Trung Quốc gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc trong phát triển các trang thiết bị quân sự. Báo cáo đặc biệt này tiết lộ các vũ khí mới của Bắc Kinh trong 12 tháng qua.
Tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning)
Chiều dài: 304 m
Chiều rộng: 70,5 m
Độ mớn nước: 281 m
Trọng tải: 67.000 tấn
Đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Nguyên bản tàu sân bay này do Liên Xô đóng để phục vụ lực lượng Hải quân với tên gọi ban đầu là Varyag. Trung Quốc đă mua lại từ Ukraina vào năm 1998, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó. Các chuyên gia quân sự cho biết, hệ thống vũ khí đáng chú ư của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N.
Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng pḥng không AK-630 AA, 08 CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS, và hệ thống pháo phản lực chống ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Cũng theo thiết kế, nó có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng. Liêu Ninh dùng hệ thống dốc kiểu “bệ phóng trượt tuyết” chứ không phải máy phóng như các tàu sân bay của Mỹ.
Tiêm kích J-20
Chiều dài: 20,3 m
Chiều rộng: 3,94 m
Chiều cao: 4,45 m
Sải cánh: 12,68 m
Trọng lượng: 18 tấn
Tốc độ bay tối đa: 3062,5 km/h
Khi ra đời, J-20 thu hút sự chú ư đặc biệt của các chuyên gia quân sự thế giới. Sứ mệnh của J-20 không đơn giản chỉ là bổ sung cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc mà c̣n để đối trọng với sức mạnh của máy bay tàng h́nh F-22 do Mỹ chế tạo. Nhiều chuyên gia cho rằng, J-20 có sức mạnh tương đương với F-22, nhưng một số ư kiến trái chiều lại nhận định, J-20 chỉ là một “con hổ giấy”. Do không được trang bị động cơ thế hệ 5 nên J-20 vẫn chỉ là chiến cơ thế hệ 4+. Theo các nguồn tin, J-20 không dùng để không chiến, mà dùng để tấn công mặt đất tầm xa.
Một ưu thế của J-20 là có thể mang nhiều vũ khí và thùng nhiên liệu lớn hơn, hoạt động trong phạm vi xa hơn. Khoang chứa có thể chứa đến 6 quả bom loại 250-500 kg; hai bên cánh có thể được bố trí tên lửa không chiến tầm trung.
Máy bay tàng h́nh J-31
Chiều dài: 16,9 m
Chiều cao: 4,8 m
Sải cánh: 11,5 m
Bán kính bay: 1.250 km
Tờ
Global Times cho biết, J-31 Jet là loại chiến đấu cơ cỡ trung b́nh sử dụng các động cơ do Nga chế tạo và sau này chúng sẽ được thay thế bằng các động cơ của Trung Quốc. Chuyên gia an ninh Sam Roggeveen thuộc Học viện Lowy ở Sydney cho rằng, J-31 cho thấy “khả năng đầy ấn tượng của Trung Quốc trong việc phát triển kỹ thuật quân sự và giúp nước này đi đầu mọi nước láng giềng trong khu vực”.
Máy bay chiến đấu J-15
Phạm vi hoạt động tối đa: hơn 3.000 km
C̣n được gọi là cá mập bay, J-15 là máy bay thế hệ đầu tiên của Trung Quốc dựa trên tàu sân bay được phát triển bởi Tập đoàn Shenyan. J-15 có tính năng gấp cánh, đuôi ngắn và bánh đáp tăng cường, tất cả những tính năng cần thiết để hoạt động trên tàu sân bay.
Máy bay J-15 được thiết kế để mang theo nhiều loại tên lửa chống hạm, không-đối-không và không-đối-đất, cho phép máy bay phản lực hoạt động như một máy bay tiêm kích đa năng.
