“Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”, đến bây giờ ngẫm lại vẫn thấy câu tục ngữ này đúng. Và có lẽ muôn đời đúng. Tuy nhiên, đáng buồn là những thành phần như vậy trong xă hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ găy sừng trâu”.
Lười từ nhỏ...
So với học sinh bây giờ, phải nói rằng, thế hệ trước, chỉ cần như 7x, 8x, những thế hệ cận kề nhất với giới trẻ bây giờ vất vả hơn nhiều, gian khổ hơn nhiều. Có thể do bối cảnh của đất nước sau khi trải qua chiến tranh với những kẻ thù đều là “đế quốc” như Pháp, Mỹ, do cơ chế bao cấp của nền kinh tế thời bấy giờ buộc người dân sống trong thời đại đó phải vật lộn như vậy, trong đó có thế hệ học sinh, sinh viên. Nhưng mặt khác, chính hoàn cảnh ấy làm cho người ta phải chăm chỉ, phải cố gắng vươn lên với chí tiến thủ gần như tuyệt đối để thoát khỏi cảnh đói nghèo, thoát khỏi “áp bức” từ chính tâm lư của ḿnh.
Hồi đó, trước khi đi học hoặc sau khi đi học về, dẫu cơ thể “cường tráng” như cái kẹo mút dở, nhưng học sinh phải tự lo bữa ăn của ḿnh - có khi chỉ là cơm rang (may mà c̣n có để ăn như vậy), là ḿ sợi nấu với nước lă đun sôi cho chút cà chua hoặc vội vội vàng vàng nấu bữa cơm trưa hoặc chiều cho cả gia đ́nh và bản thân ḿnh ăn. Mà thời ấy, đâu phải nấu cơm bằng bếp ga, bếp từ như bây giờ, mặc dù ở thủ đô nhưng nhà nào có điều kiện mới nấu bằng bếp dầu nếu không, bằng bếp củi, lá khô nhặt ở ngoài đường về.
Nói chung, hoàn cảnh buộc học sinh phải “tự thân vận động” đủ mọi mặt, thậm chí cả kiếm tiền nuôi sống ḿnh. Bởi không ít học sinh sau giờ tan trường về phải chăn nuôi lợn, gà, phải bán hàng rong nhặt nhạnh từng đồng bạc lẻ cùng với gia đ́nh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn phải bảo đảm việc học tập. Nhưng cũng cần nói thêm, học tập thời đó, không như bây giờ, học sinh được bố mẹ dạy dỗ, d́u dắt cùng với cô giáo từ bé mà chủ yếu là tự học, tự mày ṃ, nghiên cứu... V́ phụ huynh sống trong thời kỳ kinh tế bao cấp nói thật rằng chú tâm đến việc cơm ăn áo mặc nhiều hơn là con cái học hành do điều kiện sinh hoạt quá eo hẹp nếu như không muốn nói là không đủ.
C̣n rất nhiều học sinh thành phố, đô thị hiện nay, sướng quá: chẳng phải làm ǵ, cũng chẳng thiếu thứ ǵ từ ăn uống đến sách vở, học hành... Lúc nào, cũng được bố mẹ chuẩn bị cho đến tận... “chân răng”, đương nhiên, tùy theo điều kiện của từng gia đ́nh để chăm sóc con cái - nhà nào có điều kiện th́ chăm theo kiểu có điều kiện, nhà nào điều kiện ít hơn th́ chăm theo kiểu ít điều kiện hơn. Song ai cũng cố gắng hết sức để con cái được đầy đủ nhất, vẹn toàn nhất.
Có thể nào h́nh dung nổi, hiện nhiều học sinh THPT cao lớn hơn cái... “sào” mỗi khi đến bữa ăn vẫn được bố mẹ “cơm bưng nước rót”, ăn sườn, cá vẫn được bố mẹ gỡ sẵn xương bỏ đi như cho trẻ lên 3. Vào năm học, thay v́ phải tự chuẩn bị lấy sách vở th́ đằng này, bố mẹ vẫn làm cho hết. Nhà không phải quét, áo quần không phải giặt. Giờ nấu ăn, có khi mẹ cứ quần quật trong bếp trong khi con tranh thủ ra quán... chơi game để chờ cơm chín...
Giải thích cho hoàn cảnh sống sung sướng, nhàn hạ ấy của lớp trẻ không ǵ dễ hơn là điều kiện kinh tế đă khác trước: sung túc hơn, đủ đầy hơn, tâm lư của những bậc làm cha mẹ muốn: “con hơn cha”... Thế nhưng, đó chỉ là biện minh cho việc chăm sóc thái quá, nuông chiều con cái của bố mẹ. Trong khi hệ lụy của sự nuông chiều ấy ít nhất là sẽ làm mất đi tính tự lập của trẻ, làm cho trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại cho người khác những việc có thể thực hiện trong tầm tay...
Tụ tập là sở thích của nhiều người Việt
Và không chỉ bố mẹ, ngay nhà trường cũng “tiếp tay” một cách gián tiếp cho tính lười nhác này khi một lao động nhẹ nhàng nhất, đơn giản nhất là quét lớp mà cũng không buộc học sinh phải làm. Mà tất cả đều một tay bác lao công làm cả. Học sinh chỉ mỗi việc xin tiền bố mẹ để đóng tiền vệ sinh.
