Tiêu được trộn đất, tưới nước, cà phê trộn từ đậu nành và hóa chất rồi bơm tạp chất vào tôm, độn đá vào nho Ninh Thuận… Thương lái đang độn đủ thứ bẩn thỉu, độc hại vào thực phẩm để thu lợi bất chính.
Độn đá vào nho Ninh Thuận
Lấy đá độn vào nho, lấy nho hỏng trộn lẫn với nho chất lượng nhằm kiếm lợi bất chính, đang là cách của nhiều người bán hàng nho Ninh Thuận lên trên các chuyến tàu, xe Bắc – Nam.
Trước khi đưa ra thị trường nho được phân loại, đóng gói, với những thùng nho loại I th́ chùm nho c̣n nguyên, màu quả chín đều giá bán không dưới 20.000 đồng/kg C̣n nho loại II, loại III là những túm nho bị xé lẻ, những chùm nho thưa thớt màu xấu giá chỉ c̣n bằng một nửa so với nho loại I.
Để bán được nho loại II, loại III người ta phải dùng dây để xâu chuỗi những túm nho rời thành nho loại I nh́n bên ngoài sẽ khó phát hiện đâu là nho loại I, đâu là nho “thải”. Thậm chí có người c̣n lấy cả đá độn vào giữa chùm nho để có cân nặng hơn so với thực tế.
Tại ga Tháp Chàm có khoảng trên dưới 10 người chuyên mang nho loại này lên tàu bán, nếu bán trót lọt 20kg nho độn th́ có thể thu về 200.000 – 300.000 đồng. Hiệp hội nho Ninh Thuận bức xúc trước kiểu bán hàng chụp lợi ảnh hưởng đến thương hiệu nho Ninh Thuận nhưng để giải quyết vấn đề này th́ không hề dễ dàng.
Trộn đất, ngâm nước hạt
Hạt tiêu được nông dân thu hoạch, phơi khô, sàng lọc rất sạch, độ ẩm đạt 10%. Nhưng thương lái sau khi mua tiêu khô từ nông dân, lại làm ướt lại bằng nước, sau đó trộn với đất bột đã phơi khô, đất sẽ thấm nước dính kết vào hạt tiêu. Đất bao quanh hạt tiêu vừa tăng được khối lượng vừa qua mặt được máy kiểm nghiệm chất lượng và độ ẩm.
Đây là cảnh báo của ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) tại Hội nghị thường niên của ngành mới đây. Nguy hiểm ở chỗ là chỉ cần để lô tiêu trộn đất qua ngày, độ ẩm sẽ tăng lên và hấp thụ hơi nước nhiều hơn khi có đất khô và hạt tiêu bị mốc, hỏng.
Cà phê trộn từ đậu nành + hóa chất
Một công nhân tại cơ cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú) cho biết, tại cơ sở không có bất cứ hạt cà phê nào nhưng mỗi ngày vẫn xuất ra thị trường hàng tấn cà phê.
Theo tiết lộ, 3 cái máy rang tại đây có công suất 250 kg/mẻ/cái. Đầu tiên, đậu nành hạt được cho vào ḷ rang cho cháy đen, rồi đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa chất màu đen đă được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ cơ sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn).
Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào ḷ quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi, dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi…
Tiếp theo, công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhăn mác.
Mới đây, kiểm nghiệm các sản phẩm cà phê bột vi phạm của Công ty TNHH MTV SXTM An Khánh (số 303/1, đường Hoàng Quốc Việt, phường An Khánh, quận Ninh Kiều) cho thấy, chỉ cần 5kg cà phê nhân, trộn với nhiều nguyên liệu khác nhằm cho ra 100kg cà phê thành phẩm.
Theo các chuyên gia, những hóa chất độc hại mà bọn làm cà phê “đểu” sử dụng chứa rất nhiều tạp chất, các kim loại nặng như thủy ngân, ch́, asen... Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ sẽ giết dần ṃn cơ thể và hậu quả cuối cùng là gây ung thư.
Bơm tạp chất vào tôm sú
Tạp chất mà dân buôn dùng để bơm vào tôm nguyên liệu là loại bột trắng có tên CMC (phụ gia được dùng để nén thuốc viên) và Aga. Chất này được pha với nước thành dung dịch sệt, hút vào ống tiêm và dùng hơi b́nh xịt (b́nh xịt thuốc trừ sâu) nén vào thân tôm.
Cứ 1 kg chất CMC, Aga (giá khoảng 60.000-70.000 đồng/kg) được pha thành 50 lít dung dịch, bơm cho 500 kg tôm. Như vậy trọng lượng lô hàng đă được gia tăng lên 10%, kích cỡ tôm cũng tăng lên khoảng 20%. Nếu tính b́nh quân giá tôm nguyên liệu ở thời điểm hiện tại (150.000 đồng/kg) th́ phần lợi bất chính trên 500 kg tôm đă là trên 20 triệu đồng.
T́nh trạng trên diễn ra phổ biến ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, gian thương thường mua tôm ở địa bàn này vận chuyển sang địa bàn khác để chích tạp chất vào rồi đem đi tiêu thụ. Trước năm 1998, những thủ thuật găm đinh, ch́ cắt mảnh, que nhọn, cọng dừa vào tôm nguyên liệu để thu lợi bất chính của giới thương lái đă bị các cơ quan chức năng và các xí nghiệp chế biến thủy sản ở Cà Mau, Bạc Liêu phát giác, ngăn chặn.
Bơm nước bẩn vào ḅ lợn
Ngày 27/8, Chi cục Thú y TP.Đà Nẵng kiểm tra cơ sở giết mổ gia súc do bà Hoàng Thị Minh Huy (60 tuổi) ở phường Ḥa Phát, quận Cẩm Lệ, phát hiện 2 trường hợp chủ ḅ bơm nước vào ḅ để gia tăng trọng lượng. Trong khi đó, tại cơ sở giết mổ gia súc thuộc Hợp tác xă phường Ḥa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, với tang vật hàng chục mét ống nước cỡ lớn dùng để bơm nước vào miệng ḅ.
Lănh đạo Chi cục Thú y TP.Đà Nẵng cho hay chủ ḅ thường “cưỡng bức” ḅ uống nước bằng ống từ chiều đến khuya để tăng trọng 20%, tương đương tăng lợi nhuận 2 - 3 triệu đồng/con ḅ.
Trước dó, tại Cà Mau, Sở NN-PT-NT đă bắt quả tang ḷ mổ của ông Nguyễn Quốc Tuấn (ngụ ấp Tân Bữu, xă Tân Hưng Đông, H.Cái Nước bơm nước vào heo hơi trước khi mổ bằng cách heo được khớp miệng treo lên, phía trên là thùng nước được đặt ống truyền nước thẳng vào heo.
Theo đó, heo có trọng lượng 100 kg, nếu không bơm nước, số lượng thịt cho ra sau khi giết mổ khoảng 84 kg, c̣n khi bơm nước vào th́ số lượng thịt sẽ tăng lên hơn 90 kg. Bằng h́nh thức này, các chủ cơ sở kinh doanh thu lợi từ 400 đến 500.000 đồng/con. Thịt của heo bị bơm nước sẽ giảm chất lượng và sẽ sớm bị hư hỏng, hôi thối hơn”.
B.H (tổng hợp)