Thông tin này đă được đại tá Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an TP, Hà Nội xác nhận với báo chí: ông Nguyễn Hoàng Long , chủ tịch HĐTV công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng đă bị CQĐT công an HN bắt để phục vụ công tác điều tra liên quan đến những sai phạm của ông này.
Theo đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng pḥng Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ (PC46) Công an TP.Hà Nội cho biết, ông Long bị PC46 bắt ngày 17/5 với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng SeaBank.
Với t́nh trạng trên, liệu Công ty Vĩnh Hưng có đủ nhân sự lănh đạo và khả năng để thực hiện tiếp các dự án? Và số tiền hàng trăm tỷ đồng khách hàng đă nộp cho Vĩnh Hưng để sở hữu căn hộ tại 409 Lĩnh Nam có được biến thành nhà hoặc trả lại cho khách hàng?
Ngoài công ty Vĩnh Hưng, ông Nguyễn Hoàng Long c̣n là chủ tịch của Vina Megastar, chủ đầu tư của nhiều dự án trong đó có dự án Hesco Văn Quán. Liệu khách hàng của các dự án này có nhận được những ǵ ḿnh đă nộp theo hợp đồng vay vốn để mua căn hộ tại các dự án của Vina Megastar?
Hợp đồng thực hiện "chớp nhoáng"
Trong ngày 30/6, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Chăn nuôi tức tốc đề nghị trả thép cho Công ty Vĩnh Hưng theo hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH, tuy nhiên đại diện Công ty Vĩnh Hưng không nhận thép. Và khi dự án 409 Lĩnh Nam chưa được cấp phép xây dựng th́ nhận thép để làm ǵ?
Lật lại vụ việc trước đó, ngày 6/12/2012, phía Vĩnh Hưng kư hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH với Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi ( gọi tắt là Công ty CPXDVPTCN) để mua thép xây dựng làm mục đích giải ngân.
Theo như hợp đồng này th́ phía Vĩnh Hưng đồng ư mua 32.000 tấn thép từ Công ty CPXDVPTCN với tổng số tiền là 512 tỷ. Phía Vĩnh Hưng phải tạm ứng trước cho Công ty CPXDVPTCN số tiền 226 tỷ đồng. Sau 5 ngày nhận được toàn bộ số thép theo như hợp đồng, phía Việt Hưng phải thanh toán nốt số tiền c̣n lại.
Hợp đồng kinh tế này cũng ghi rơ: sau khi phía Vĩnh Hưng có đơn đặt hàng, trong ṿng 5 ngày nếu Công ty CPXDVPTCN không cung cấp hàng cho phía Vĩnh Hưng th́ phải hoàn trả lại số tiền tạm ứng là 226 tỷ đồng.
Ngày 10/12/2012, Công ty CPXDVPTCN đă có văn bản yêu cầu Vĩnh Hưng cho tạm ứng số tiền 226 tỷ như đă kư kết trong hợp đồng kinh tế trước đó.
Theo phản ánh của Công ty Vĩnh Hưng, sau khi hợp đồng này được kư kết, Ngân hàng Bảo Việt đă chuyển số tiền 225 tỉ đến tài khoản của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, sau khi nhận được 225 tỷ từ ngân hàng Bảo Việt, Công ty Vĩnh Hưng không nhận được thép từ Công ty CPXDVPTCN như hợp đồng Kinh tế mà trước đó, hai bên đă kư kết.
Phía Vĩnh Hưng đă gửi văn bản yêu cầu đơn vị cung ứng thép hoàn trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng ban đầu. Tuy nhiên, từ đó đến nay, phía Công ty CPXDVPTCN vẫn cố t́nh phớt lờ.
Ngày 30/6/2013, Công ty Cổ phần Chăn nuôi và Phát triển xây dựng tức tốc đề nghị trả thép cho Công ty Vĩnh Hưng theo hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH, tuy nhiên Công ty Vĩnh Hưng không nhận thép.
Điểm danh các công ty nào tương tự Vĩnh Hưng?
Theo điều tra của phóng viên, trong danh sách công ty c̣n dư nợ tại Ngân hàng Bảo việt chi nhánh Hà Nội và Đà Nẵng gồm các công ty:
Tại chi nhánh Hà Nội:
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ Đ́nh, tổng dư nợ dến tháng 3/2013 là 220 tỷ đồng
Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng, tổng dư nợ dến tháng 3/2013 là 225 tỷ đồng
Công ty Cổ phần đầu tư 135, tổng dư nợ đến tháng 3/2013 là 219,228 tỷ đồng
Tại chi nhánh Đà Nẵng:
Công ty Cổ phần N.D.N, tổng dư nợ đến tháng 3/2013 là 59,1 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí 1 (PVC1), tổng dư nợ đến tháng 3/2013 là hơn 361 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Việt Trung, tổng dư nợ đến tháng 3/2013 là hơn 149 tỷ đồng
Tổng dư nợ của khách hàng tại 2 chi nhánh đến ngày 13/3/2013 là hơn 1.234 tỷ đồng.
Trước đó, hội nghị "3 bên" gồm: Công ty Vĩnh Hưng (đại diện là ông Nguyễn Hoàng Long), công ty cổ phần 135 (đại diện là ông Bùi Văn Phú) và Ngân hàng TMCP Bảo Việt (ông Bùi Quốc Vương – Chánh văn pḥng HĐQT) đă được diễn ra. Theo thỏa thuận "ngầm", để được giải ngân số tiền 400 tỷ, công ty Vĩnh Hưng phải mua thép của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi (CPXDVPTCN).
Ngày 6/12/2012, phía Vĩnh Hưng đă kư hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH với Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi để mua thép xây dựng làm mục đích giải ngân. Theo như hợp đồng này th́ phía Vĩnh Hưng đồng ư mua 32.000 tấn thép từ Công ty CPXDVPTCN với tổng số tiền là 512 tỷ. Phía Vĩnh Hưng phải tạm ứng trước cho Công ty CPXDVPTCN số tiền 226 tỷ đồng. Sau 5 ngày nhận được toàn bộ số thép theo như hợp đồng, phía Việt Hưng phải thanh toán nốt số tiền c̣n lại.
Công ty CPVDVPTCN và Công ty Cổ phần 135 đều có người đại diện là ông Bùi Văn Phú. Với những ǵ đang diễn ra tại Công ty Vĩnh Hưng, dư luận đặt câu hỏi về hoạt động của 5 công ty c̣n lại trong danh sách trên. Nếu có t́nh trạng tương tự Công ty Vĩnh Hưng th́ số tiền có nguy cơ bị mất không phải hàng trăm tỷ mà lên đến cả ngh́n tỷ đồng.
Vụ việc hé lộ những sự thật động trời cần các cơ quan chức năng vào cuộc làm rơ để bảo vệ tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Theo
Hưng Hà (Giáo dục Việt Nam)