Một trong những lợi thế rất lớn của lính Mỹ trên chiến trường là họ thường được yểm trợ bởi các lực lượng không quân tầm thấp. Chiến thuật này đă từng được áp dụng từ đại chiến thế giới I nhưng đến nay, với sự phát triển của công nghiệp quốc pḥng Mỹ, những phi vụ tấn công cận chiến từ trên không đă trở nên rất đáng sợ.
Trong bối cảnh có nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên lần 2 và buộc quân đội Mỹ phải tham chiến, tạp chí quân sự - quốc pḥng Military & Defense đă điểm mặt lại những con “quái thú” biết bay của quân đội Mỹ chuyên phụ trách nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh trên mặt đất.
Hầu hết các đơn vị bộ binh Mỹ ngày nay đều được xây dựng một niềm tin rằng mỗi khi gặp khó khăn trên chiến trường, họ sẽ được không lực hỗ trợ.
Nhưng khi tiếng súng vang lên, việc đầu tiên của họ vẫn là nằm xuống với khẩu súng của chính ḿnh.
Một số người sẽ vồ lấy thứ vũ khí “uy lực” nhất: Điện đàm
Quân đội Mỹ có khá nhiều loại hỏa lực có thể trợ giúp bộ binh trên mặt đất nhưng các lính thủy đánh bộ Mỹ thường có sự lựa chọn “khoái khẩu” của riêng ḿnh.
Đó là những chiếc trực thăng tấn công Bell AH-1 Super Cobra…
Hoặc AH-64 Apache
Mỗi chiếc AH-1 Super Cobra được trang bị một súng máy 20 ly và rất nhiều loại rốc két khác nhau
Nhưng “đàn anh” của nó lại có súng máy 30ly với nhiều đạn hơn và có thể mang theo cả tên lửa bên cạnh rốc-két. Cả 2 loại trực thăng này đều có tính “sát thủ” rất cao trong điều kiện chiến đấu ban đêm hay ban ngày bởi chúng đều có hệ thống cảm biến nhiệt hiện đại. Một cựu lính thủy đánh bộ cho biết, lính trên chiến trường thường thích AH-1 Super Cobra bởi nó có thể bay thấp tới 50 feet (15 m) và xả súng vào đối phương với độ chính xác cao.
Nhưng thực tế là có một loại máy bay được thiết kế riêng để hỗ trợ bộ binh trên mặt đất là A-10 Thunderbolt.
“Con quái vật” này được trang bị súng máy 30ly với tốc độ bắn 4.000 viên/phút.
Nhưng càng lợi hại với kẻ thù th́ cũng càng nguy hiểm với chính quân Mỹ. Theo kinh nghiệm chiến trường, trước khi khai hỏa những chiếc A-10 cần phải xác định được vị trí của “quân ḿnh” nếu không tỷ lệ sống sót từ mức 80% xuống chỉ c̣n 40%.
Đáng chú ư, trong quân đội Mỹ những chiếc tiêm kích F/A-18 vốn là máy bay được thiết kế để tham gia các trận không chiến với máy bay đối phương nhưng về sau chúng được chuyển đổi để có thể thực hiện cả những nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh.
AV-8B Harrier – mẫu máy bay của hải quân cũng là một trong những “quái vật” khác nhờ khả năng cất cánh thẳng đứng, mang theo được rất nhiều bom, rốc-két, và súng máy.
Các lính thủy đánh bộ cho biết, họ rất thích kiểu “xa luân chiến” của những quái vật trên không khi yểm trợ cho bộ binh. Ban đầu, những chiếc “cánh cứng” như F/A-18 hay AV-8B Harrier với ưu thế tốc độ cao sẽ đến trước, đánh phủ đầu đối phương. Sau khi những máy bay này kết thúc đợt tấn công đầu cũng là lúc các máy bay trực thăng vừa kịp đến và tiến hành đợt không kích thứ 2.
Cùng với máy bay, quân đội Mỹ c̣n nâng cấp những loại “bom ngu” thành “bom thông minh” nhờ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để đánh trúng mục tiêu chính xác hơn.
Nhưng tất cả những loại vũ khí trên vẫn không thể so sánh được với con quái vật thực sự AC-130. Thực chất AC-130 là một mẫu máy bay vận tải nhưng sau khi được hoán cải, nó có thể mang trên ḿnh một lượng vũ khí khổng lồ và “dội mưa bom, băo đạn” đúng nghĩa vào kẻ thù.
Ở bên cạnh trái, nó được trang bị rất nhiều pháo và một khẩu lựu pháo 105 mm Howitzer.
Có điều, khi dự án phát triển mẫu tiêm kích tàng h́nh thế hệ 5, F-35 Lightning II hoàn thiện, nhiệm vụ của những con “quái thú” trên sẽ chấm dứt.
F-35 Lightning II có khả năng không chiến, tấn công mặt đất, trinh sát, ném bom…
Lê Trí
Infonet