Chủ tịch UBND tỉnh B́nh Thuận lại vừa kư quyết định tiếp tục gia hạn thêm 6 tháng nữa để cụ Trần Văn Tiệp (97 tuổi ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM) và các cộng sự tiếp tục được phép t́m kiếm và thăm ḍ kho vàng nghi là có tới 4.000 tấn được chôn giấu ở núi Tàu.
Ủng hộ v́ những "t́nh tiết mới"
Trao đổi với PV
Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh B́nh Thuận, Lê Tiến Phương cho biết, ngoài tâm tư nguyện vọng có thể nói là cả đời, theo báo cáo của các cộng sự cụ Tiệp và từ kết quả thăm ḍ bằng các thiết bị quan trắc hiện đại, cho thấy có nhiều t́nh tiết mới nên tỉnh ủng hộ và tiếp tục gia hạn cho cụ.
Máy nén khí phục vụ cho việc khoan thăm ḍ trên núi Tàu - Ảnh: Q.H
Một cộng sự của cụ Tiệp công bố: “Qua kết quả mới nhất hôm đầu tháng 10, xuất hiện những vết dị hẹp bất thường h́nh khối kéo dài phía đông núi Tàu. Các dăy dị hẹp này cho thấy có nhiều khối kim loại, chưa rơ là kim loại ǵ và không phải kim loại trong tự nhiên xếp theo từng lớp”.
Cụ Tiệp phải nhập viện
Trong hai ngày qua, khi mà UBND tỉnh B́nh Thuận chưa chấp thuận giấy phép gia hạn, dù bị viêm phổi nặng nhưng cụ Tiệp vẫn nhất mực yêu cầu con trai út là anh Trần Phương Hồng lái xe đưa cụ ra Phan Thiết để gặp các cơ quan chức năng. Cụ đă gặp PV Thanh Niên để tố cáo "đang có một thế lực nào đó muốn ngăn cản để chiếm đoạt kho báu núi Tàu”. Trong khi cụ Tiệp không chịu về lại TP.HCM th́ cụ bị sốt nặng khiến người con trai út phải đưa cụ nhập viện tại TP.Phan Thiết. Sáng qua, cụ Tiệp đă trở về TP.HCM. Nghe điện thoại của PV Thanh Niên thông báo việc đă được gia hạn giấy phép, cụ lại khỏe khoắn nói: “Con phải tin vào ông. Bằng mọi giá ông sẽ lấy vàng lên cho ngân khố quốc gia”.
Anh Trần Phương Hồng, con trai út của cụ Tiệp, người từng được cụ phân công giám sát các cộng sự trên núi Tàu cho biết, thực ra số lượng mũi khoan đă thực hiện trên vạt đông núi Tàu nhiều hơn 25 mũi khoan mà tỉnh B́nh Thuận cho phép. Với sự trợ giúp của máy nén khí cực mạnh, được vận chuyển lên tận đỉnh núi Tàu, có mũi khoan thực hiện được “độ sâu tới 70 m nhưng vẫn chưa chạm vào được cửa hang”. Anh Trần Phương Hồng c̣n cho biết, có điểm khi máy thăm ḍ báo bề mặt lớp kim loại rất gần so với mặt đất, nhưng khi mũi khoan thăm ḍ đụng đến độ sâu này th́ lại không thấy báo phát hiện kim loại như lúc ban đầu. “Hiện nay, toàn bộ thiết bị máy móc của gia đ́nh em thuê vẫn để y nguyên trên núi Tàu. Khi có giấy phép là bắt tay vào làm tiếp ngay” - anh Trần Phương Hồng nói.
Trong quyết định gia hạn của UBND tỉnh B́nh Thuận nêu rơ: Đến hết ngày 30.6.2013, cụ Trần Văn Tiệp phải “hoàn thành tất cả những công việc liên quan và chấm dứt thực hiện phương án thăm ḍ nếu không có t́nh tiết mới”. Điều này cho thấy UBND tỉnh B́nh Thuận vẫn ủng hộ cụ Tiệp khi các cộng sự của cụ phát hiện ra những "t́nh tiết mới" mới.
Hy vọng bao nhiêu?
Theo số liệu tổng hợp của chúng tôi, trong năm 2011 tổng số lượng vàng khai thác được của 10 quốc gia hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Úc, Mỹ, Nga, Nam Phi, Peru, Canada, Ghana, Indonesia và Uzbekistan mới chỉ được trên 1.800 tấn vàng.
Theo các nhà địa chất, tiền đề cho các hang động chôn giấu kho báu phải là khu vực núi đá vôi nhiều hang Kastơ hoặc vùng có nhiều hoạt động núi lửa và đứt găy đi kèm. Núi Tàu h́nh thành từ đá hệ tầng Nha Trang, đây là các đá nguồn gốc macma phun trào, không phải là đá vôi. Chúng rất cứng và khó có thể đào một cái hang rộng hàng trăm m bằng thủ công vào thời đó.
Từ chân núi Tàu đi ra bờ biển chừng 2 km sẽ gặp vùng biển cạn ven bờ trải dài khoảng 2 km; độ sâu 5 m. Nền đáy biển là cát bùn, cát mịn lẫn vỏ ṣ, đôi chỗ lớp san hô mỏng và có thể cả lớp bùn mềm nhăo khá dày. Không chỉ cấu tạo đáy biển ven bờ bất lợi cho tàu bè lớn, mà thời tiết khu vực này xấu quanh năm. Chưa kể việc thủy triều lên xuống chênh cao đến hơn 2 m cũng gây rất nhiều khó khăn khi tiếp cận bờ. Điểm mấu chốt của việc chôn giấu được 4.000 tấn vàng tại núi Tàu chính là khả năng vận chuyển trên biển để có thể cập bờ tại Mũi Lang Ông (vùng biển H.Tuy Phong bây giờ) vào thời điểm 1943-1944 là rất khó.
Cụ Trần Văn Tiệp th́ khẳng định, vào năm 1944, tướng Tomoyuki Yamashita của Nhật đă đưa hơn 80 tàu chiến siêu hạng đến đây sau khi cướp bóc vàng bạc ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong hải tŕnh của tàu khu trục hạng nhất Nhật Bản mang tên Uranami (được Hải quân Nhật đưa vào khai thác từ năm 1926) th́ chỉ có biển Cam Ranh, chứ không có vùng biển Tuy Phong như tài liệu mà cụ Trần Văn Tiệp nhiều lần khẳng định.
Theo tài liệu, đầu năm 1942, tàu Uranami hộ tống các tàu tuần dương hạng nặng như Suzuya, Kumano, Mogami và Mikuma khởi hành từ Samah qua vịnh Cam Ranh đến phía bắc đảo Sumatra. Từ ngày 13.4 đến 22.4.1942, tàu Uranami với hành tŕnh trở về xưởng hải quân Kure đă đi ngang qua Singapore và vịnh Cam Ranh một lần nữa. Tướng Tomoyuki Yamashita thống lĩnh Tập đoàn quân 25 Nhật Bản từ năm 1941, chỉ huy các mặt trận chính ở Malaysia, Singapore, Măn Châu và cuối cùng là Philippines (vùng núi phía bắc Luzon) vào năm 1944.
Theo Thanh Niên