Hải sản là món ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của rất nhiều người. Nhưng không phải ăn cũng biết rằng hải sản sẽ rất nguy hiểm nếu ăn không đúng cách.
Trong cua sống có kí sinh trùng đỉa phổi, khi ăn vào nó sẽ sống kí sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà c̣n có thể xâm nhập lên năo, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt.
Tránh ăn hải sản kèm với hoa quả, bởi một số loại khi tương tác với nhau gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vỏ động vật khi bị chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người.
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C.Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ.
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (một loại trùng hút máu phổi, c̣n gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh “đỉa phổi”.
Loại lungfluke kư sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà c̣n có thể xâm nhập lên năo, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt.
Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống… c̣n dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới được ăn, phải qua đun sôi tối thiểu 20-30 phút.
Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt.
Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và can i này tạo thành canxi không ḥa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Các món ăn từ hải sản cũng là những thực đơn “kiêng kỵ” đối với những người bị bệnh gout, bệnh viêm khớp do tăng axit uric trong máu và gây lắng động các thể purin ở khớp (thường ở ngón chân cái).
Đây là căn bệnh được mệnh danh là “bệnh nhà giàu” do chế độ ăn nhiều thịt, hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu.
Người thừa cân, béo ph́ nguy cơ bị gout cung cao. Nếu không tiết chế kịp thời th́ đến một lúc nào đó sẽ khiến cho bệnh nhân đau đớn.
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
Nếu bạn chỉ ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ hải sản c̣n tươi sống, sau chế biến ăn ngay, không có khâu nào trong giai đoạn từ lúc chế biến đến bàn ăn bị ô nhiễm, th́ chắc chắn sẽ không bị ngộ độc hải sản do các loại vi trùng.
Các hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi c̣n sống tới khi bạn mua và chưa quá hạn sử dụng.
Nếu phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú thường xuyên ăn đồ hải sản th́ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7 đến 14 tuổi mới xuất hiện.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế ăn đồ hải sản, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.
vnn
|