Vào những ngày cuối tháng 3-1975, các cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ đă có bản tiên đoán rằng Việt Nam Cộng Ḥa sẽ sụp đổ. Lúc bản đánh giá t́nh báo SNIE 53/14.3-75 thực hiện là ngày 27-3-1975, và bây giờ hồ sơ này đă giải mật, cho thấy tiên đoán từ phía Mỹ:
- VNCH sẽ thua, nếu chiến đấu kiên cường, cũng sẽ thua vào đầu năm 1976 (thực tế, 30-4-1975, là đầu hàng);
- Cộng quân sẽ tăng áp lực để đánh bại VNCH, nếu không có thay đổi chính trị tại Sài G̣n để mở đường cho một thương lượng mới với các điều kiện gần như đầu hàng.
Điểm chú ư rằng, nhóm chữ “các điều kiện gần như đầu hàng” (new settlement on near-surrender terms) trong hồ sơ giảỉ mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có vẻ như khó hiểu, cũng không có giải thích chi tiết, v́ chúng ta không rơ có nghĩa ǵ dị biệt giữa “đầu hàng” và “gần như đầu hàng.”
Như thế, dưới mắt Hoa Kỳ, không có cách nào cứu văn, dù là ông Thiệu có tuyên bố đánh tới cùng, hay ông Kỳ có kêu gọi tử thủ, hay ông Minh có mời gọi thương thuyết ḥa giải.
Hồ sơ đă giảỉ mật này viết ngày 27-3-1975, lúc đó nhiều tỈnh cao nguyên và Miền Trung đă thất thủ, chỉ c̣n giữ Đà Nẵng với các đơn vị nhiều tỉnh gần đó di tản về trong t́nh h́nh hỗn loạn, và hồ sơ này đoán Đà Nẵng sẽ mất trong vài ngaỳ tới.
Một điểm đặc biệt, hồ sơ giảỉ mật này cho biết, theo suy đoán từ phía t́nh báo Mỹ, lư do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra các quyết định tái phối trí, bỏ rơi bản doanh Quân Khu 2, rút nhiều đơn vị về phía Nam, là v́ ông Thiệu sợ bị đảo chính, nếu quyết định rút quân được thảo luận kỹ với các tướng. Quyết định di tản bất ngờ tới nổi, các tướng thân cận của ông Thiệu, và cả phía Mỹ cũng không biết trước cho tới khi ông Thiệu ra chỉ thị rút quân bỏ cao nguyên.
Hồ sơ SNIE 53/14.3-75 nói rằng, an ninh của chính phủ VNCH vào ngày 27-3-1975 đă bắt “một số người âm mưu đảo chánh,” nhưng Mỹ nhận định rằng việc ông Thiệu cho bắt mấy người này là để dằn mặt các thành phần đối lập, chứ họ không phải là hiểm họa nghiêm trọng ǵ cho ông Thiệu. Hồ sơ không nói rơ những người bị an ninh của ông Thiệu bắt là ai.
Hồ sơ mật này gồm 17 đoạn văn chính, chủ yếu đánh giá t́nh h́nh quân sự ở Nam VN.
Hồ sơ này đă giảỉ mật, hiện nằm trong các hồ sơ đối ngoạị Hoa Kỳ 1969-1976, viết tắt là FRUS.
Hồ sơ này có tên là SNIE 53/14.3-75, nằm trong “Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975, Document 195.”
Hồ sơ này viết ngày 27-3-1975, tuy nằm trong Bộ Ngoại Giao với số thứ tự “195. Special National Intelligence Estimate” (Đánh Giá T́nh Báo Quốc Gia Đặc Biệt. 195), nhưng bản gốc là của Sở T́nh Báo CIA, hồ sơ có tên:
“CIA, NIC Files, Job 79-R01012A, Box 497, SNIE 53/14-3-75, March 1975. Secret; Sensitive.”
Có thể trích dịch hồ sơ này ở một số ư chính như sau.
