(NV) - Theo số liệu của Bộ Nội An, trong năm 2010, có 2,981 giấy nhập cảnh (visa) được cấp cho người đi theo diện bảo lănh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Con số gần 3,000 người này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 giấy nhập cảnh cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lănh gia đ́nh.
Số bảo lănh theo diện vợ chồng sang Mỹ nhiều, nhưng số ly dị từ những cuộc hôn nhân này cũng không ít.
Một văn pḥng luật sư chuyên lo về thủ tục kết hôn và ly dị trên đường Westminster cho biết “số cặp kết hôn và ly hôn mỗi tháng gần tương đương nhau.”
Trong khi đó, một văn pḥng luật sư “thuộc loại bận rộn nhất ở vùng Bắc California” th́ cho rằng “có chừng 8 đến 15 hồ sơ kết hôn mỗi tháng được thực hiện ở văn pḥng này.”
Cũng theo vị luật sư tại đây, “tuy chưa có con số kiểm chứng cụ thể, nhưng theo phỏng đoán th́ số vụ ly dị từ những cuộc hôn nhân này lại chiếm từ 60 đến 70%.”
Bước chân đi lấy chồng, ai cũng muốn ḿnh có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Riêng với những người phụ nữ lấy chồng người Mỹ gốc Việt, ngoài những lư do nêu trong kỳ trước, như muốn có cơ hội học lên cao, muốn có sự tôn trọng, muốn kiếm nhiều tiền, niềm kỳ vọng, chỗ dựa chính của họ khi rời xa gia đ́nh, quê hương, không ai khác hơn là người chồng mà họ yêu thương.
Tuy nhiên, thực tế không ai trọn vẹn được ước mơ ḿnh ôm ấp như ngày bước chân lên máy bay rời xứ sở.
Hoàn cảnh hiện tại của Lan Chi Phạm, một “single mom,” của Jenny Vơ, người chỉ thực sự bắt đầu xây dựng lại mái ấm gia đ́nh sau bao năm triền miên trong những trận căi vă vợ chồng, hay Cẩm Phạm, Thoa Đặng, Thu Vơ đang tận hưởng tháng ngày hạnh phúc như mong đợi, là những mảnh đời khác nhau trong cùng “thân phận” lấy chồng người Mỹ gốc Việt.
Hụt hẫng v́ không được yêu thương như hứa hẹn
“Hỡi ôi, hụt hẫng” là cảm giác đầu tiên xâm chiếm lấy Lan Chi Phạm, 26 tuổi, hiện đang sống tại Westminster, ngay lúc cô đặt chân đến sân bay Los Angeles vào tháng 4 năm 2005.
“Anh không yêu thương tôi như lời ngon ngọt anh vẫn nói trên điện thoại, hay như lúc anh về Việt Nam gặp tôi. Anh không quan tâm đến chuyện tôi nhớ nhà, bị 'shocked' khi mới sang. Mà anh cũng không phải là người đầu tiên đến đón tôi tại sân bay khi tôi tới nơi, thậm chí anh đă muốn bỏ tôi ở nhà một ḿnh để đi chơi với bạn bè ngay trong ngày đầu tiên tôi lạ lẫm bước chân về nhà anh.” Nhiều năm trôi qua, nhưng dường như nỗi buồn vẫn c̣n ăm ắp trong Lan Chi.
Vẫn theo ḍng cảm xúc, người phụ nữ đang nuôi con một ḿnh này tâm sự, “Tôi cứ ngỡ khi sang đây ḿnh sẽ được đi học lại như anh từng hứa, nhưng sự thật không như vậy. Anh không giúp tôi làm quen với cuộc sống mới ở đây, mà tôi làm ǵ anh cũng chê bai, khó chịu, nạt nộ. Tiếng Anh tôi học ở Việt Nam không giống ở đây cũng là lư do anh mang ra chỉ trích.”
Không chỉ với chồng, mà trong mắt mẹ chồng, Lan Chi vẫn bị coi là “thấp kém” do “những người con dâu kia của bà đều là bác sĩ, kỹ sư.”
Không chỉ vậy, khi mang thai ba tháng, Lan Chi khám phá ra “anh ấy hút ma túy.”
“Tôi sững sờ đến tuyệt vọng, hầu như trước mắt chỉ c̣n một màu đen tối. Cũng lúc đó, tôi nhận ra tại sao tính khí anh thất thường, khi hiền lành, khi dữ tợn, thô lỗ.” Không chỉ dừng lại ở đó, khi có bầu đến tháng thứ 7, Lan Chi cho biết cô lại “một lần nữa chịu một sự đả kích lớn khi chính tai tôi nghe được những lời yêu thương t́nh tứ của anh với một người con gái xa lạ nào đó.”