Tên lửa chiến lược DF-41
Phạm vi tác chiến tối đa: 15.000 km
Chiều dài: 16,5 m
Trọng lượng: 63,5 tấn
DF-41 được cho là loại tên lửa chiến lược đầu tiên của Trung Quốc có khả năng phân tách nhiều đầu đạn. Theo đánh giá, DF-41 có thể được sử dụng làm vũ khí tấn công hạt nhân phủ đầu tiềm năng, nhờ có khả năng cơ động và tầm bắn xa, trên 12.000 km, độ chính xác cao, mức độ thiệt hại lớn với khả năng phân tách các đầu đạn hạt nhân. Các nhà phân tích t́nh báo Mỹ cho rằng DF-41 được phát triển dựa trên hệ thống tên lửa đạn đạo SS-27 của Liên Xô và công nghệ tên lửa của Nga; Trung Quốc mua hoặc dùng gián điệp đánh cắp công nghệ này.
Trực thăng tấn công WZ-10
Dài: 14,15 m
Cao: 3,85 m
Trọng lượng: 5,54 tấn
Tốc độ bay tối đa: hơn 300 km/h
Theo
Sina, WZ-10 là loại trực thăng được thiết kế chủ yếu làm nhiệm vụ tấn công và tăng cường khả năng không đối không. Được xây dựng và phát triển từ năm 1990 tại Viện 602 và công ty Công nghiệp máy bay Changhe ở Jingdezhen, Giang Tây, WZ-10 dù chưa hiện đại bằng trực thăng AH-64 Apache của Mỹ, nhưng nó hứa hẹn sẽ đóng một vai tṛ quan trọng trong hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc.
Trực thăng tấn công WZ-19
Trọng lượng: 4.500 kg
Tốc độ bay tuần tiễu: 245 km/h
Phạm vi hoạt động tối đa: 700 km
WZ-19 là trực thăng tấn công thế hệ tiếp theo được Tổng công ty trực thăng Harbin (Trung Quốc) phát triển. Trực thăng này được thiết kế với nhiệm vụ chống tăng và chi viện hỏa lực trên chiến trường.
WZ-19 được xem là bản nâng cấp cho trực thăng tấn công hạng trung WZ-10, và là sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu. WZ-19 có thiết kế gần giống với mẫu trực thăng dân sự Dauphin của Eurocopter - vốn được sản xuất ở Trung Quốc. Toàn bộ khung máy bay và động cơ của WZ-19 được cho là sao chép từ máy bay của Pháp.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường 052D
Dài: 165 m
Rộng: 19 m
Lượng giăn nước: 5.800 tấn
Giới chuyên gia quân sự cho rằng, tàu khu trục Type 052D nhỉnh hơn so với phiên bản cũ Type 052C. Tàu khu trục Type 052D sẽ được trang bị vũ khí gồm pháo hạm PJ-38 130 mm, 32 ống phóng thẳng đứng có thể phóng tên lửa pḥng không HQ-9B, tên lửa chống hạm và chống tàu ngầm.
Ngoài ra, nhiều nguồn tin cho rằng, tàu khu trục Type 052D có thể được trang bị một phiên bản được Hải quân hoá của tên lửa hành tŕnh tấn công mặt đất DH-10. Nhiều khả năng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tối tân 052D sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2014.
Tàu khu trục 056
Dài: 89 m
Lương giăn nước: 1.500 tấn
Trang thiết bị: pháo tăng 76 mm, các bệ phóng tên lửa chống hạm, ngư lôi chống ngầm
Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng, tàu khu trục 056 là loại tàu chiến phù hợp để giải quyết các vấn đề ở biển Đông. Dù vẫn c̣n hạn chế một số thông số kỹ thuật so với tàu cùng loại của phương Tây, nhưng đây được cho là một bước tiến đáng kể của công nghiệp quốc pḥng Trung Quốc. Vũ khí trên tàu bao gồm 01 khẩu pháo 76 mm ở mũi (có thể là mẫu pháo sao chép trái phép pháo AK-176 của Nga), 04 tên lửa chống hạm YJ-2, YJ-3 hay YJ-83 (C-802/C-803) ở giữa tàu và một hệ thống tên lửa pḥng không tầm gần FL-3000N trên phần thượng tầng ở đuôi tàu.
Thanh Hương
Theo Infonet