Cái thợ Nail ở Mỹ đúng là ăn nên làm ra, nhưng họ nhận lại là những hóa chất vào người. Nhiều bệnh tật cũng dễ sinh ra, câu nói "sinh nghề tử nghiệp" cũng là vậy. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Do ảnh hưởng từ hóa chất trong thuốc làm móng, những người thợ đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh ở hệ hô hấp, dị ứng da và thậm chí ung thư.
California là một trong những bang có nhiều người gốc Việt sinh sống tại Mỹ. Los Angeles Times đă thống kê về số lượng thợ làm móng tại bang vào năm 2012. Theo kết quả thống kê, khoảng 120.000 kỹ thuật viên chăm sóc móng đang hoạt động tại 48.000 tiệm ở California. Người gốc Việt chiếm đến 80% số họ. Trên phạm vi nước Mỹ, tỷ lệ thợ làm nail là người gốc Việt có thể đến 45%.
Học viên có thể nhận chứng chỉ hành nghề sau một năm. Ngôn ngữ của khóa học là tiếng Việt. Kỹ thuật viên cũng không cần thông thạo tiếng Anh ngoài việc phục vụ khách hàng chu đáo”, cô Duyen Tran, giáo viên tại một cơ sở đào tạo chăm sóc móng, cho biết. Chị dâu, d́ và các chị, em họ của Duyen đều làm nail. Bản thân Duyen cũng thường xuyên quanh quẩn ở các cửa tiệm chăm sóc móng khi c̣n nhỏ.
Phuoc Dam, 61 tuổi, đă gắn bó với nghề làm nail hơn 25 năm. Ông mở một tiệm tại thành phố Brea. Do thấu hiểu những rủi ro của người thợ làm móng khi phải tiếp xúc với hóa chất cả ngày, ông cố chọn mua những loại thuốc ít độc hại, xây dựng cửa tiệm thông thoáng và cho phép nhân viên đeo găng tay khi cần.
“Tôi thực sự lo lắng về sức khỏe những người làm việc cùng tôi, đặc biệt là vợ tôi”, ông Dam nói với Los Angeles Times. Vợ của ông là một trong những kỹ thuật viên tại cửa tiệm. Bà thường xuyên cảm thấy đầu đau và choáng váng.
Cô Hue Nguyen trở thành thợ làm nail tại khu vực Vịnh San Francisco từ năm 2004. Khi mới tới Mỹ, làm nail là công việc dễ dàng nhất đối với Hue v́ kỹ thuật không khó và không phải biết tiếng Anh. Nhưng không lâu sau khi hành nghề, Hue thường xuyên chóng mặt và nhức đầu.
Năm 2008, cô phát hiện bệnh ung thư vú. “Tôi nghĩ rằng căn bệnh liên quan đến những hóa chất trong các lọ nước sơn hoặc tẩy rửa”, Hue nói. Cô khẳng định sức khỏe của cô từng rất tốt trước khi bắt đầu công việc, đồng thời hối tiếc v́ không chọn công việc khác.
“Cái giá của công việc này quá đắt”, Hue thổ lộ.
Những căn bệnh nguy hiểm
Năm 2012, Cơ quan Kiểm soát Thành phần Độc hại bang California phát hiện một số hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong một số sản phẩm mà đơn vị sản xuất khẳng định là an toàn. Formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate là “bộ ba” đáng sợ nhất trong số đó.
Tiến sĩ Thu Quach – một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Pḥng chống Ung thư ở bang California – cho biết “bộ ba đáng sợ” gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe của cả kỹ thuật viên lẫn khách hàng. “Mỗi đợt tích tụ với liều lượng nhỏ sẽ trở nên đáng kể nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với nó”, bà Quach nói.
Formaldehyde trong sơn móng tay (có tác dụng làm cứng móng) khiến người thợ khó thở, hen suyễn, dị ứng ở một số bộ phận và thậm chí gây ung thư. Chất toluene, thành phần phổ biến trong các lọ sơn móng, có thể gây tổn thương gan và thận, khiến trẻ em mắc dị tật bẩm sinh.
Ngoài 3 chất độc hại chủ yếu, nhiều hóa chất khác khiến sức khỏe suy giảm nếu tiếp xúc quá nhiều. Nếu hít nhiều chất acetone trong nước tẩy rửa móng, con người sẽ nhức đầu, chóng mặt, da và cổ họng bị kích ứng. Chất acetonitrile mà người ta dùng để bóc keo gắn móng tay giả có thể khiến người thợ nôn mửa và gặp vấn đề về hệ hô hấp. Nguy hiểm hơn, chất ethyl methacrylate sử dụng trong việc làm móng tay giả có thể ảnh hưởng đến thai nhi củả nữ giới.
Alo Úc