WESTMINSTER (NV)- Hiện có nhiều khách hàng mua điện thoại từ các quảng cáo rao vặt, chỉ xài được một thời gian ngắn rồi máy tự động khóa, v́ người bán đi khai là bị mất cắp hoặc cắt ngang hợp đồng với công ty viễn thông. Những điện thoại này vĩnh viễn không thể dùng ở Hoa Kỳ. Phóng sự thực hiện trong vùng Little Saigon.
Duy Ngô, cư dân Westminster, bị “cú lừa” với chiếc Samsung Galaxy S3. (H́nh: Gettyimages)
Nếu khai mất, người bán vừa được tiền bán, vừa được hăng bảo hiểm cho điện thoại mới. Nếu là cắt ngang hợp đồng, người bán dù sao cũng đă có vài trăm đồng từ tiền bán chiếc điện thoại cũ. Trong cả hai trường hợp, người mua sau “ôm trọn” chiếc máy, không đ̣i được bồi thường v́ người bán đă cao chạy xa bay.
“Luật thay đổi hồi năm ngoái, dẫn đến vấn nạn này, đến giờ đang là đỉnh điểm,” anh Nguyễn Trường, chủ nhân tiệm sửa điện thoại ở góc đường Ward và Bolsa, cho biết. Hầu hết khách hàng của tiệm là người Việt Nam. Anh nói ngày nào cũng có người mang phone mới mua vài tuần đến sửa v́ “bỗng nhiên hư” kiểu này. “Và ḿnh 'bó tay' thôi, loại này không sửa được.”
Nguyễn Trường (giữa) giúp khách hàng gốc Việt sửa điện thoại. Anh nói 98% điện thoại bán qua rao vặt “sẽ bất ngờ hư một ngày đẹp trời.” (H́nh: Thiên An/Người Việt)
Khoảng giữa năm 2012, Hoa Kỳ ban hành luật siết chặt quy định về sử dụng nạn điện thoại nhằm hạn chế nạn cắp và cướp điện thoại di động. Khi báo bị mất, điện thoại lập tức bị khóa vĩnh viễn. Giới chức tin rằng luật này khiến những tên phạm pháp không bán được hàng, sẽ không cắp, cướp nữa.
Lại có cách khác để thành phần bất hảo làm ăn phi pháp. Nhóm người này mua điện thoại từ hăng rồi bán điện thoại qua các mẩu quảng cáo trên báo. Họ đợi một thời gian, kịp thay đổi tung tích, rồi mới “ra tay.” Có người cắt ngang hợp đồng với công ty điện thoại, từ chối trả cho phần trả góp c̣n thiếu. Hơn thế, có người đi khai mất với hăng bảo hiểm để nhận điện thoại mới. Chiêu thức này khiến cho những người cẩn thận nhất với hàng ăn cắp cũng mắc lừa nếu mua trên mạng.
Duy Ngô, 27 tuổi, cư dân Westminster là một trong số những người gặp phải trường hợp trên.
Đầu 2013, anh muốn t́m cho ḿnh một chiếc điện thoại Samsung Galaxy S3. Những lúc rảnh rỗi, anh lên mạng ḍ giá cả. Vào trang rao vặt miễn phí Craiglist, anh thấy một chiếc được bán với giá $400, bằng hai phần ba giá thị trường.
Thích ngay nhưng cẩn trọng với nạn bán hàng ăn cắp, anh Duy hỏi mă số IMEI (số đăng bộ của từng máy). Thấy máy không nằm trong danh sách trên, anh Duy yên tâm mua. Máy đẹp như mới, các tính năng đúng như mong đợi. Anh cảm ơn người bán, nói ḿnh gặp “dịp may” mua được giá hời.
Một buổi sáng, sau hơn hai tháng sử dụng điện thoại, anh Duy cần gọi cho anh trai th́ nghe tiếng báo điện thoại đă bị khóa. Anh Duy đến một tiệm điện thoại nhờ sửa, được T-mobile báo rằng chủ nhân cũ vẫn c̣n hợp đồng với hăng nhưng lại bỏ ngang. Chiếc điện thoại này sẽ không c̣n gọi được bất kỳ nơi đâu, trừ khi người kia đến trả tiền cho hăng theo đúng hợp đồng.
Anh Duy t́m cách liên lạc với người bán hôm trước nhưng mọi cố gắng đều bất thành. Số tiền $400 từ “dịp may” trở thành “cú lừa” đáng nhớ.
“Rất nhiều người gốc Việt v́ thích hàng rẻ mà mua điện thoại từ các rao vặt và bị lừa theo kiểu mới này” là lời từ một số cửa hàng sửa điện thoại di động trong vùng Little Saigon.
Derrick Vơ, một bạn trẻ làm nghề sửa điện thoại của iRepair, cho biết: “Mua điện thoại trên mạng 'hên xui' lắm. Ham rẻ là coi chừng. Người ta có ư đồ mà.” Anh nói gần đây một vài khách hàng của anh bị lừa, “nhưng không nhiều đâu”.
Trái với Derrick Vơ, nhân viên sửa điện thoại Nguyễn Trường nói người mua điện thoại từ rao vặt sẽ “xui” nhiều hơn “hên”. “98% điện thoại bán qua rao vặt là đồ ăn cắp hoặc 'sẽ trở thành' đồ ăn cắp.” Trong số khách hàng tại tiệm, anh Trường nói gặp “nạn nhân và cả thủ phạm” của kiểu mua bán điện thoại “bất công” này.
“Cộng số người đến tiệm và số người gọi vào mỗi ngày, chắc có khoảng 20- 30 nạn nhân mỗi ngày.” Nguyễn Trường nói. “Được đền dễ dàng, nên người ta cứ khai mất, lấy điện thoại mới, mặc kệ nạn nhân và các hăng bảo hiểm.”
"Nạn bán điện thoại dạng này nhắm vào các điện thoại đời mới nhất," người nhân viên sửa điện thoại cho biết. (H́nh: Thiên An/Người Việt)
Lời khuyên cho người mua điện thoại di động qua mạng? Các nhân viên sửa điện thoại nói “đặt nghi vấn về giá hời,” nếu mua, “chụp h́nh người bán, bảng số xe pḥng khi hữu sự.”
Về đoạn kết cho câu chuyện của anh Duy Ngô, anh trở lại xài chiếc điện thoại cũ. Chiếc Samsung Galaxy “vô dụng” kia lại được, chính anh, đăng lên Craiglist bán giá rẻ. “Biết đâu có người nào không rành rồi mua giùm th́ sao.” Anh lư giải.
Về việc đến các tiệm điện thoại cuối tuần rồi để t́m mua cho người nhà, Duy Ngô cho biết: “Từ này về sau chừa luôn, ra hăng hỏi, không mua điện thoại trên mạng nữa.”
Thiên An/Người Việt