Theo ghi nhận của BBC, trong giới đối lập Nga, Boris Nemtsov là một nhân vật "có sức lôi cuốn" trong giới chính trị Nga, một nhà cải cách tự do nổi lên từ thời cựu Tổng thống Boris Yeltsin, và cũng là một người chỉ trích kịch liệt chính sách của Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin.
Con đường chính trị đối lập
Nh́n lại sự nghiệp chính trị với nhiều thăng trầm của Boris Nemtsov, sau khi rời nghị viện vào năm 2003, Cựu phó Thủ tướng Nga đă đặt nền móng cho một loạt các phong trào đối lập trong nước, trong đó điển h́nh là Đảng Cộng ḥa Nga - Đảng Tự do Nhân dân (RPR-PARNAS), nơi ông giữ chức đồng chủ tịch từ năm 2012.
Ông Nemtsov từng chỉ trích Tổng thống Putin v́ vai tṛ của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nền kinh tế đi xuống của nước này, cũng như các vụ tham nhũng xảy ra trong quá tŕnh chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông tại Sochi năm 2014.
Ông Nemtsov cũng là một trong những thành viên dẫn đầu phong trào tự do Solidarnost, bên cạnh các nhân vật nổi tiếng khác trong giới đối lập như luật sư Alexei Navalny và đại kiện tướng cờ vua Garry Kasparov.
Phong trào này đóng vai tṛ nổi bật trong cuộc biểu t́nh quy mô lớn của phe đối lập tại thủ đô Moscow sau cuộc bầu cử năm 2011. Với việc tham gia vào cuộc biểu t́nh nói trên, ông Nemtsov đă bị bắt và phải ngồi tù 15 ngày.
Boris Nemtsov bị cảnh sát bắt sau vụ biểu t́nh tại Moscow năm 2011. Ảnh: AFP.
Tuy là một nhân vật đối lập hàng đầu, nhưng ông Nemtsov không phải lúc nào cũng đồng t́nh với quan điểm của một số thành viên khác trong phe phái.
Năm 2011, một số đoạn băng bị tiết lộ đă ghi lại việc ông Nemtsov gọi một số thành viên phe đối lập là "một lũ chuột" và "những con chim cánh cụt sợ sệt". Tuy nhiên, t́nh tiết này không gây ra rạn nứt đáng kể nào trong nội bộ phe đối lập.
Ứng viên Tổng thống
Sau thất bại trong cuộc tranh cử Tổng thống vào năm 1989, Boris Nemtsov đă được đề cử vào nghị viện Nga một năm sau đó.
Ông đă sát cánh bên cựu Tổng thống Boris Yeltsin trong suốt những sóng gió năm 1991. Ông Yeltsin sau đó đă tưởng thưởng cho sự trung thành của ông Nemtsov bằng chiếc ghế thống đốc vùng Nizhny Novgorod.
Khi đó, Nemtsov, với năng lực của ḿnh, đă biến Nizhny Novgorod trở thành đầu tàu trong ngành công nghiệp quân sự tại nga, và là một điểm đến ưa thích với các nhà đầu tư nước ngoài.
Cựu Tổng thống Boris Yeltsin (giữa) và Boris Nemtsov (phải). Ảnh: UIG
Năm 1997, ông được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng phụ trách cải cách nền kinh tế. Tuy nhiên, sau này ông Nemtsov nói rằng ông hối hận v́ đă đảm đương chức vụ này, v́ chính nó đă đánh dấu sườn dốc bên kia trong cuộc đời chính trị của ông.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tháng 8/1998 đă không chỉ lấy đi chiếc ghế của Boris Nemtsov trong chính phủ, mà cùng với đó c̣n là tham vọng lănh đạo nước Nga của ông.
Trở lại bất thành
Năm 1999, Nemtsov đánh dấu sự trở lại chính trường với việc thành lập đảng Liên minh các Lực lượng Cánh hữu (SPS), cùng với hai nhà tự do chủ nghĩa khác là Anatoly Chubais và Yegor Gaidar.
Ban đầu, đảng này đă gặt hái được một số thành công nhất định, trong đó có việc giành 10% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tháng 12/1999, qua đó trở thành một thế lực có tiếng nói trong nghị viện Nga.
Tuy nhiên, một vài năm sau đó, quan điểm của đảng này với Tổng thống mới của Nga khi đó là Vladimir Putin đă chuyển từ ủng hộ có điều kiện thành phản đối công khai. Điều này đă khiến đảng do ông Nemtsov lănh đạo mất đi nhiều người ủng hộ.
Hệ quả là năm 2003, đảng SPS đă không thu được đủ 5% lượng phiếu bầu để có thể tiếp tục có chân trong nghị viện. Ông Nemtsov từ chức và chuyển sang sự nghiệp kinh doanh.
Boris Nemtsov trong một cuộc diễu hành của phong trào tự do Solidarnost. Ảnh: TASS
Sau đó, ông cũng nhiều lần t́m cách tập hợp các nhà tự do chủ nghĩa nước Nga để trở lại chính trường, tuy nhiên tất cả những cố gắng của ông đều không đem lại kết quả.
Năm 2011, với việc tham gia vào phong trào Solidarnost nói trên cùng với danh tiếng trong quá khứ, Boris Nemtsov một lần nữa trở thành một nhân vật có tiếng trong giới đối lập, nhưng "ánh hào quang" này không kéo dài được lâu.
Trong vài năm qua, thanh thế của ông đă sụt giảm nhiều. Nhưng dù không c̣n được xem là một nhân vật có tầm ảnh hưởng trong chính trường Nga, cái chết của Boris Nemtsov hôm nay vẫn là một sự kiện gây chấn động và là dấu hỏi lớn nhất trên toàn lănh thổ Nga và thế giới.
VietSN© sưu tập