Một ḿnh ở Mỹ, không có bà con thân thích, không dám kể lại hoàn cảnh thực tại của ḿnh cho cha mẹ ở quê nhà nghe, lại gần đến ngày sanh, tất cả dồn nén khiến Lan Chi gần như bị trầm cảm, “suốt ngày chỉ muốn trốn vào pḥng đóng cửa khóc.”
“Sự buồn bă của tôi trong thời gian đó lại càng khiến mẹ chồng tôi tỏ ra bực ḿnh, v́ bà cho rằng đó là sự xui xẻo. Không được sự cảm thông từ mẹ chồng, chồng th́ đi làm, đi chơi có khi đến 1, 2 giờ sáng mới về, tôi cảm thấy ḿnh cô đơn, lạc lơng, và nếu không phải v́ là người Công Giáo, có lẽ tôi đă tự tử rồi.” Lan Chi kể tiếp.
Theo thời gian, mối quan hệ gia đ́nh không tốt hơn, lúc con gái 3 tuổi, cũng là lúc Lan Chi nộp đơn ly hôn. Một ḿnh vừa phải nuôi con, vừa đi làm, vừa cố gắng theo học lấy bằng “medical assistant” nhưng Lan Chi lại bị chồng cũ và bạn gái anh “cố t́nh phá tôi để giành quyền nuôi con.”
Lan Chi không thể nào quên “họ gửi tin nhắn tục tĩu, rồi giữa đêm cứ gọi điện thoại đến không cho tôi ngủ. Suốt thời gian đó tinh thần tôi rất hoảng loạn, vừa tức giận, vừa tủi thân, tôi lái xe đi làm mà đâm đầu vào xe người ta khiến chiếc xe tan tành. May mà người th́ không sao.”
Nhưng từ cú đụng xe đó mà Lan Chi cho rằng cô “tỉnh ra,” “tôi không cảm thấy buồn khổ nữa mà chỉ thấy ḿnh phải cố gắng sống cho đàng hoàng, bởi lỡ có chuyện ǵ ai nuôi con tôi.”
“Ngày tôi đến Mỹ tôi hiền lắm, tôi sợ làm mọi người buồn, có chuyện ǵ tôi cũng khóc. Nhưng khi hiểu ra rằng ḿnh không thể nào lường được khuôn mặt con người, tôi biết ḿnh phải sống như thế nào để tồn tại được.” Lan Chi chua chát.
Lan Chi chính thức ly dị chồng vào tháng 10 năm 2009, sau 4 năm tới Mỹ, chấp nhận một ḿnh nuôi con. Hiện Lan Chi đang làm việc tại một công ty chuyên về thiết bị y tế, và vẫn không từ bỏ ước mơ của ḿnh trước ngày rời Việt Nam, đó là sẽ phải học để có được những bằng cấp xứng đáng nơi đây.
Hụt hẫng khi chồng quá quyến luyến với gia đ́nh
Không quá bất hạnh, đau khổ đến mức ly dị như Lan Chi Phạm, nhưng những tháng ngày qua với Jenny Vơ cũng không vui vẻ ǵ hơn, bởi cô và người chồng Mỹ gốc Việt của ḿnh cứ triền miên trong những trận căi vă bởi chồng cô quá bịn rịn, quyến luyến với gia đ́nh, mà quên đi ḿnh là một người đă có vợ.
“Đă bao nhiêu lần tôi khẳng định với chồng tôi rằng v́ tôi thương anh nên tôi mới đi Mỹ. Nếu hết thương nhau th́ tôi sẽ về, chứ không phải v́ muốn đi Mỹ nên tôi lấy anh.” Jenny Vơ, 35 tuổi, cư dân Garden Grove, nói.
Trước khi sang Mỹ, Jenny có cơ hội đi làm, đi du lịch đến nhiều nơi trên thế giới, nên “đời sống văn minh xứ người” không xa lạ với cô. Thế nhưng, như lời Jenny, “Cả chồng tôi lẫn gia đ́nh chồng đều cứ nghĩ như tôi là dân quê mới ra tỉnh hay sao đó.” Cách chỉ vẽ, hướng dẫn cô sử dụng nhà vệ sinh, mở ṿi nước, những móc máy b́nh thường trong nhà khiến cô “cảm thấy khó chịu.”
