thấy Đảng phải xác lập sự lănh đạo. Chính phủ không thể vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong quá tŕnh phát triển kinh tế - xă hội của Việt Nam."
Đảng muốn doanh nghiệp quốc doanh đóng vai tṛ thống lĩnh nền kinh tế. Nhà nước có trách nhiệm giám sát hoạt động và đóng góp kinh tế của khu vực này.
Nhưng những bê bối tham nhũng lớn đă có ở Vinashin, Vinalines và các công ty quốc doanh khác. Bê bối đó thuộc trách nhiệm trực tiếp của các viên chức nhà nước dính líu hoạt động phi pháp. Đồng thời chúng cũng phản ánh sự yếu kém về cơ cấu giữa Đảng và Nhà nước.
Chiến dịch phê bình và tự phê bình hiện nay của Bộ Chính trị bày tỏ mong muốn chỉnh sửa những yếu kém cơ cấu này, bằng cách xác định những thiếu sót và đề ra chính sách sửa chữa.
Chiến dịch hiện nay là một phần quá tŕnh lịch sử, trong đó người ta thương lượng ranh giới trách nhiệm giữa Đảng và Nhà nước.
Bê bối lớn ở các tập đoàn nhà nước là dấu hiệu cho thấy Đảng phải xác lập sự lănh đạo. Chính phủ không thể vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong quá tŕnh phát triển kinh tế - xă hội của Việt Nam.
BBCNews