Lối ăn uống "xấu xí" ấy thể hiện sự thiếu giáo dục, tính tham lam của một bộ phận không nhỏ những trọc phú vô học của thời hiện đại chăng?
Dân tộc nào cũng có những tập quán văn minh trong ứng xử ăn uống và bên cạnh đó cũng có những điều “xấu xí” trong ăn uống và trong ứng xử khi ăn uống cần phải tránh. Có những tập quán mà ở dân tộc này, quốc gia này th́ là b́nh thường, nhưng ở một dân tộc khác, quốc gia khác th́ lại là điều khó có thể chấp nhận. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong trào lưu hội nhập hiện nay th́ cần phải quan tâm để làm sao trong giao lưu, người ta có thể hiểu nhau hơn và loại bỏ được những thói quen xấu không thuộc về tập quán mà nó nằm trong phạm trù ứng xử văn minh nhân loại nói chung như thói tham lam, ích kỉ, lăng phí … trong ẩm thực.
Xin nêu một ví dụ: Lần đầu tiên tôi được một giáo sư người Nhật mời đi ăn ḿ sợi ở Kyoto, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy vị giáo sư đáng kính của tôi ăn bát ḿ nóng và húp sùm sụp. Các sợi ḿ như trôi tuồn tuột từ bát ḿ vào miệng ông với những âm thanh rất to. Tôi mà ăn như thế ở nhà th́ thế nào bà tôi, ông tôi hay bố mẹ tôi cũng nhắc nhở v́ người ḿnh cho đấy là lối ăn bất lịch sự. Ngược lại, người Nhật cho rằng thưởng thức như thế mới thật là biết ăn. Nh́n quanh ai cũng ăn kiểu ấy, tôi cũng cố tập nhưng quả là không dễ khi chỉ có đôi đũa và bát ḿ nóng hổi. Tuy nhiên, khi về nước, tôi không thể ăn như vậy trước mặt mọi người ở trong nhà cũng như ngoài quán.
Trường hợp khác, trong bữa tiệc của người Trung Quốc, có vị khách ăn no nê thoải mái xong ợ kêu rất to trên bàn tiệc. Tôi giật ḿnh khi thấy cảnh này, về sau nghe người ta giải thích mới hiểu rằng cái tục xứ họ là như vậy. Ăn phải ợ như thế mới là ăn no nê, thực hài ḷng với bữa tiệc của chủ nhân mời dự. C̣n nhiều ví dụ khác nữa giữa lối ăn của người Việt và người Âu tây, như người Âu tây ăn bao giờ cũng nhai nhỏ nhẹ, kín đáo không há to mồm. Không tiếp thức ăn vào đĩa thức ăn của người khác như lối gắp thức ăn vào bát khách như ở ta. Ăn xong không xỉa răng khi đi ra đường. Vào bàn tiệc th́ nhỏ nhẹ, không ăn nói ồn ào ầm ỹ ḥ hét oang oang. Ngồi bàn tiệc th́ ngay ngắn, không ghếch chân lên ghế. Vào tiệc đứng th́ nhẹ nhàng xếp hàng lấy đồ ăn, không chen lấn và nhường nhịn nhau. Không lấy quá nhiều thức ăn chỉ lấy đủ dùng và ăn đến đâu lấy đến đấy và ăn cho hết chứ không bỏ phí. Khi đang ăn không xỉa răng, ăn xong không ngậm tăm ra đường…
Nêu một vài ví dụ như vậy để thấy cái tập quán và ứng xử trong ăn uống mỗi nơi mỗi khác, nhưng nếu tinh ư th́ người có văn hóa sẽ nhận ra ḿnh phải cư xử thế nào cho phải phép. Tốt nhất là không biết th́ phải học. Học bằng cách đọc để hiểu các phong thục tập quán của nhau. Học bằng cách hỏi cho rơ ngọn ngành từng phong tục và cách ứng xử để tránh những hành vi lố bịch trong phép lịch sự ăn uống.
Trở lại nội dung viết về lối ăn uống của một số du khách Việt khi đi du lịch nước ngoài trong bài viết “
Những du khách Việt “xấu xí”, xin trích lại một đoạn:
“Một thói xấu nữa của người Việt đi du lịch nước ngoài là chuyện ăn uống. Đă thành một thói xấu gần như khó sửa, ở các bữa ăn tự chọn - buffet, người Việt bất chấp cái bụng của ḿnh có thể ăn được bao nhiêu, mà ăn bằng “mắt”, lấy cho sướng tay, đầy ú các đĩa thức ăn, kể cả những món ăn lạ, không hợp khẩu vị, và để trên bàn ngồi ngắm nh́n như thành tích, rồi bỏ đi, trong ánh mắt vừa khó chịu vừa kinh ngạc của những người xung quanh”.
Chuyện ăn uống này đă thành câu chuyện buồn của du lịch Việt ở Thái Lan và Singapore. Ở Thái Lan họ treo bảng bằng tiếng Việt “Xin vui ḷng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht (bạt) đến 500 baht. Xin cảm ơn!”. C̣n ở Singapore, biển ghi bằng tiếng Việt (và chỉ có duy nhất tiếng Việt): “Lấy vừa đủ ăn”...
Tôi băn khoăn tự hỏi: “Liệu lối ứng xử trong ăn uống của người Việt ḿnh có đến nỗi xấu xí đến thế không?”. Quả là đáng buồn v́ phong tục ăn uống, văn minh ăn uống của người Việt ḿnh đâu đến nỗi xấu xí như vậy.
Từ xa xưa, các cụ luôn có câu “Học ăn học nói, học gói học mở”. Từ thời c̣n trẻ con ngồi vào mâm, các bậc ông bà cha mẹ đă dạy con ngồi ăn phải ngay ngắn, không ngồi để đầu gối quá vai. Vào mâm phải mời ông bà, bố mẹ. Không ăn uống nhồm nhoàm, ngồi vào mâm cỗ phải biết kính biết nhường, không xí phần dành miếng ngon cho ḿnh… Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Không bỏ mứa bát cơm ăn dở, không ăn uống tục, bê tha… Đặc biệt trong ứng xử ăn uống của người Việt nó thể hiện tính cộng đồng cao, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Những kẻ phàm ăn tục uống, coi trọng miếng ăn mà không giữ đạo lư phép tắc là những kẻ đáng khinh, bị cộng đồng xa lánh.
Lạ thay, trong những hoàn cảnh đặc biệt như các chuyến du lịch ngoại quốc hay trong những tiệc tùng của những kẻ trọc phú ngày nay, một số kẻ đă thể hiện những thói ăn tham lam, tầm thường, vô văn hóa, vô h́nh trung đă làm xấu đi h́nh ảnh của người Việt chúng ta có cả ngàn năm văn hiến. Lối ăn uống đáng khinh ấy thể hiện sự vô giáo dục, tính tham lam của một bộ phận không nhỏ những trọc phú vô học của thời hiện đại chăng?
Muốn xóa hết các thói tục xấu xí ấy th́ cần phải có giáo dục và kỷ luật ăn uống th́ may ra mới cải thiện được. Cái bảng chữ lưu ư đáng xấu hổ của các nhà hàng nước ngoài kia phải chăng là một cảnh báo về một thứ kỷ luật ăn uống dành cho những kẻ phàm ăn tục uống tham lam?
báo lao động