“T́nh h́nh đặc biệt là tuyệt vọng ở Quân Khu I. Chính phủ VNCH đă để mất toàn vùng 1 cho Cộng quân, và quân VNCH đang lui về quanh Đà Nẵng... Cộng quân có 2 sư đoàn mới xuất hiện ở phía tây thành phố này, chuẩn bị tấn công Đà Nẵng. Thêm nữa, Sư Đoàn Bắc Quân 320B -- một trong 5 sư đoàn trừ bị c̣n lại ở Hà Nội – đang tiến vào Nam...
T́nh h́nh quân sự ở Quân Khu 2 đang suy sụp nhanh chóng. VNCH đă bỏ 5 tỉnh cao nguyên, và nhiều phần lớn ở nhiều tỉnh khác, và quân VNCH không có vẻ có khả năng ḱnh với Cộng quân. Sư Đoàn 23 và 2 liên đoàn Biệt Động Quân của VNCH bị thiệt hại lớn ở tỉnh Đắc Lắc, và 5 trong 6 Liên Đoàn BĐQ di tản khỏi Kontum và Pleiku th́ tán loạn cả. Phần lớn đạn và nhiên liệu bỏ cả ở Kontum và Pleiku. Cộng quân tấn công vào đoàn quân di tản đă phá hủy hay gây hư hại hàng trăm chiến cụ, và quân VNCH bỏ phần nhiều thiết bị quân sự dọc đường -- tất cả các th7ú đó cần để bảo vệ các vùng thấp ven biển...
... Nha Trang có lẽ sẽ thất thủ...
Ở phía Nam
...Quân VNCH đang rút khỏi tỉnh B́nh Long và đă thảm bại ở tỉnh B́nh Dương. Cộng quân tới giờ c̣n tránh tấn công thẳng vào Tây Ninh, nhưng nhiều sư đoàn Cộng quân và các lữ đoàn đcộ lập đang tiến tới, tăng áp lực vào quân VNCH từ 3 hướng... VNCH đang cứu xét bỏ rơi Tây Ninh để rút về tuyến pḥng thủ mới ở phía đông nam tỉnh này...
Nơi vùng đồng bằng tam giác (tức Miền Tây), lúc này tương đối ổn định. Nhiều đơn vị Cộng quân đă thiệt hại nặng trong các trận đánh hồi giáp năm (VB: bản văn ám chỉ, cuối năm 1974) nhưng bây giờ đang tái hồi phục...”(hết trích dịch)
Bây giờ là phần 2 của hồ sơ, được CIA đặt tiêu đề là “Ảnh hưởng của Chiến Lược của TT Thiệu.”
Bản văn nói, ông Thiệu di tản có lẽ để tập trung quân về vùng đông d6an ven bển và quanh Sài G̣n, v́ cảm thấy đă rải quân mỏng trong khi Bắc quân vào quá đông, và trong khi quân viện từ Hoa Kỳ co cụm.
CIA phên tích, Ông Thiệu giữ quyết định di tản bí mật tới giờ chót mới nói với cac1 tư lệnh như chuyện đă rồi v́ “ông ta có thể ngăn trước bất kỳ âm mưu đaỏ chánh nào từ phía các tướng, hay một sự từ chối trực tiếp thi hành lệnh của ông.” (đoạn văn thứ 6 trong hồ sơ)
Quyết định di tản bất ngờ thật tai hại, v́ gây hỗn loạn, hâù hết quân VNCH ly tán, không liên lạc với nhau được, và chỉ giữ tinh thần di tản, một số đơn vị đă từ chối tác chiến.
Trong ghi chú số (2), bản văn CIA nói, ông thiệu ra lệnh bắt một số người “âm mưu đaỏ chánh” vào ngày 27-3-1975, nhưng CIA nói có lẽ chỉ để cảnh cáo phía đối lập, v́ nhóm bị bắt chẳng nguy hiểm ǵ. Bản văn không nói nhóm bị bắt là ai.
Trong phần Viễn Ảnh, hồ sơ mật này trong đoạn 14 nói, “Tóm gọn, t́nh h́nh quân VNCH rút lui đă dẫn tới thảm bại lớn.”
