Sức khỏe của bạn phụ thuộc rất nhiều vào điều mà bạn không ngờ tới này…
Cẩn thận kẻo bạn sẽ phải hối hận…
Hăy dừng lại ngay thói quen này trước khi quá muộn!
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đă t́m thấy một số thành phần trong*kem chống nắng có thể làm cho một người đàn ông vô sinh bằng cách phá vỡ các tế bào tinh trùng. Gần 1/2 các thành phần được sử dụng để ngăn tia UV trong kem chống nắng có tác dụng giống như hormone progesterone của nữ giới, nó*có thể dễ dàng xâm nhập vào máu qua da khiến cho cấu trúc tế bào của tinh trùng bị phá vỡ.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đă t́m thấy rằng kem chống nắng có thể gây vô sinh ở nam giới bằng cách phá vỡ các tế bào tinh trùng (Ảnh minh họa)
Niels Skakkebaek, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch), cho biết phát hiện này khiến nhiều người lo ngại. “Kết quả nghiên cứu có thể giải thích phần nào lư do nhiều người vô sinh nhưng không rơ nguyên nhân”, giáo sư cho biết.
Giáo sư Skakakkebaek và các đồng nghiệp đă tiến hành thử nghiệm tác động của 29/31 thành phần ngăn tia UV trong các kem chống năng phổ biến ở Mỹ, Châu Âu lên tinh trùng. Các mẫu tinh trùng thử nghiệm là tinh trùng khỏe mạnh, được thu thập từ những người có*sức khỏe tốt.
Khi thử nghiệm tác hại của hóa chất lên tinh trùng, các nhà khoa học đặt tinh trùng vào điều kiện y hệt trong ống dẫn trứng của*phụ nữ.
Kết qủa thử nghiệm cho thấy, 9 trong số 13 thành phần ngăn ngừa tia UV có tác dụng giống như hormone progesterone, gây rối loạn nội tiết tố, làm gián đoạn hoạt động của các tế bào tinh trùng, khiến tinh trùng di chuyển chậm. Khi một tế bào tinh trùng gặp progesterone, dẫn đến lượng ion canxi (chất đóng vai tṛ cung cấp năng lượng để tinh trùng di chuyển và tiếp cận với trứng)*tăng mạnh khiến tinh trùng không thể kết hợp với trứng.
Một số hóa chất trong kem chống nắng ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng gồm Avobenzone (thành phần chống tia UV quan trọng nhất), Homosalate, meradimate, Octisalate (octyl salicylate), Octinoxate (hoặc octyl methoxycinnamate), octocrylene , Oxybenzone (benzophenone-3 hoặc BP-3) và Padimate.
Các thành phần nguy hiểm trên cũng tồn tại trong các sản phẩm chăm sóc da như phấn trang điểm, kem dưỡng ẩm, son dưỡng môi.
Mặc dù mục đích của các thành phần ngăn ngừa UV là để giảm số lượng các tia cực tím của mặt trời tiếp xúc với da, tuy nhiên một số thành phần lại được cơ thể hấp thu quá nhanh qua da.
Hiện tại giáo sư Skakkebaek đang kêu gọi tiến hành các nghiên cứu lâm sàng để điều tra xem các thành phần ngăn tia UV trong kem chống nắng ảnh hưởng *như thế nào đến khả năng sinh sản của con người.