Nhưng “đó vẫn không khó chịu bằng cách họ cứ gọi ḿnh là 'Việt Cộng'. Dù họ nói chơi thôi v́ thấy ḿnh mới qua nhưng ḿnh khó chịu lắm chứ!”
“Ba má chồng tôi c̣n hỏi khi gả tôi đi như vậy th́ ba má tôi ở Việt Nam có túng thiếu ǵ không, nghĩa là trong đầu họ cứ nghĩ rằng gả con đi lấy chồng Mỹ gốc Việt là để có tiền, và đó là một ân huệ v́ ai cũng muốn đi Mỹ hết,” Jenny bực dọc.
Thêm vào đó, Jenny đă nói “không làm dâu” khi được hỏi cưới. Nhưng v́ “ảnh là con trai duy nhất, biết ảnh rất quyến luyến với gia đ́nh ba má ảnh nên tôi cũng đồng ư là khi sang đây ở chung để chăm sóc ba má chồng. Tuy nhiên, khi cô em chồng sanh con, cả nhà em chồng dọn về ở chung mà không phụ giúp ǵ hết từ chuyện tiền nhà đến chuyện ăn uống, dọn dẹp th́ chuyện lục đục bất b́nh dĩ nhiên xảy ra.”
Jenny kể, “Một lần ba má chồng hỏi tôi có muốn ở chung đây không, tôi nói rằng không, thế là ông bà đuổi tôi đi ngay trong đêm. Anh chở tôi sang nhà d́ tôi ở, c̣n anh th́ về ở với ba má anh, nghe có tức cười không?”
Cứ thế chuyện đuổi đi, rồi trở về cứ lặp đi lặp lại với Jenny, khi th́ ba má chồng đuổi, khi th́ chính chồng đuổi v́ bênh vực ba má, chị em chồng. Cô tâm sự, “Khi đi lấy chồng xa, ḿnh không có ai hết ngoài người chồng nên bao nhiêu niềm tin, hy vọng ḿnh đặt hết vào đó. Thành ra khi người chồng lệ thuộc vào gia đ́nh, quá quyến luyến với gia đ́nh, không c̣n là nơi cho ḿnh bám víu nữa th́ ḿnh trở nên hụt hẫng ghê lắm. Phải có sự tự tin th́ ḿnh mới đứng vững để mà đi tiếp.”
Tuy nhiên, như Jenny đă nói, cô lấy chồng v́ “duyên số” và hơn hết, là do t́nh yêu. “Nếu không yêu nhau thật sự, làm sao chúng tôi hàn gắn với nhau sau bao trận căi vă như cơm bữa, thậm chí đă bao lần c̣n muốn ly dị nữa?”
Sang Mỹ từ tháng 5 năm 2007, nhưng chỉ mới cách đây vài tháng, Jenny mới cùng chồng ngồi xuống cùng nói chuyện với nhau, cùng hứa với nhau không căi vă, để c̣n lo làm việc, mua nhà, sinh con, tạo thành một mái ấm thật sự.
Có một điều khá đặc biệt ở Jenny, đó là dù cho có bao sóng gió trải qua trong đời sống gia đ́nh, trong đời sống tinh thần, nhưng “chưa bao giờ tôi bỏ học, bỏ làm” bởi với Jenny, “đó là cứu cánh cho ḷng tự trọng” của cô.
Hạnh phúc với những điều đang có
Trong số những phụ nữ mà phóng viên Người Việt tiếp xúc th́ Cẩm Phạm, Thoa Đặng, và Thu Vơ là những người hạnh phúc và hài ḷng với ước mơ ḿnh xây đắp khi lấy chồng Việt kiều.
Cẩm Phạm, 33 tuổi, đang sống tại Fountain Valley, cho rằng cô “hạnh phúc” v́ “lấy được người chồng tốt, biết cảm thông.”
“Ngay từ lúc làm quen nhau, chúng tôi đă bàn về chuyện nhiệm vụ mỗi người là ǵ trong gia đ́nh, chồng ra chồng, vợ ra vợ, nên không có ǵ bỡ ngỡ hết.” Theo lời Cẩm, chồng cô là người từng bước hướng dẫn cô thích nghi với cuộc sống mới, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Thêm một điều “may mắn” là ngay từ đầu Cẩm không phải sống chung với gia đ́nh chồng nên chuyện “mẹ chồng nàng dâu” cũng không xảy ra.
