Tuấn cùng vợ trực tiếp bay sang Ư làm việc với các hăng thời trang sở hữu các nhăn hiệu "xa xỉ" như Gucci, D&G để chọn những mẫu mă phù hợp với thị hiếu người giàu tại Việt Nam.
Sau khi có hàng, Tuấn đưa về Hong Kong, đóng mác hàng Trung Quốc với giá rẻ, rồi nhập cảnh vào Việt Nam để trốn thuế hàng chục tỷ đồng. Khi bị phát hiện, Tuấn bay sang nước ngoài bỏ trốn.
Sửng sốt với chiêu trốn thuế vô tiền khoáng hậu
Sống ở Mỹ nhiều năm, Trần Anh Tuấn (53 tuổi, Việt kiều Mỹ) có mối quan hệ rộng răi trong giới kinh doanh hàng hiệu tại Mỹ và các nước châu Âu. Đặc biệt, Tuấn có vài mối quan hệ làm ăn với các hăng thời trang sở hữu các nhăn hiệu "xa xỉ" như Gucci, D&G. Trong một lần về Việt Nam du lịch, Tuấn nhận thấy nhu cầu mua sắm hàng hiệu của giới nhà giàu vô cùng lớn. Nhận thấy cơ hội làm giàu hiếm có trong đời, Tuấn liền cùng vợ tên Đặng Bạch Helen (Việt kiều Mỹ) về Việt Nam sinh sống.
Nhiều tháng ṛng ră t́m hiểu môi trường kinh doanh, cùng hệ thống các quy định liên quan, Tuấn nhận ra nhiều kẽ hở của pháp luật có thể giúp ḿnh làm ăn trong lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam. Nhận thấy TP.HCM là mảnh đất tốt nhất để gây dựng kinh doanh, Tuấn liền đến đây làm ăn. Qua nhiều cuộc trao đổi với các đối tác làm ăn, Tuấn hiểu rằng muốn kiếm lời "tiền tỷ" trong lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam th́ phải t́m cách trốn thuế. Trong đó, cách trốn thuế tốt nhất là cách nhập hàng hiệu từ Ư về Hong Kong, đóng mác hàng Trung Quốc với giá rẻ rồi mới nhập về Việt Nam tiêu thụ.
Để thực hiện thủ đoạn làm ăn trốn thuế tinh vi của ḿnh, bằng nhiều mối quan hệ, Tuấn thành lập công ty TNHH Gia Phát Thành (trụ sở tại đường Nguyễn Văn Đậu, quận B́nh Thạnh) và giao cho đối tượng Trương Hoàng Linh làm đại diện pháp luật. Tiếp đó, Tuấn chỉ đạo cho Phan Quốc Sơn làm hồ sơ gửi lên sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đăng kư thành lập công ty TNHH Milanovina.
Tuấn và bốn chiếc xe chở hàng bị cơ quan công an bắt giữ.
Chưa dừng lại, Tuấn tiếp tục thuê mặt bằng tại 88 Đồng Khởi (đặt tên cửa hàng là Milanovina) và 80 Đông Du (đặt tên của hàng là Gucci) làm cửa hàng kinh doanh hàng hiệu. Để điều hành hai cửa hàng này, Tuấn trực tiếp tuyển dụng các nhân viên vào làm việc phải có các kiến thức về xuất nhập khẩu. Theo đó, Tuấn chỉ đạo Vơ Thị Ngọc Phượng (30 tuổi, ngụ quận 2), Lâm Phước Hải (38 tuổi, ngụ quận B́nh Thạnh) đứng tên đăng kư hộ kinh doanh cá thể; Dương Thị Thanh Tuyền, Đặng Thị Tú Anh chịu trách nhiệm thuê kho, làm thủ tục nhận hàng về kho tại hai cửa hàng này.
Đồng thời, Tuấn chỉ đạo cho đối tượng Lê Hoàng Đức chịu trách nhiệm t́m các công ty có tư cách pháp nhân nhập khẩu, để khai gian dối xuất xứ hàng hóa nhằm trốn thuế nhập khẩu. Khi hoàn tất các hệ thống làm ăn phi pháp của ḿnh, Tuấn cùng vợ bay sang Ư trực tiếp làm việc với đại diện thương mại của các hăng thời trang sở hữu các nhăn hiệu "xa xỉ" như Gucci, D&G tuyển chọn mẫu mă. Ở Ư, Tuấn điện thoại chỉ đạo các nhân viên của bộ phận xuất nhập khẩu của hai cửa hàng ở quận 1 gửi thông tin gồm tên hàng, chủng loại, giá cả, số lượng, giá thành... qua email cho đại diện đặt hàng của các hăng thời trang trên.
Khi thông tin đặt hàng thành công, Tuấn chỉ đạo công ty Gia Phát Thành có nhiệm vụ thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng cho các hăng thời trang. Tại Việt Nam, công ty Gia Phát Thành liên hệ thuê một doanh nghiệp vận tải của Ư nhận hàng từ các hăng thời trang vận chuyển bằng đường hàng không từ Ư về Hong Kong. Tại đây, công ty Gia Phát Thành thuê một doanh nghiệp vận tải làm thủ tục nhận hàng, đóng vào các container. Tuấn tiếp tục chỉ đạo công ty Gia Phát Thành mở tài khoản tại ngân hàng để nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam.
