Sáu hợp đồng lao động đă thực hiện xong bất ngờ bị ṭa tuyên bố là “vô hiệu” nhưng các bên đương sự không được nhận lại những ǵ đă “trao cho” bên kia giống như việc xử lư hậu quả của các trường hợp hợp đồng vô hiệu.
Hai năm, 6 bản hợp đồng
Năm 2010, ông Micheal Joseph Small, quốc tịch Canada đă kư 3 hợp đồng lao động với Cty TNHH giáo dục IDP Việt Nam, mỗi hợp đồng có thời hạn 5 tuần. Theo đó, ông Small trở thành giáo viên dạy tiếng Anh cho các lớp ngôn ngữ do Cty IDP mở. Năm 2011, Cty IDP và ông Small tiếp tục kư 3 hợp đồng lao động nữa, với thời hạn dài hơn. Trong đó, hợp đồng thứ 6 kư ngày 11/7/2011 có thời hạn 25 tuần và kết thúc vào ngày 31/12/2011.
Trước khi kết thúc hợp đồng mười ngày, ngày 21/12/2011, Cty IDP thông báo cho ông Small việc chấm dứt hợp đồng kể từ ngày 31/11/2011 và sẽ không tiếp tục kư hoặc gia hạn hợp đồng đối với ông với lư do Cty đang dư thừa giáo viên. Ông Small được nhận lương đến hết ngày 30/12/2011.
|
Tư vấn giáo dục |
Không đồng ư với lư do chấm dứt hợp đồng mà Cty IDP nêu ra, ông Small đă khởi kiện yêu cầu Cty phải nhận ông làm việc trở lại với lư do, hợp đồng thứ 6 do ông và Cty kư kết là hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật lao động. Do đó, Cty đă chấm dứt hợp đồng với lư do không xác đáng và thủ tục không đúng pháp luật nên phải nhận ông trở lại làm việc. Nếu không đáp ứng yêu cầu này, Cty phải bồi thường cho ông 5 tháng lương, tương đương 2.330 đô la Mỹ.
Ngược lại, Cty IDP cho rằng, với 6 bản hợp đồng trong ṿng 2 năm đă thể hiện việc kư hợp đồng lao động với ông Small là loại hợp đồng theo mùa vụ (theo tuần) do các khóa học mà Cty tổ chức đều ngắn hạn và được tính bằng tuần. V́ thế, khi hết thời hạn hợp đồng và Cty không có nhu cầu thuê giáo viên nên việc chấm dứt hợp đồng với ông Small là đúng pháp luật, đúng theo thỏa thuận giữa hai bên được thể hiện trong hợp đồng.
Đương sự bất ngờ v́ hợp đồng vô hiệu
Giải quyết vụ kiện này, TAND TP Hà Nội cho rằng, giám đốc điều hành của Cty IDP kư hợp đồng không phải là giám đốc hoặc tổng giám đốc, cũng không phải là người được giám đốc ủy quyền hoặc phân cấp thường xuyên nên việc những người kư hợp đồng giữa Cty IDP và ông Small là kư hợp đồng.. trái pháp luật.
Bên cạnh đó, TAND TP Hà Nội cũng cho rằng, các bản hợp đồng kư với ông Small không được đóng dấu nên không đúng h́nh thức theo quy định của “hợp đồng mẫu”. Với các lư do nêu trên, Ṭa nhận định, cả 6 bản hợp đồng giữa ông Small và Cty IDP đều là hợp đồng vô hiệu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ṭa án, do cả 6 bản hợp đồng trên đă được thực hiện và các bên đều không có tranh chấp ǵ về quyền lợi liên quan đến 6 bản hợp đồng nên Ṭa không xem xét. Hơn nữa, theo Ṭa án, cả hai bên đều có lỗi trong việc kư các bản hợp đồng vô hiệu nên mỗi người chịu “một nửa” lỗi.
