Theo tin từ gia đ́nh Blogger Điếu Cày th́ lúc 10:40 phút tối ngày 21/10 ông từ Hong Kong gọi điện về gia đ́nh thông báo ông đang quá cảnh ở Hong Kong trên đường sang Mỹ.
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Chị Dương Thị Tân xác nhận tin này với VOA Việt ngữ:
“Cuộc gọi lúc 10:40 phút giờ Việt Nam, ông ấy chỉ nói được mấy câu rằng ông vừa xuống Hong Kong và người ta đưa ông đi Mỹ. Ông chỉ kịp thông báo cho mọi người ở nhà biết như vậy thôi, không kịp thời gian để nói thêm. Ông bảo ông mượn điện thoại của người ta, ông chỉ nói được 3, 4 câu vậy thôi là cúp.”
Tổ chức Phóng viên Không biên giới chuyên bảo vệ quyền tự do thông tin và báo chí trên toàn cầu có trụ sở ở Pháp hoan nghênh việc blogger Điếu Cày được trả tự do, nhưng lưu ư thế giới đừng quên rằng tại Việt Nam vẫn c̣n hàng chục blogger, kư giả mạng, và các ng̣i bút độc lập đang bị tù đày nghiệt ngă chỉ v́ thực thi quyền tự do bày tỏ ư kiến và thể hiện quan điểm trái với nhà nước.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái B́nh Dương của RSF nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi dĩ nhiên rất vui mừng khi nghe tin Điếu Cày được trả tự do. Giờ đây chúng tôi có thể thôi phải lo lắng cho sức khỏe của ông bị đe dọa do thực trạng bạc đăi khắc nghiệt trong trại giam. Chúng tôi hy vọng ông không bị cách ly với người thân thêm lâu nữa và rằng sẽ sớm có giải pháp giúp gia đ́nh ông đoàn tụ với nhau sau hơn 6 năm rưỡi xa cách. Việc Điếu Cày được thả là một tin tốt. Chúng tôi cảm kích trước sự can thiệp cho vụ phóng thích này, nhưng chúng tôi c̣n đợi xác minh thông tin xem nguyên do dẫn tới việc này như thế nào. Chúng tôi muốn nhắc nhớ rằng hiện ở Việt Nam c̣n 26 người cung cấp thông tin độc lập vẫn đang bị giam cầm. Những blogger, những nhà báo trên mạng đó cũng xứng đáng phải được phóng thích. Bản án Việt Nam dành cho họ cũng phi lư, phi pháp, trái với Công ước Liên hiệp quốc về các quyền con người như bản án của Điếu Cày. Chúng tôi muốn kêu gọi cộng đồng quốc tế chớ quên hàng chục ng̣i bút độc lập khác đang bị cầm tù sai trái tại Việt Nam.”
*********
Phỏng vấn vợ blogger Điếu Cày vào lúc 9:30 tối 21/10
Gia đ́nh một blogger nổi tiếng ở Việt Nam vừa được một nguồn tin đáng tin cậy thông báo thân nhân của họ tối nay đă được đưa thẳng từ nhà giam ra sân bay Nội Bài trong một động thái có phần chắc là trục xuất ngay sau khi phóng thích trước thời hạn.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ lúc 9:30 tối nay (21/10), vợ blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), cho biết chồng chị ‘bị ép ra đi trong một bối cảnh bí mật, vội vàng, gia đ́nh không hề được thông báo trước’ sau 6 năm rưỡi thi hành bản án 12 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’, một bản án bị quốc tế và giới bảo vệ nhân quyền tố cáo là nhằm trả đũa các hoạt động của ng̣i bút cổ xúy dân chủ-nhân quyền và phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.
Chị Dương Thị Tân: Thông tin gia đ́nh chúng tôi nhận được rất hạn chế. Một nguồn tin độc lập rất đáng tin cậy, một người có uy tín nhắn cho biết ông Hải đang trên đường ra sân bay Nội Bài. Một tiếng sau đó, cũng người đó nhắn lại rằng ông Hải đă ngồi trên máy bay và máy bay chuẩn bị cất cánh.
VOA: Thông tin đầu tiên gia đ́nh nhận được lúc mấy giờ hôm nay?
Chị Dương Thị Tân: Gần 7 giờ tối.