Trong đoạn 17, hồ sơ nói rằng quân VNCH c̣n kiểm soát Miền Tây và Sài G̣n, bản văn viết:
“...Như thế, quân VNCH đối diện với áp lực Cộng quân từ một vị trí yếu kém hơn là chúng tôi ước tính trước đây, với kết quả nhiều phần là sẽ thất thủ vào đầu năm 1976. Cộng quân sẽ tăng áp lực quân sự để đè bẹp chính phủ VNCH, trừ phi có các thay đổi chính trị tại Sài G̣n để mở đường cho một thương lượng mới với các điều kiện gần như đầu hàng.”
Đoạn 17 là đoạn cuối cùng của hồ sơ này.
Như thế, tuy hồ sơ tiên đoán VNCH sẽ sụp đổ vào đầu năm 1976, thực tế, chỉ mấy tuần sau, VNCH không thể chống cự nổi khi Bắc quân tấn công vào Sài G̣n. Vào những ngày cuối tháng 4-1975, sau khi ông Thiệu tự di tản ra hải ngoại, nhiều tướng lănh và quan chức đă rời chức vụ để cũng ra ngoại quốc.
Nhà quân sử Vương Hồng Anh đă viết trên Việt Báo về những ngày cuối tháng 4-1975 của quân lực VNCH trong bài tưạ đề “Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH Cuối Tháng 4/1975” trích như sau:
“...Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không phá vỡ được các chốt chận của Cộng quân tại cầu Nhị Thiên Đường (khu vực này bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng ngày 29/4/1975).
Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi th́ kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo kích nặng nề nên phát nổ nhiều nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ huy Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại Cát Lái và bắn vào cầu tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.
Tại cụm pḥng tuyến khu vực từ ngă tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; B́nh Thới-Ngă ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha Cả, đơn vị Dù pḥng ngự tại đây đă nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người lính Dù không hề nao núng, b́nh tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.
* Trận chiến quanh Bộ Tổng Tham Mưu và ṿng đai Sài G̣n
Tại ṿng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy Dù do thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đă dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đă bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch ra khỏi trận địa.
Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài G̣n và Biên Ḥa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong t́nh trạng sẵn sàng ứng chiến để chận đánh Cộng quân.
Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đă dùng trực thăng bay quan sát t́nh h́nh, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.
* Chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù và trận đánh cuối cùng
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng Tham Mưu, th́ vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh ṿng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Nhảy Dù đă lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng, đă ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lănh và các đại tá đă họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch pḥng thủ Tổng hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không c̣n ai.
Trước t́nh h́nh đó, Thiếu tá Tài đă bốc điện thoại quay số gọi về văn pḥng Tổng Thổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đă trả lời: “Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống”. Vài giây sau, Thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy: “Đại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện ǵ đó?” Thiếu tá Tài tŕnh bày: “Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu th́ có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đă liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định.” Tướng Minh trả lời: “Các em chuẩn bị bàn giao đi!” Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại: “Bàn giao là như thế nào thưa đại tướng, có phải là đầu hàng không?” Tướng Minh đáp: “Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập.” Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay: “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống.” Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp: “Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở bộ Tổng Tham mưu.” Tướng Minh trả lời: “Tùy các anh em!”
Theo lời thiếu tá Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đă găp trung tá Vơ Ngọc Lan-liên đoàn trưởng Liên đoàn pḥng vệ Tổng thống Phủ. Trung tá Lan nói với Thiếu tá Tài: “Lúc đó, moa đứng cạnh ông tướng Minh, moa nghe toa nói vào cứu Tổng thống.” Thiếu tá Tài giải thích: “Tổng thống là vị lănh đạo tối cao của quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy quân đội.”...”(hết trích)
Nhưng than ôi, Bộ Tổng Tham Mưu không c̣n ai nữa. Tướng Dương Văn Minh thấy xe tăng tới ngay cổng Dinh Độc Lập rồi... Chỉ c̣n cách đầu hàng để tiết kiệm xương máu thôi.
VB
|
|