Thực ra, việc trực nhật lớp không nặng nhọc, mất nhiều thời gian đến nỗi để giải thích: sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian học tập của các em. Nhưng phương thức chọn bác lao công trực nhật thay v́ học sinh đă làm cho ư thức lao động của trẻ bị triệt tiêu, ư thức ǵn giữ vệ sinh chung cũng không h́nh thành, tồn tại trong tư duy của trẻ và quan trọng hơn: trẻ không biết trân trọng, quư sức lao động của người khác, coi việc hưởng thụ trên sức lao động của người khác là nghiễm nhiên do không biết giá trị của sức lao động phải bỏ ra...
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đă từng phát biểu: “Lênin từng nói: Lao động cũng là h́nh thức giáo dục nhân cách con người”, vậy mà việc không bắt học sinh lao động dưới h́nh thức trực nhật lớp là việc làm lợi bất cập hại, “thương nhau kiểu ấy bằng mười hại nhau”. Tới đây, quy định này sẽ phải xem xét lại và khôi phục để bên cạnh giáo dục ư thức lao động cho học sinh c̣n thông qua đó, giáo dục những kỹ năng sống khác cho các em”.
... Đến lớn
Không chỉ con trẻ mà người lớn cũng ngày một lười nhác hơn dưới mọi góc độ. Giờ tan tầm chỉ cần ra các quán nhậu nhẹt là thấy ngay cảnh tượng đă trở thành... chuyện “nhỏ như con thỏ”: người lớn, nhất là đám mày râu ngồi la liệt, kín đặc tới tận đêm hôm khuya khoắt mới về, phó mặc mọi việc ở nhà cho vợ con. Mà khi về đến nhà th́ cũng chẳng khác ǵ những người đă lựa chọn về nhà hơn là đi chè chén sau khi kết thúc ngày làm việc: hoặc là nằm gác chân lên ghế chờ cơm bưng ra tận miệng hoặc là nằm khểnh xem tivi để mặc vợ muốn làm ǵ th́ làm.
C̣n ở công sở dễ bắt gặp cảnh lười nhác nhất là khi sếp đi vắng hoặc “ăn cắp” được chút thời gian của cơ quan. Những lúc đó, nếu trên màn h́nh máy tính không là các tṛ game online từ êm ái đến bạo lực th́ cũng là những phim ướt át Hàn Quốc, là chít chát, lên facebook tán gẫu với bạn bè. Công khai nữa th́ “lượn”, “đánh vơng” ngoài đường phố rồi cà phê cà pháo... Ai hơi đâu “tự kỷ” ngồi một chỗ để làm việc, để nghiên cứu, t́m hiểu cập nhật kiến thức. Có mà “hâm” mới như thế!
Lớp choai choai th́ c̣n lười nữa, một tuần có bảy ngày th́ gần như cả bảy tối ra “chém gió” ngoài quán trà chanh, chẳng chịu mầy ṃ, đọc sách “nạp” kiến thức như biết bao thế hệ thanh niên thuở trước, cũng chẳng chịu lao động để rèn luyện ư thức, rèn luyện thể chất nhằm bảo vệ sức khỏe...
Chỉ v́ an phận
Có một lư giải cho sự lười nhác của người Việt hiện nay rằng: chẳng qua kinh tế thị trường cùng với sự phát triển công nghệ, bên cạnh tạo điều kiện cho con người có cuộc sống, việc làm tốt hơn th́ lại dễ khiến người ta trở nên nhác việc hơn do nhiều cám dỗ xung quanh dẫn dụ. Tuy nhiên, cách giải thích này cũng chỉ là một căn nguyên mà căn nguyên sâu xa nhất, chính xác nhất ấy là ư thức của con người. Bởi ư thức quyết định hành động. Ví thử so sánh với thế hệ trước như cha ông chúng ta về chuyện nhậu nhẹt chẳng hạn, thời trước hiếm hơn bây giờ không phải v́ tiền bạc, kinh tế mà ngay cả trong những dịp lễ, tết, giỗ chạp... dịp có thể được coi là “nhậu”... một cách chính đáng, nhưng cũng không mấy ai “chén chú chén anh” đến nỗi “rượu vào lời ra”, chỉ chừng mực là đứng dậy.
Chuyện công sở cũng thế, cắm đầu cắm cổ làm đến lúc kẻng báo hiệu hết giờ, cán bộ, viên chức mới ngẩng đầu đứng dậy kết thúc công việc, không ai dám tự ư rời chỗ làm việc để trốn đi chỗ này chỗ khác “đánh bóng” mặt đường. Sở dĩ, được như vậy là do ư thức lao động của con người thời đó rất cao nhờ vào sự giáo dục cùng với hoàn cảnh khó khăn của đất nước bắt buộc họ phải phấn đấu, nỗ lực. Không đươc an phận. Nhưng bây giờ th́ trớ trêu ở chỗ, đời sống kinh tế khá giả hơn, điều kiện phát triển tốt hơn th́ con người lại dễ dàng bằng ḷng với cuộc sống, “an phận thủ thường” với những ǵ đă có, không có trí tiến thủ! Từ “cơ sự” này mới dẫn đến sự lười nhác, thiếu năng động... của con người hiện nay.
Lỗ Tấn có câu: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Kinh thánh cũng có câu: “Không làm việc, không có niềm vui” hay “Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi”. Quả thật, sự lười nhác đă khiến cho nhiều người Việt trở nên tŕ trệ, thiếu sáng tạo, hăng say trong làm việc. Thế cho nên tỷ lệ người Việt mà có thể ghi dấu trên thế giới bằng sự nỗ lực, chăm chỉ cá nhân như GS Ngô Bảo Châu là quá ít. Trong khi đó, theo cơ quan công an, tội phạm đang trẻ hóa phần nhiều do “nhàn cư vi bất thiện”.
Nguồn: Xuân Bách/ Petrotimes