Hệ thống chân rết và "âm mưu" của siêu trùm
Sau khi gắn mác hàng Trung Quốc có giá rẻ, doanh nghiệp này gửi bằng đường biển về Việt Nam. Khi hàng về đến cảng ở TP.HCM, Đức trực tiếp thuê một doanh nghiệp khác có tư cách pháp nhân làm thủ tục thông quan đưa hàng về kho. Tiếp đó, công ty Gia Phát Thành làm thủ tục mua lại lô hàng rồi bán lại cho công ty Milanovina. Chưa dừng lại, công ty Milanovina xuất bán hàng hóa cho hai cửa hàng nói trên. Từ đây, các loại hàng hiệu sẽ được bán đến tay người tiêu dùng. Do được trốn thuế nên các loại hàng hiệu này có giá rẻ hơn giá thị trường.
Hàng hiệu giá cao được Trần Tuấn Anh gắn mác Trung Quốc để trốn thuế
Với thủ đoạn trốn thuế tinh vi trên, Tuấn cùng hệ thống làm ăn của ḿnh tại Việt Nam thực hiện nhiều phi vụ nhập khẩu hàng hiệu về Việt Nam với số lượng lớn. Tưởng rằng với sự tổ chức kỹ càng, các phi vụ nhập khẩu sẽ không bị cơ quan chức năng phát hiện. Vào thời điểm giữa tháng 11/2012, Tuấn chỉ đạo các hệ thống của ḿnh tại Việt Nam tiến hành nhập khẩu một lô hàng hiệu về Việt Nam bằng thủ đoạn trên. Tại Việt Nam, Đức liền thuê công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Đế (trụ sở TP.HCM) đứng tên làm thủ tục nhập khẩu về Việt Nam.
Vào ngày 27/11/2012, lô hàng theo đường biển về cảng tại TP.HCM. Ngay sau đó, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Đế liền làm tờ khai nhập khẩu thông quan. Toàn bộ lô hàng gồm 1.253 bộ quần áo, giày dép, ví da, thắt lưng... mang các nhăn hiệu như D&G, Gucci được bốn xe tải chở về tầng hầm khách sạn Sheraton (đường Đồng Khởi, quận 1). Tuy nhiên, khi xe vừa vào tầng hầm th́ Pḥng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) công an TP.HCM ập vào bắt quả tang.
Kiểm tra lô hàng này, pḥng PC46 phát hiện, váy ngắn hàng hiệu D&G, Gucci chỉ có giá 5,5 USD/cái, giày nam 3,8 USD/đôi, áo khoác nữ giá 3,7 USD/cái... Toàn bộ lô hàng này chỉ phải đóng thuế 27 triệu đồng. Tuy nhiên, Pḥng PC46 xác định tổng giá trị của lô hàng trên là 16 tỷ đồng, nếu khai đúng thuế nhập cảnh th́ mức thuế phải đóng là hơn 500 triệu đồng. Vào ngày 4/12/2012, pḥng PC46 tiến hành khám xét hai cửa hàng Milanovina và Gucci, thu giữ thêm nhiều giày dép, túi xách, quần áo, ví da, thắt lưng... mang nhăn hiệu Gucci, D&G không có giấy tờ hợp lệ.
Chính từ đây, toàn bộ hệ thống làm ăn của Tuấn bị cơ quan công an triệt phá hoàn toàn. Hàng loạt đối tượng liên quan đă bị cơ quan công an bắt giam. Tiến hành xác minh tại chi cục Thuế quận 1 và tài khoản ngân hàng trong vài năm trở lại đây của các công ty và hộ kinh doanh cá thể do Tuấn điều hành, cơ quan công an xác định tổng số tiền giao dịch gần 25 tỷ đồng. Thống kê số thuế mà đối tượng này trốn lên đến con số hàng chục tỷ đồng. Cơ quan công an cũng xác định, từ năm 2009 đến 2012, Tuấn trực tiếp rút tiền mặt từ tài khoản của hai cửa hàng trên với số tiền gần 45 tỷ đồng.
Số tiền này được Tuấn sử dụng cho nhiều mục đích cá nhân. Trong đó, có một khoản tiền không nhỏ được Tuấn phục vụ cho việc ăn chơi của y. Trong giới kinh doanh hàng hiệu tại TP.HCM, Tuấn được biết đến với biệt danh Tuấn "hàng Ư" để ám chỉ về một "ông trùm" chuyên nhập khẩu hàng Ư về Việt Nam kinh doanh.
Truy nă quốc tế
Ngày 14/12, một cán bộ điều tra công an TP.HCM cho biết, cơ quan này vừa hoàn tất thủ tục, phối hợp với Văn pḥng Interpol Việt Nam ra quyết định truy nă quốc tế đối với đối tượng Trần Anh Tuấn. Cơ quan công an xác định, đối tượng này là "ông trùm" trong đường dây buôn lậu hàng "xa xỉ" lớn nhất TP.HCM. Sau khi vụ việc bị cơ quan công an phanh phui, đối tượng này đă thừa cơ bỏ trốn ra nước ngoài.
Hàng loạt đối tượng đă bị bắt
Liên quan đến vụ việc, pḥng PC46 công an TP.HCM đă bắt giữ đối tượng Đức và bị khởi tố về hành vi "buôn lậu". Bên cạnh đó, hai nhân viên hải quan KV4, ICD Phước Long là Nguyễn Bửi Quí (51 tuổi) và Mai Văn Sáng (46 tuổi) bị khởi tố về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ngoài ra, pḥng PC46 c̣n tiến hành bắt giữ một số đối tượng liên quan khác.
vnn