Với nhận định này, Ṭa án đi đến phán quyết 6 hợp đồng vô hiệu. Nhưng khác với các trường hợp vô hiệu khác của hợp đồng, Ṭa không bắt các đương sự phải “trả lại cho nhau những ǵ đă nhận” mà tuyên bố việc chấm dứt hợp đồng “vô hiệu” này là đúng. Ṭa bác mọi yêu cầu của nguyên đơn Joseph Small.
Việc ṭa tuyên bố 6 bản hợp đồng lao động giữa IDP và ông Small bị vô hiệu đă khiến Cty IDP “vô t́nh” được lợi v́ không phải giàng buộc nghĩa vụ nào với ông Small từ các bản hợp đồng đă kư. Với việc phán quyết này, nhiều giáo viên khác cũng sẽ lâm vào t́nh trạng tương tự như ông Small nếu bị Cty này chấm dứt hợp đồng lao động. Những cố gắng dựa vào các quy định của Bộ Luật lao động để bảo vệ quyền lợi của ḿnh của người lao động đă không thể thắng nổi lập luận của Ṭa án.
Việc áp dụng pháp luật của Ṭa án để tuyên bố 6 bản hợp đồng lao động bị vô hiệu là có căn cứ hay không, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Văn Kiên, Trưởng VPLS Ánh Sáng Công lư về vấn đề này.
Thưa Luật sư, ông đánh giá như thế nào về việc Ṭa án xác định 6 bản hợp đồng mà Công ty IDP kư với ông Small là vô hiệu?
- Tôi cho rằng, việc xác định hợp đồng vô hiệu với hai lư do là hợp đồng do người không đủ thẩm quyền kư và không có đóng dấu là không thuyết phục. Thứ nhất, việc kư hợp đồng lao động với giáo viên nước ngoài do người không có thẩm quyền hoặc không được ủy quyền nhưng được phân cấp trong Công ty th́ vẫn có hiệu lực và vẫn đảm bảo yếu tố về thẩm quyền kư kết hợp đồng lao động theo quy định tại Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH.
Thứ hai, người thay mặt IDP kư hợp đồng lao động với ông Small và các giáo viên khác là Giám đốc điều hành. Do Giám đốc điều hành kư hợp đồng lao động với các giáo viên nên có thể hiểu đă có sự phân cấp quản lư kư hợp đồng lao động nên hợp đồng lao động được coi là đă được kư bởi người đại diện hợp pháp của IDP. Hơn nữa, việc giám đốc điều hành kư kết các hợp đồng và được giám đốc/tổng giám đốc chấp thuận thông qua việc sử dụng và trả lương đầy đủ th́ không thể nói là “vô hiệu” được.
Kể cả trường hợp người thay mặt IDP kư hợp đồng là người không có thẩm quyền nhưng cả IDP và ông Small đều thừa nhận quan hệ lao động này th́ việc thừa nhận này phải được coi là thỏa thuận có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật lao động và do đó, Ṭa án phải công nhận quan hệ lao động này.
Việc xác định hợp đồng vô hiệu gây bất lợi ǵ đối với người lao động, thưa ông?
Theo quy định tại Điều 22, Bộ luật Lao động th́ trường hợp kư hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng th́ cũng chỉ được kư không quá 2 lần. Sau đó, hợp đồng sẽ chuyển thành không xác định thời hạn. Trong vụ việc này, Cty IDP đă chia nhỏ thời gian kư hợp đồng lao động dẫn đến trong 2 năm đă kư 6 hợp đồng lao động cho dù thời gian làm việc của ông Small là liên tục từ ngày 31/5/2010 đến ngày 31/12/2011. Trong trường hợp này, có thể thấy Cty đă vi phạm quy định của Bộ Luật lao động nên việc ông Small cho rằng hợp đồng thứ 6 mà ông kư với Cty là loại hợp đồng không xác định thời hạn là có cơ sở.
Việc Ṭa tuyên các bản hợp đồng trên là vô hiệu đă “vô hiệu hóa” quy định của luật về chuyển loại hợp đồng lao động. Điều này có thể trở thành tiền lệ không tốt nếu như người sử dụng lao động khác biết cách “áp dụng” t́nh huống này cho các công ty của họ.
Xin cảm ơn ông!
|
B́nh Minh