Khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa nhưng v́ t́nh yêu, họ về Huế và học cách làm một nàng dâu hiếu thuận…
Năm 2008, Si Si - người phụ nữ quốc tịch Thụy Sĩ theo chồng (ông Đoàn Sơn, một nạn nhân bị bom Napal của Mỹ năm 1968) về sống tại làng Truyền Nam, xă Phú An (Phú Vang). Để chuẩn bị cho cuộc định cư lâu dài, Si Si đă học tiếng Việt và t́m hiểu văn hóa quê chồng. Họ trở về ngôi nhà của cha mẹ ông Đoàn Sơn và bắt đầu lập nghiệp với nghề chăn nuôi và làm vườn.
Bắt đầu từ ḷng yêu thương
Bà Đoàn Thị Thân, d́ ruột ông Đoàn Sơn là người thân thích c̣n lại trong gia đ́nh được vợ chồng ông chăm sóc chu đáo. Mỗi buổi sáng, Si Si vẫn thường nấu nước sả theo công thức Thụy Sĩ thành một phương thuốc pḥng bệnh mời d́ uống hàng ngày; trong nhà có món ngon, nàng dâu Tây đều để dành hoặc mang qua tận nhà mỗi khi d́ Thân trái gió trở trời.
Si Si đang làm vườn
Dù tất bật suốt ngày với đậu, cà, gà, thỏ… nhưng bao giờ, hai vợ chồng cũng dành một khoảng thời gian hầu chuyện d́. Hôm tôi đến, nàng dâu Tây mua được con cá ngon, bận tiếp chuyện nhưng chị vẫn ư tứ dặn chồng đặt thức ăn vào tủ lạnh giữ cho tươi để trưa mời d́ sang ăn cơm.
Ông Đoàn Sơn c̣n kể: “Vợ tôi học được rất nhiều về phong cách sống của người Huế. Cô ấy tinh ư đến nỗi, khi trong vườn có trái chín, Si Si đều ư tứ đặt những trái ngon đầu mùa lên bàn thờ ba mẹ chồng”.
Hỏi có lo lắng khi phải thay đổi cách sống và học cách làm dâu Huế không, Si Si cười: “Không! Tôi nghĩ mọi thứ bắt đầu từ t́nh yêu. Nếu ḿnh chân thành với người khác v́ sẽ nhận được t́nh yêu thương”! Không chỉ thế, hai vợ chồng Si Si thường trích một phần tiền lương hưu giúp những gia đ́nh khó khăn. Họ c̣n vận động con cái, người thân ở Thụy Sĩ đỡ đầu hàng tháng cho một số trường hợp đặc biệt.
Ngày Tết cổ truyền hàng năm, Si Si cùng chồng đi thăm hỏi họ hàng, học d́ cách làm những món ăn Việt Nam mà cô yêu thích. Cô bảo: “Tôi đă vượt qua nhiều thử thách nên những khó khăn c̣n lại không là ǵ cả. T́nh yêu sẽ giúp tôi tự tin và ḥa nhập”.
Bà Đoàn Thị Thân, d́ chồng cô dâu Tây nhận xét: “Si Si chăm chỉ, làm việc suốt ngày. Tuy khác biệt về văn hóa nhưng cháu dâu tôi rất kính trọng và hiếu thảo với người lớn tuổi, đó là điều khiến tôi vui mừng nhất”.
Mê món ăn Huế
Trẻ, năng động và cởi mở, Iryna một phóng viên (PV) truyền h́nh ở Ukraina rất háo hức khi về nhà chồng đón Tết hàng năm. Bén duyên với anh Nguyễn Ngọc Quang, một kỹ sư điện tử, sau 6 năm chung sống với nhau, anh chị có 2 cô con gái dễ thương tên là Nika Nguyễn và Anna Nguyễn. Anh Quang là con út, bố mẹ lại lớn tuổi nên hầu như năm nào, vợ chồng anh cũng có vài chuyến về Huế, đặc biệt là những ngày Tết Nguyên đán.
Trước khi về nhà chồng, Iryna từng nghe nhiều chuyện phép tắc, lễ nghĩa, chuyện làm dâu Huế qua sách báo mà trong suy nghĩ của ḿnh, cô PV người Ukraina cho rằng: “thật sự khủng khiếp”. “Khi có gia đ́nh, con cái, tôi thấy đó là trách nhiệm lớn lao. Bố mẹ chồng xem ḿnh như con gái nhỏ trong nhà nên mọi việc đều chỉ dạy tận t́nh. Các thành viên khác đối xử với ḿnh rất nhẹ nhàng. Theo thời gian, nỗi lo sợ đó không c̣n”, Iryna kể lại.
Vợ chồng anh Nguyễn Quang cùng các con đón Tết tại Huế
Iryna bảo rằng: “Yêu và chọn chung sống với người có một nền văn hóa khác dường như là định mệnh nên tôi không hề sợ hăi. Là một phóng viên nên tôi thích t́m hiểu văn hóa vùng đất mới với tâm lư thích thú chứ không hề lo lắng”.
Chuẩn bị về quê chồng làm dâu, Iryna tự học tiếng Việt qua bạn bè chồng. Cô xem chị chồng và mẹ chồng như những người thầy về ẩm thực và nghi lễ truyền thống, nhờ vậy mà nàng dâu trẻ này không gặp khó khăn lắm trong việc ḥa nhập văn hóa, trái lại, cô c̣n học được sự chịu đựng, đức hy sinh của người phụ nữ trong gia đ́nh người Huế; ḷng kính trọng của con cái đối với cha mẹ. Đến nay, Iryna có thể một ḿnh ra chợ lựa chọn thực phẩm, trả giá y như người Huế.
Huế là mảnh đất có bề dày văn hóa. Chỉ qua việc chuẩn bị Tết của gia đ́nh, cô gái Ukraina học được rất nhiều thứ: “Cùng mẹ chồng sửa soạn đồ cúng giao thừa, tôi thấy ḷng chân thành của người Huế đối với tổ tiên rất khác so với quê tôi. Mọi thế hệ đều dành những ǵ tốt nhất bày tỏ ḷng biết ơn bậc tiền nhân. Tôi nghĩ, truyền thống ấy sẽ góp phần tạo nên những con người sống có nhân ái, đạo đức”, cô tâm sự.
Chuẩn bị cho đi lễ chùa ngày Tết, Iryna may mấy bộ áo dài cho ba mẹ con cùng bà nội lên chùa. Cô cũng rất thích chè Huế, bánh chưng, dưa món. Đặc biệt là nghệ thuật kho cá kiểu Huế.
“Ẩm thực Huế là một nghệ thuật, đ̣i hỏi cái tâm đối với món ăn mới có thể thực hiện được. Đây chính là lĩnh vực hấp dẫn, thú vị mà tôi c̣n phải học nhiều mới có thể làm một nàng dâu Huế đảm đang”, Iryna chia sẻ.
Theo Tuệ Ninh (Thừa Thiên-Huế Online)