VOA: Đă 2 tiếng rưỡi kể từ khi có thông tin đó. Gia đ́nh có liên lạc với chính quyền để xác nhận thông tin này?
Chị Dương Thị Tân: Có liên lạc với những nguồn tin mà ḿnh có thể tham khảo được th́ hầu như là không ai trả lời ǵ cả. Tôi cũng thông báo cho một số anh em ngoài Hà Nội, họ cũng tích cực đi xác minh thông tin và một số bạn đă chụp được h́nh ảnh của đại diện bên Đại sứ Hoa Kỳ đang làm thủ tục ở sân bay. Nguồn tin th́ rất đáng tin cậy rồi, thế nhưng tôi cũng không được vui khi ông Hải bị ép ra đi trong một bối cảnh rất bí mật, vội vàng, và gia đ́nh không hề được biết, không được thông báo trước, cũng không được những người đại diện của Đại sứ quán Mỹ hay nhà cầm quyền Việt Nam thông báo.
VOA: Mức độ chính xác của thông tin này cho tới giờ phút này, theo chị đánh giá, bao nhiêu phần trăm có thể tin chắc mọi chuyện đă diễn ra như vậy?
Chị Dương Thị Tân: Ḿnh có thể tin chắc việc này.
VOA: Trước nay gia đ́nh chắc cũng có giữ liên lạc với Ṭa lănh sự hoặc Đại sứ quán Hoa Kỳ. Gia đ́nh có thử liên lạc với họ để hỏi thăm thông tin?
Chị Dương Thị Tân: Họ cũng rất thận trọng. Sự thận trọng của họ là đúng nhưng ở những lúc chưa thể khẳng định thôi, chứ c̣n đến những lúc như thế này rồi th́ đúng ra họ phải cho gia đ́nh biết. Nhưng họ cũng không cho biết, ḿnh cũng rất lấy làm buồn. Con gái ḿnh đă 6 năm rưỡi nay chưa được nh́n thấy bố. Bây giờ họ đưa đi thế này không biết bao giờ cháu mới lại được nh́n thấy bố.
VOA: Lần cuối cùng gia đ́nh được thăm gặp blogger Điếu Cày là cuối tháng 9?
Chị Dương Thị Tân: Đúng vào ngày 28/9.
VOA: Tại cuộc gặp lần đó, blogger Điếu Cày cũng đă cho biết một số thông tin liên quan dù chưa chắc chắn. Hôm nay, khi nhận được tin này, cảm giác của chị thế nào?
Chị Dương Thị Tân: Ḿnh chuẩn bị tâm lư là họ phải thả ông Hải, chứ ḿnh không nghĩ là một sự ra đi vội vàng, bí mật thế này. Ḿnh cũng không lường đến đâu. Cách ra đi thế này chưa từng có. Hoa Kỳ có thể đă mang rất nhiều người đi rồi. Thế nhưng, chưa bao giờ có trường hợp nào như thế này cả.
VOA: Vài trường hợp trước đây khi phóng thích-trục xuất tù nhân lương tâm ra khỏi nước có người thân đi kèm. Việc này hoàn toàn không xảy ra với thân nhân Điếu Cày, gia đ́nh có cảm nghĩ thế nào?
Chị Dương Thị Tân: Ḿnh rất bàng hoàng. Ông Hải vừa trong tù ra, 6 năm rưỡi với một người tù đặc biệt như ông Hải không hề được tiếp cận với bất cứ một nguồn thông tin nào cả mà bây giờ lại phải ra đi đến một nơi xa lạ, xa xôi như thế không có người thân nào đi cùng. Ở Mỹ, gia đ́nh ḿnh không có thân nhân. Rất nhiều lo lắng.
VOA: Giữa hai trường hợp với blogger Điếu Cày: một là măn hạn tù 12 năm trở về với gia đ́nh, hai là được can thiệp phóng thích sớm và trục xuất ra khỏi nước kiểu này. Trong hai trường hợp đó, theo chị, trường hợp nào tốt hơn cho blogger Điếu Cày?
