Giải cảm, chữa chứng đổ mồ hôi trộm, giúp thần trí minh mẫn... là một trong số những tác dụng chữa bệnh của gạo mà ít người biết.
Trong bữa ăn của người Việt Nam và một số nước ở châu Á, gạo là một lương thực quan trọng không thể thiếu. Có ba loại gạo chính là gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt. Mỗi loại có một giá trị dinh dưỡng riêng và có các tác dụng chữa bệnh mà chúng ta không ngờ đến.
Gạo nếp Đây là loại gạo rất dẻo và có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta thường dùng để nấu xôi, nấu chè, làm bánh... Gạo nếp có vị ngọt, mùi thơm, nhiều nhựa và có tính âm. Có tác dụng làm khỏe t́, mạnh phổi, chữa chứng đi phân lỏng, tiểu tiện khó, chứng đổ mồ hôi trộm và giải được một vài độc tính.
Gạo nếp nấu xôi là một món ăn rất ngon miệng và phổ biến. Ảnh: N.S.
Gạo nếp c̣n giúp ấm bụng, có tác dụng tốt với những người bụng yếu, bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, gạo nếp không nên ăn quá nhiều sẽ khiến người nóng, nhất là những người đang bị mụn nhọt, vết thương xưng tấy.
Gạo tẻ Gạo tẻ phổ biến nhất khi được dùng để nấu cơm ăn hàng ngày. Gạo có vị ngọt, tính mát, giúp điều ḥa t́ vị, lợi tiểu, trị được chứng đi phân lỏng hoặc tả lỵ. Đặc biệt, khi dùng gạo nấu cháo trắng sẽ giúp giải cảm và giải tỏa cơn khát, tránh mất nước.
Gạo nấu cháo có tác dụng giải cảm rất tốt. Ảnh: N.S.
Gạo lứt Gạo lứt rất bổ nhờ lớp vỏ cám bên ngoài. Trong lớp cám đó có chứa một chất dần đặc biệt giúp điều ḥa huyết áp, làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Ăn cơm gạo lứt giúp điều ḥa ngũ tạng, thông phế quản, bổ t́ vị, cung cấp can xi giúp xương cứng cáp, cầm được chứng tả lỵ, giúp trí thần minh mẫn. Ngoài nấu cơm, gạo lứt c̣n dùng để làm cốm, nấu cháo với đậu đỏ...
theo KT