Dẫu vậy, Cẩm vẫn thấy ḿnh có nhiều điều lo lắng hơn khi c̣n sống tại Việt Nam, nhất là chuyện học hành và kiếm việc. “Tôi thật sự cảm thấy nản v́ đến giờ này vẫn chưa có được một công việc như ư, tất cả c̣n rất bấp bênh.” Cẩm nói thêm.
Mang ước mơ phải kiếm được nhiều tiền khi sang Mỹ, Thoa Đặng dường như đang hài ḷng với mục đích đó.
Thoa giải thích, “Tiền đối với tôi là quan trọng. Rơ ràng hiện nay tôi đang kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với lúc c̣n ở Việt Nam. Chồng tôi cũng nghĩ như tôi. Anh không có bằng cấp ǵ như nhiều người sang đây từ lúc 20 tuổi, chỉ đi làm thợ tiện thôi, nhưng tiền tích cóp xưa giờ đủ để mua nhà ở và nhà cho thuê từ lúc nhà c̣n rẻ. Tiền tôi đi làm th́ tôi vẫn dành dụm để đó, mua sắm những thứ tôi thích.”
“Không cần biết làm nail hay làm bác sĩ, nhưng cách ḿnh chi xài, sắm sửa khiến người ta không thể khi dễ ḿnh được khi trở về Việt Nam thăm nhà. Bỏ nhiều năm ra học bác sĩ, nhưng nợ ngập đầu, rồi cái ǵ cũng ki bo, tiết kiệm là điều tôi không thích,” Thoa cười nói thêm.
Với Thu Vơ, người đang chuẩn bị làm mẹ ở tuổi 40, cũng cho rằng ḿnh không hề có chút tiếc nuối ǵ khi lấy chồng Mỹ gốc Việt.
“Tôi cám ơn trời đất cũng thương cho tôi gặp được anh, có được những điều giống như tôi mơ ước. Mấy năm qua, cả hai chúng tôi đều đi làm, cùng kiếm tiền, cùng phụ nhau trong mọi công việc nhà, chứ không phải kiểu như phần nhiều ông chồng ở Việt Nam, đi làm về chỉ ngồi đó chờ cơm, chờ vợ cung phụng. Nói thiệt, tôi cầu mong sao cho người phụ nữ ở Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn được đối xử b́nh đẳng hơn bây giờ, và mấy ông chồng ở Việt Nam làm sao được như một phần mấy ông ở đây cũng là phước lắm cho phụ nữ chúng tôi.” Thu chia sẻ.
***
Giáo Sư Hùng Thái Cẩm, chuyên về bộ môn xă hội học và các vấn đề người Mỹ gốc Á của trường Pomona College, đă bỏ ra hơn 25 chuyến đi về Việt Nam kể từ năm 1997 đến năm 2006 để thực hiện các cuộc nghiên cứu, phỏng vấn, thu thập các số liệu xoay quanh vấn đề những người đàn ông Mỹ gốc Việt trở về Việt Nam cưới vợ, cũng như lư do lấy chồng Mỹ gốc Việt của những cô gái Việt Nam.
Từ những cuộc tiếp xúc, tṛ chuyện này, Giáo Sư Cẩm viết quyển “Tốt Hơn Hay Tồi Tệ Hơn - Những Cuộc Hôn Nhân Việt Nam Quốc Tế Thời Kinh Tế Toàn Cầu (For Better or For Worse - Vietnamese International Marriages in the New Global Economy).
Trong quyển này, Giáo Sư Hùng có cái nh́n sâu hơn về vấn đề hôn nhân và di dân giữa những người đàn ông sống tại Mỹ và những người phụ nữ mà họ kết hôn. Thông qua những câu chuyện cụ thể của từng người, Giáo Sư Hùng Thái Cẩm nhấn mạnh sự trớ trêu và thách thức mà những người này phải đối mặt. Trong đó, có cả tiếng nói của những người đàn ông Mỹ gốc Việt thuộc tầng lớp lao động nhập cư mong muốn có được những người vợ “truyền thống,” đồng thời có cả khát vọng của những phụ nữ trẻ có học, muốn t́m được cho ḿnh người chồng cùng dân tộc nhưng có cái nh́n cởi mở, tự do hơn về vấn đề b́nh quyền nam nữ.
Lấy chồng Mỹ gốc Việt, chính v́ vậy, không chỉ là một “ân huệ,” hay “trúng số” như nhiều người vẫn nghĩ.