Chị Dương Thị Tân: Mỗi cách đều có vấn đề của nó. Ông Hải mà ở hết hạn tù th́ đương nhiên vị thế của ông trong mắt bạn bè và giới đấu tranh dân chủ rất tốt, như là một tấm gương, một niềm khích lệ cho anh chị em. Nhưng ngược lại, nó lại có những nguy hiểm ŕnh rập. Như cô thấy, thời gian gần đây một số tù nhân được thả ra thường là đau ốm, bệnh tật, cũng có những trường hợp ra tù không lâu th́ chết. Việc ra đi như hôm nay th́ tốt về vấn đề đỡ phải lo toan cho sinh mạng của ông trong tay họ. Nhưng ngược lại th́ có những lo âu.
VOA: Có ư kiến cho rằng Hoa Kỳ can thiệp cho tù nhân lương tâm Việt Nam là điều rất tốt, nhưng cũng có người nói sự can thiệp kiểu này không có tác dụng lâu dài, nhiều khi c̣n lợi bất cập hại, ảnh hưởng đến hoàn cảnh chung của phong trào dân chủ Việt Nam khi ai đấu tranh đến một mức nào đó th́ cũng phải ra đi khiến con đường tương lai dân chủ Việt Nam nh́n chung chưa mấy được sáng sủa. Ư kiến riêng của chị, một người trong cuộc, thế nào?
Chị Dương Thị Tân:Tốt cho cá nhân, nhưng không tốt cho phong trào chung. Thực tế mà nói cách ngoại giao con tin, cách mặc cả đổi chác bằng chính con dân của ḿnh th́ trên thế giới này không một quốc gia nào sử dụng chiêu bài này cả. Họ làm tổn hại đến quốc thể, một sự sỉ nhục quốc gia, khi mặc cả-đánh đổi những tù nhân lương tâm lấy những thứ họ cần.
VOA: Một lời chia sẻ góp ư, một tiếng nói từ thân nhân tù nhân lương tâm trong nước được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp, chị sẽ nói ǵ với chính phủ Mỹ?
Chị Dương Thị Tân: Về mặt cá nhân, về mặt gia đ́nh, tôi thay mặt ông Hải gửi lời cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng với cách can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ th́ hầu như họ cứ bật đèn xanh để cho chính phủ Việt Nam làm những việc tương tự trong tương lai. Con đường đấu tranh chắc c̣n gian nan nhiều lắm. Thay v́ ủng hộ chúng tôi th́ phải bằng những cách khác như giám sát, chế tài và làm những việc khác quyết liệt hơn chứ không phải là mang đi từng người, từng người một. Nhưng trước mắt, về khía cạnh gia đ́nh, tôi có lời tri ân đến chính phủ Hoa Kỳ v́ đă giúp đỡ một hoàn cảnh rất khắc nghiệt, rất đau thương là thân nhân gia đ́nh tôi đi thoát khỏi những nơi chốn như vậy. Nhưng về vấn đề chung th́ thật sự cũng không mấy vui.
VOA: Cảm ơn chị rất nhiều v́ thời gian dành cho cuộc trao đổi này.
Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những tên tuổi hàng đầu trong danh sách những nhà hoạt động ôn ḥa mà thế giới thúc giục Hà Nội trả tự do.
Ông là một trong những người đi đầu trong các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc đầu tiên tại Việt Nam và cũng là một trong những ng̣i bút tiên phong trong phong trào báo chí công dân, sáng lập ra Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong đất nước không có báo chí tư nhân và thông tin-truyền thông bị kiểm duyệt gắt gao.
Ông từng nhận Giải thưởng Hellman-Hammett năm 2009 của tổ chức Human Rights Watch dành cho các ng̣i bút can đảm bất chấp đàn áp chính trị.
Ông từng đoạt Giải Tự do Báo chí Quốc tế 2013 do Ủy ban Bảo vệ Kư giả trao tặng.
Ông cũng từng được đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới 2012 khi nhắc tới những ng̣i bút bị tù đày v́ đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền.
Trường hợp của ông được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, và các bản án Việt Nam đă tuyên phạt ông lần lượt từ 2, 5 năm tù về tội trốn thuế cho tới 12 năm tù về vi phạm điều 88 Bộ luật H́nh sự bị thế giới xem là bằng chứng của sự vi phạm trầm trọng các quyền căn bản của công dân.
Người được Ân xá Quốc tế gọi là tù nhân lương tâm từng tuyệt thực 33 ngày hồi năm ngoái để phản đối những sai trái, bất công trong trại giam.
VOA